Từ những năm 80 của thế kỷ XX, giới phân tích kinh tế thế giới đã cảnh báo về tình trạng phát triển mất cân đối của Thái Lan. Đến đầu thập kỷ 90, nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nớc đã chỉ ra những nguy cơ có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan. Đặc biệt, giữa năm 1995, các nhà kinh tế trong nớc đã khẩn thiết đề nghị Chính phủ tiến hành cải cách một số lĩnh vực kinh tế, trong đó có việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, những đề nghị cải cách ấy đã không đợc thực hiện và phải đến cuối năm 1996 trở đi khi nguy cơ mất giá của đồng Bạt ngày càng trở nên rõ ràng hơn thì Chính phủ mới có những động thái cải cách. Rõ ràng đây là cơ hội dành cho giới kinh doanh và đầu cơ tiền tệ đa ra những dự tính để trục lợi.
Vào cuối năm 1996, thị trờng chứng khoán Thái Lan đã có dấu hiệu suy sụp (chỉ số thị trờng chứng khoán giảm 40%), khách hàng đua nhau rút tiền ra khỏi các công ty tài chính (1,2 tỷ USD đã bị rút ra chỉ trong vòng tháng 3 năm 1997). Đặc biệt ngày 2 - 3 - 1997, thị trờng chứng khoán Băng Cốc đã phải tạm thời đóng cửa một ngày. Lợi dụng tình hình hỗn loạn của thị trờng tài chính Thái Lan, giới đầu cơ chứng khoán đã nhảy vào kiếm lợi. Họ nhanh chóng bán phá giá cổ phiếu và chuyển tiền ra nớc ngoài mua USD. Hàng trăm công ty tài chính của nớc ngoài sẵn sàng tham gia vào cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan bằng cách bán đổ bán tháo đồng Bạt để tích trữ USD. Nhiều tập đoàn tài chính - ngân hàng vốn là đối tác kinh tế của Thái Lan không còn cách nào khác cũng phải nhanh chóng thu hồi vốn trong khả năng có thể để tránh rủi ro. Mặc dù đất nớc rơi vào tình trạng khủng hoảng nhng không ít kẻ đã lợi dụng cơ hội này để kiếm đợc những nguồn lợi không nhỏ. Điều này cũng phản ánh năng lực quản lý yếu kém của Chính phủ Thái Lan trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô. Những biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách Thái Lan đa ra vào thời điểm đó nh can thiệp mạnh vào thị trờng ngoại hối, bảo lãnh cho các ngân hàng
chống đợc nạn đầu cơ mà trái lại còn kích thích đầu cơ chứng khoán, đẩy lãi suất trong nớc lên cao, hạn chế việc khuyến khích các công ty tài chính và ngân hàng (hiện đang thua lỗ) cải cách và thay đổi các hoạt động mạo hiểm của họ. Cuối cùng, tất cả các biện pháp đó đã phải trả giá một giá rất đắt: “dự trữ ngoại tệ của ngân hàng Trung ơng Thái Lan (BOT) đã giảm mất 5 tỷ USD xuống còn 33 tỷ USD chỉ trong vòng có 1 tháng” [50; 37]. Thái Lan đã thực sự rơi vào tình trạng “trong phá ngoài công”, lại không có sự trợ giúp vì thị trờng các nớc trong khu vực nh Malaixia, Philíppin, Inđônêxia cũng đang ở trong tình trạng t- ơng tự. Có thể nói nạn đầu cơ là giọt nớc cuối cùng đã làm “tràn cốc nớc vốn đã đầy của nền kinh tế Thái Lan” [77; 44]. Ngày 2 - 7 - 1997, Chính phủ Thái Lan phải tuyên bố thả nổi đồng Bạt, chấm dứt thời kỳ chế độ tỷ giá hối đoái cố định kéo dài gần 14 năm.
Nh vậy, tuy không phải là nguyên nhân chính nhng đầu cơ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng hoảng. Sự mất giá của đồng Bạt và tệ nạn đầu cơ tràn lan đã chứng minh rằng chính sách tiền tệ của ngời Thái là một hớng đi mạo hiểm và không bền vững. Thái Lan thực sự đã “cỡi lên lng cá sấu với hy vọng có thể qua sông đợc nhanh chóng để rồi chính con cá sấu này quay lại cắn vào lng ngời cỡi nó” [50; 37].