Theo như phân tích ở trên thì TNBQC của Công ty được hiểu như là TLminDN trong công thức 2. Ta sẽ tính TLninDN thay cho TNBQC hiện nay mà Công ty tính và áp dụng.
Hiện nay Công ty tính TNBQC để làm căn cứ trả lương như sau:
Với TNBQC tính cho gián tiếp công ty.
Với TNBQC tính cho gián tiếp xí nghiệp. TNBQC=
( 0,95-0,95A/B) x ( Tổng số tiền lương sản phẩm của XN1,XN2,XN3 của tháng tính lương)
Tổng số công thực tế đi làm của CNV XN1,XN2,XN3 của tháng tính lương.
TNBQC=
Tổng tiền lương sản phẩm của XN chi trả cho số lao động không thuộc gián tiếp, phục vụ, lương khoán trong tháng tính lương
Tổng số công thực tế đi làm của số lao động thuộc khối gián tiếp, phục vụ, hưởng lương khoán trong tháng tính lương.
Cả hai trường hợp thì mẫu số dùng để tính TNBQC đều không hợp lý, chưa tính đến kỹ năng hay tính trình độ chuyên môn của mỗi người lao động, điều đó dẫn đến việc trả lương theo kiểu bình quân.
Như vậy là không hợp lý để khắc phục tình trạng trên ta đưa ra giải pháp tính TNBQC cho cả công ty áp dụng cho lao động trả lương gián tiếp như sau:
Dựa trên công thức tính tiền lương theo thời gian trả cho người lao động.
TLTT = LCBcv x T + Tiền thưởng (16)12
Trong đó:
TLTT: Là tiền lương thực tế mà người lao động nhận được. LCBcv: Là lương cấp bậc công việc của người lao động. Trong đó: LCBcv= TLMin DN x HSCV.
(TLMin DN: Là tiền lương tối thiểu mà Công ty lựa chọn. HSCV: Là hệ số công việc mà người lao động đang làm).
T: Là thời gian thực tế làm việc của người lao động. Trong đó TLminDN được tính như dưới đây.
(17)
TLminDN thay thế cho TNBQC hiện nay mà Công ty đang áp dụng, nó đảm bảo tiền lương được tính một cách rõ ràng, dễ hiểu, và quan trọng là đảm bảo sự công bằng.
12 PGT. TS Trần Xuân Cầu – PGS. TS Mai Quốc Chánh giáo trình “Kinh tế lao động” (1998), nhà xuất bản giáo dục, trang 198.
TLminDN = H TLhv