Hạn chế của công tác tư tưởng thời kỳ 1992-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 95 - 98)

Đi đôi với những thành tựu đã nêu ở trên, công tác tư tưởng còn có một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết thể hiện mấy điểm sau đây:

a) Về tổ chức quản lý công tác giáo dục lý luận, chính trị của Đảng cũng có mặt hạn chế, cụ thể là:

- Chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch giáo dục và bồi dưỡng, giáo dục đảng viên gắn liền với yêu cầu xây dựng Đảng và kiện toàn tổ chức trong hệ thống Nhà nước. Trong từng thời gian nhất định, chỉ mới giải quyết từng loại việc, đáp ứng từng nhiệm vụ chính trị, hoạt động giáo dục còn phân tán, chất lượng và hiệu quả thấp.

Nội dung giáo dục còn đơn giản, khối lượng kiến thức chưa tương ứng với mục tiêu đã đề ra. Giáo trình còn nhiều nhược điểm: vừa chưa tiếp thu được những thành tựu mới của thế giới trong các môn học hiện có, vừa thiếu những môn học cần thiết. Nhìn chung, giáo trình còn dừng lại ở những nguyên lý chung, chưa đi sâu vào vấn đề tổ chức thực tiễn công tác mà người học sẽ phải đảm nhiệm.

Phương pháp giáo dục cũng còn đơn điệu, thiên về giải pháp một chiều, chưa phát huy được tính độc lập suy nghĩ và thảo luận dân chủ của người học: dạy và học còn thiên về lý luận, sách vở, chưa tập trung vào xem xét và giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Do đó, người học có thể tiếp thu được một số kiến thức mới, nhưng chưa sử dụng, chưa trở thành một phương pháp khoa học để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực tiễn của bản thân.

Các phương tiện thông tin đại chúng tuy đa dạng, phong phú, nhưng chất lượng và nội dung còn nghèo nàn, chưa thu hút được sự quan tâm của quần chúng, chưa đáp ứng được nhu cầu cho người đọc, người xem, người nghe, chưa phản ánh tình hình đời sống xã hội một cách rộng rãi, việc tuyên truyền giáo dục gương người tốt việc tốt, những nhân tố mới, những bài học sinh động trong phong trào của quần chúng chưa sâu sắc.

Sự lãnh đạo quản lý của các cấp, các ngành đối với hoạt động thông tin đại chúng còn hạn chế. Có nơi có lúc lại đi sâu vào các công việc nghiệp vụ thuộc phạm vi chuyên môn, ảnh hưởng đến tính chủ động của những người trực tiếp làm việc thông tin đại chúng.

Các cơ quan chuyên môn chưa quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nên cán bộ còn nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thông tin đại chúng.

b) Những yếu kém, bất cập về nội dung, hình thức trong công tác tư tưởng

Công tác tư tưởng là công tác quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là công việc của toàn Đảng. Trong Hội nghị công tác tư tưởng của Đảng lần thứ III, Chủ tịch Đảng Khăm Tày Si Phăn Đon đã nhấn mạnh:

Công tác chính trị - tư tưởng của Đảng là một công tác của toàn Đảng, nhất là công tác của các đồng chí bí thư chi bộ Đảng, các đồng chí chỉ huy của các ngành, các cấp trong toàn bộ hệ thống chính trị. Ngoài ra cán bộ, đảng viên mọi người phải biết và học tập làm công tác chính trị - tư tưởng. Trước hết phải nắm được tình hình và biết lãnh đạo tư tưởng của quần chúng, biết tuyên truyền, truyền bá chủ trương đường lối các chính sách cho quần chúng, đồng thời cán bộ, đảng viên phải biết chỉ đạo quần chúng thực hiện đường lối chính sách của Đảng, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật và kế hoạch của Nhà nước và của chính quyền ở cơ sở địa phương...

Trong thời gian qua, công tác tư tưởng tuy đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân cũng như giáo dục cán bộ, đảng viên, song nhìn chung công tác tư tưởng vẫn còn có một số điểm hạn chế, yếu kém, cụ thể là công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn mới chỉ là bước đầu, chưa đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

Nội dung công tác tư tưởng chưa phong phú và chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết trong xã hội. Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt có khả năng nghiên cứu và chỉ đạo lý luận. Chưa làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hiểu được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình của đất nước và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục, nhưng chưa đi sâu, đi sát từng đối tượng một cách liên tục, đến nơi đến chốn và mới tập trung vào các cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt, chưa coi trọng đối tượng cán bộ cấp cơ sở và quần chúng nhân dân. Việc giáo dục tuyên truyền còn nặng về mặt giải thích đường lối, chính sách của Đảng. Sự vận dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong xã hội còn hạn chế.

Chưa có hình thức, biện pháp tốt để khai thác và sử dụng hết sức mạnh tổng hợp của Đảng, Nhà nước và xã hội vào công tác tư tưởng. Chưa đi sâu làm công tác tư tưởng

đối với từng đối tượng công nhân, nông dân, trí thức, dân tộc thiểu số, các tôn giáo, lớp chủ doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, cựu chiến binh...

Cách làm công tác tư tưởng còn mang tính áp đặt, còn chưa chủ động và thiếu sáng tạo. Chưa nắm chắc tình hình tư tưởng và dư luận xã hội, nên việc giáo dục, tuyên truyền và đấu tranh chống các tư tưởng thù địch còn thiếu sắc bén, chưa đẩy lùi được những tư tưởng lạc hậu, chưa trang bị cho cán bộ, đảng viên, nhân dân vũ khí tư tưởng mạnh mẽ để phê phán những nhận thức tư tưởng sai trái, bảo vệ những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc.

* Nguyên nhân của những yếu kém trong công tác tư tưởng của Đảng NDCM Lào

- Do tình hình thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, kẻ thù của cách mạng Lào lại tiếp tục dùng chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm phá hoại mọi mặt. Kẻ thù coi sự biến đổi về mặt tư tưởng của cán bộ, đảng viên là chủ yếu và là trọng tâm.

Với tình hình đó, sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng lại không kịp thời, thậm chí không quan tâm, không nâng cao trình độ về lý luận và đường lối chính sách, làm cho công tác tư tưởng của Đảng không đáp ứng kịp thời yêu cầu.

- Do một số cán bộ, đảng viên chưa coi trọng công tác tư tưởng, không chịu học tập nâng cao trình độ. Công tác tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng còn ít, nên trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào nhiều người chỉ lo làm ăn kinh tế mà coi nhẹ việc thực hiện đường lối, chính sách.

- Do cơ quan tổ chức làm công tác tư tưởng ở một số ngành thuộc Trung ương và cấp tỉnh, huyện... chưa được củng cố, sự đầu tư vào công tác tư tưởng còn ít, không có chế độ chính sách khuyến khích những người làm công tác tư tưởng, chưa kết hợp công tác tư tưởng với văn hóa và lĩnh vực kinh tế.

Do nội dung và hình thức công tác tư tưởng còn chung chung, không cụ thể và chưa phù hợp với từng đối tượng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)