Những thành tựu của công tác tư tưởng thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 85 - 95)

Lịch sử đấu tranh của nhân dân Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã diễn ra ác liệt, có rất nhiều bước ngoặt, đầy những thử thách, khó khăn, phức tạp. Nhưng nhờ có đường lối của Đảng đúng đắn, do quyết tâm của quân và dân Lào kết hợp với quân và dân Việt Nam thành một sức mạnh chung, cách mạng dân tộc, dân chủ ở Lào đã thắng lợi triệt để, đất nước được hoàn toàn giải phóng vào năm 1975, đã xóa bỏ chế độ phong kiến, thuộc địa và xây dựng chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân. Trong quá trình đó, công tác tư tưởng nói chung, có những đóng góp quan trọng trong việc vận dụng sáng tạo lý luận vào điều kiện cụ thể của Đảng NDCM Lào.

Trước hết, công tác tư tưởng của Đảng tập trung nghiên cứu, nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận, cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, kinh nghiệm cách mạng của các đảng anh em, nhất là bài học kinh nghiệm của Việt Nam. Đồng thời, công tác tư tưởng của Đảng chú trọng khảo sát, nghiên cứu và nắm vững tình hình của đất nước về mọi mặt, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Lào trong hoàn cảnh, diễn biến cụ thể. Từ đó Đảng vạch ra chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược, sách lược và biện pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

Công tác tư tưởng của Đảng là vũ khí sắc bén, trang bị lý luận Mác - Lênin và chủ trương, đường lối của Đảng; tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, tính chất của cuộc đấu tranh chống xâm lược là công tác của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; truyền bá đường lối giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ của Đảng, tập hợp mọi lực lượng cả dân tộc chống đế quốc thực dân; đồng thời, đấu tranh chống bọn phong kiến phản động, đòi dân sinh, dân chủ, đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.

Hơn 15 năm qua, công tác tư tưởng của Đảng đã góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới tư duy của Đảng, trong đó đã xác định con đường phát triển của đất nước Lào theo định hướng XHCN, đồng thời còn góp phần đề ra chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xây dựng Đảng và kiện toàn hệ thống chính trị trong điều kiện cơ chế thị trường. Công tác tư tưởng không những góp phần xây dựng đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, mà còn tích cực góp phần đưa đường lối đó vào phong trào của quần chúng nhân dân, động viên tiềm năng to lớn của nhân dân các bộ tộc Lào vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội lần thứ V của Đảng NDCM Lào đã quy định rõ phương hướng, nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân Lào trong sự nghiệp đổi mới, trong đó công tác tư tưởng cũng đã từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Công tác tư tưởng của Đảng đã tập trung hướng vào việc khẳng định và kiên trì định hướng XHCN, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tạo ra sự thống nhất về mặt tư tưởng trong toàn Đảng, trong nhân dân.

Phát huy truyền thống quang vinh của Đảng, thấm nhuần và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng NDCM Lào, tiếp tục đổi mới về tư duy, về công tác

xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ, công tác tổ chức và phong cách lãnh đạo của các tổ chức Đảng phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; nâng cao tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, bồi dưỡng đạo đức, nâng cao kiến thức, khả năng của đội ngũ cán bộ, mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng và trong xã hội đi đôi với tăng cường kỷ luật; phối hợp chặt chẽ xây dựng Đảng với tăng cường quyền lực quản lý của Nhà nước và phát huy sức mạnh của các cơ quan tổ chức quần chúng, bảo đảm cho Đảng giữ vai trò hạt nhân của hệ thống chính trị.

Đảng NDCM Lào ngay từ ngày thành lập đến nay đã coi công tác tư tưởng là công việc hàng đầu, là công việc đi trước, nó vào mọi lĩnh vực công tác, nó trở thành phương châm và tiêu chuẩn trong xây dựng Đảng. Trong giai đoạn làm cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ra sức tuyên truyền giáo dục, vận động tinh thần yêu nước chống đế quốc, giáo dục thường xuyên liên tục đường lối chủ trương chính sách của Đảng với nhiều hình thức và rộng rãi trong mọi tầng lớp, vì vậy mới tập hợp được tình đoàn kết cộng đồng giữa nhân dân các bộ tộc Lào và các tầng lớp, tạo sức mạnh tổng hợp của dân tộc, giải phóng hoàn toàn đất nước.

Trong suốt gần nửa thế kỷ lãnh đạo cách mạng, Đảng NDCM Lào luôn coi công tác tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng cơ bản, là công việc hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Từ năm 1992 đến 2001, công tác tư tưởng đã góp phần to lớn vào đổi mới tư duy của Đảng, trong đó được quy định lại tính chất của cách mạng ở CHDCND Lào trong điều kiện mới, định hướng bước đi của đất nước, trên con đường tiến lên mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị trong điều kiện của cơ chế thị trường đồng bộ và hoàn thiện từng bước.

Công tác tư tưởng không chỉ góp phần đề ra đường lối đổi mới của Đảng, mà đưa đường lối đó vào phong trào quần chúng, vận động mọi tiềm năng to lớn của họ vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chế độ mới.

- Dù tình hình thế giới có những biến động phức tạp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến làm cho công tác tư tưởng gặp khó khăn và thử thách nặng nề, cả về lý luận và hoạt động công tác thực tiễn. Nhưng sự kiên trì phấn đấu của cơ quan

công tác tư tưởng, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng đã làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức và thấm nhuần đường lối đổi mới của Đảng; vừa vận động thúc đẩy phong trào sôi nổi cách mạng của quần chúng vào tổ chức thực hiện mục tiêu phấn đấu và nhiệm vụ phương hướng của cách mạng trong giai đoạn mới; làm cho lòng tin tưởng của toàn xã hội với sự lãnh đạo của Đảng và lý tưởng chủ nghĩa xã hội không ngừng được củng cố, tăng cường.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng NDCM Lào đã quy định mục tiêu và phương hướng lớn trong mọi lĩnh vực công tác để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, trước khi bước vào thế kỷ XXI, phấn đấu 20-30 năm sau làm cho nước Lào thoát khỏi nghèo nàn.

Đó là mục tiêu phấn đấu và phương hướng lớn mà toàn Đảng, toàn dân phấn đấu để đạt được mục tiêu đó và cũng là nội dung cơ bản của công tác tư tưởng trong giai đoạn mới.

Để phong trào tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng đạt được kết quả tốt, trước hết phải tiến hành giáo dục, giải thích cho toàn Đảng, toàn dân nắm vững và thấm nhuần đường lối chính sách lớn và mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng. Nhất là làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào có lòng tin với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thấy rõ tính chất tốt đẹp và quy luật tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng nhận thức rõ con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước Lào; tạo nhận thức và sự hiểu biết đúng đắn về phát triển kinh tế thị trường có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; làm cho toàn xã hội nhận thức rõ và sâu sắc về điều kiện thuận lợi và thời cơ, cũng như khó khăn, thử thách của nước Lào hiện nay; có phương pháp và hình thức thích hợp để tuyên truyền và giáo dục để làm cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa và nội dung xây dựng đất nước trong giai đoạn mới, nhất là những mục tiêu và chương trình, công trình ưu tiên trong việc xây dựng đất nước.

Trong đó, quan tâm đặc biệt hơn nữa về giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh thần yêu nước, xây dựng con người Lào có sự hiểu biết đúng đắn về lịch sử của dân tộc và của Đảng, tạo ra tư tưởng độc lập, tự chủ, tư tưởng tự hào về truyền thống dũng cảm và truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Lào.

Coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ ở cơ sở và địa phương để làm cho họ nắm vững và thấm nhuần đường lối chính sách của Đảng, biết tổ chức triển khai phương hướng công tác của cấp trên gắn liền với giải quyết các vấn đề ở cơ sở.

Quan tâm nghiên cứu lý luận để đáp ứng cơ bản về mặt khoa học cho việc biến đường lối, chính sách của Đảng thành cụ thể hóa đúng với quy luật và phù hợp với ý kiến và lợi ích của nhân dân.

Dự đoán diễn biến của tư tưởng và tìm biện pháp thích hợp, kịp thời để chỉ đạo tư tưởng của xã hội đi đúng theo phương hướng chỉ đạo của Đảng, vừa có khả năng chống lại sự xuyên tạc về tư tưởng của các thế lực phản động.

Nghiên cứu lý luận gắn liền với tổng kết kinh nghiệm, tìm ra nhân tố mới trong phong trào thực tế của quần chúng để củng cố hoàn thiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lý luận trong công tác tư tưởng đối với sự nghiệp cách mạng Lào, thời gian qua Đảng NDCM Lào đã quan tâm tăng cường công tác này. Đảng đã cử các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước chủ trì công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng, thành lập Ban chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn, vào năm 1994 tập hợp các cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ cao, xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu ngắn hạn, dài hạn và tổ chức nghiên cứu đạt những kết quả bước đầu.

Những vấn đề đặt ra trong chương trình nghiên cứu đều nhằm vào những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách của cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay như: con đường hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH ở Lào; nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Lào; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa; xây dựng Đảng NDCM Lào; giáo dục con người mới ở Lào; Nhà nước và pháp quyền... Ngoài ra đã tổng kết 5 kinh nghiệm của sự nghiệp đổi mới; biên soạn và in cuốn Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; nghiên cứu, biên soạn và in tuyển tập tập 3 của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản; nghiên cứu, viết lịch sử Nam Lào; nghiên cứu tổng kết chiến tranh nhân dân (1945-1975). Hiện nay tiếp tục nghiên cứu chương trình "Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân" và chương trình nghiên cứu về "kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào".

Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đã góp phần quan trọng vào tổng kết, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin và kinh nghiệm của các Đảng anh em trong điều kiện thực tiễn của sự nghiệp cách mạng Lào trong giai đoạn trước cũng như giai đoạn hiện nay; góp phần củng cố hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng, đóng góp phong phú cho kho tàng lý luận Mác - Lênin từ thực tiễn của cách mạng Lào và trở thành tài liệu cơ bản quan trọng cho cán bộ, đảng viên nghiên cứu học tập. Đúng như lời của Hồ Chí Minh: "lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế, không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi..." [9, tr.233].

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn còn phải tiếp tục xây dựng về tổ chức nghiên cứu và đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công tác giáo dục lý luận và đường lối của Đảng

Trong công tác tư tưởng, Đảng NDCM Lào đã xác định công tác giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên là một vấn đề quan trọng. Sau Hội nghị lần thứ 3 khóa VI công tác tư tưởng toàn quốc của Đảng NDCM Lào và Chỉ thị số 13 của Bộ Chính trị Trung ương khóa V về công tác chính trị - tư tưởng trong giai đoạn mới, các tỉnh thành đã khôi phục lại trường Đảng của tỉnh, tiếp tục mở lớp, bồi dưỡng theo chương trình giáo dục lý luận chính trị. Nội dung chương trình, phương pháp học tập lý luận đã được đổi mới. Trong thời gian qua Đảng NDCM Lào quan tâm chỉ đạo tổ chức nghiên cứu quán triệt và triển khai nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng. Đảng ủy các cấp, nhất là cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng và địa phương là lực lượng quan trọng đưa nội dung Nghị quyết của Đại hội lần V, VI, VII của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng từng nhiệm kỳ cho nhân dân ở cơ sở, vừa góp phần tích cực vào công tác xây dựng cơ sở và phát triển nông thôn, nâng cao từng bước đời sống của nhân dân.

ở cấp Trung ương, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo nghiên cứu, biên soạn Giáo trình giảng dạy lý luận Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giáo dục các đối tượng như: Giáo trình lý luận - chính trị sơ cấp; trung cấp; chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị 45 ngày; chương trình giáo dục cho Bí thư chi bộ cơ sở và trưởng bản; chương trình bồi dưỡng lý luận, đường lối và chuyên môn để tập huấn cho cán bộ tuyên giáo cả nước. Phối hợp với Bộ Giáo dục xây dựng giáo trình lý luận - chính trị cho các trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp sơ cấp và

trung cấp; ngoài ra còn xây dựng tài liệu giáo dục cho các đối tượng như: đảng viên, thanh niên, Hội phụ nữ và đối tượng kết nạp Đảng...

ở địa phương, Tỉnh ủy, thủ đô và khu đặc biệt cũng quan tâm củng cố và khôi phục trường Đảng tỉnh, cho đến nay mở lớp khóa học lý luận - chính trị ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ chủ chốt của tỉnh.

ở các cơ quan, ban ngành Trung ương, nhiều Bộ quan tâm về công tác giáo dục lý luận và đường lối của Đảng, đã tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ của mình.

Bắt đầu từ năm 1995, trường Đảng Trung ương (hiện nay gọi là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào) đã đi vào hoạt động, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp về chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo số liệu của trường Đảng Trung ương, năm học 1995 - 1996 đã mở lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho 579 học viên, có 27 học viên nữ, trong đó đào tạo dài hạn được 229 học viên; năm học 1997-1998 có 569 học viên, trong đó 48 học viên nữ, đào tạo dài hạn 207 học viên; năm học 1999- 2000 có 339 học viên, đào tạo dài hạn 216 học viên, đặc biệt, trong năm học 1996-1997 đã mở thêm lớp bồi dưỡng cho 50 cán bộ giảng dạy ở trường Đảng các tỉnh (trong đó có

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 85 - 95)