Âm mưu "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 51 - 65)

Khi đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào được triển khai thực hiện, cũng là lúc tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. Cách mạng khoa học và công nghệ

phát triển nhanh chóng, trực tiếp thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trong xu thế chung là độc lập, hòa bình và phát triển, các nước vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.

Những biến đổi phức tạp diễn ra tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu gây ra nhiều bất lợi cho cách mạng Lào. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô không sửa chữa được những sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH trước đây, trái lại, đưa đất nước Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng kinh tế chính trị. Tháng 5-1987, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc Ba Chốp tuyên bố chuyển trọng tâm cải tổ sang lĩnh vực chính trị, theo khuynh hướng xã hội dân chủ, làm biến chất Đảng Cộng sản Liên Xô, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Khủng hoảng của CNXH ở các nước Đông Âu bắt đầu trầm trọng từ Ba Lan - Hungari.

Tháng 3-1988, Chính phủ do Đảng Cộng sản thống nhất Ba Lan lãnh đạo từ chức. Tháng 9/1988, ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản xã hội chủ nghĩa Hunggari chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cho phép các thế lực chống đối XHCN công khai hoạt động. Chủ nghĩa đế quốc chớp lấy cơ hội đó, tăng cường hoạt động "diễn biến hòa bình".

Năm 1989, tại nhiều nước XHCN đã diễn ra những biến động lớn, dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của hệ thống các nước XHCN.

ở Ba Lan, Công đoàn đoàn kết lên nắm chính quyền. ở Hunggari cánh hữu giành thắng lợi, chế độ XHCN bị xóa bỏ. Tại Liên Xô Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo trong bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân tháng 3-1989.

Chủ nghĩa đế quốc điều chỉnh về chiến lược, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm làm tan rã CNXH, chúng sử dụng những chiến dịch phản kích vào CNXH, đặc biệt tuyên truyền chống phá về mặt tư tưởng. Chúng cổ vũ cho tư tưởng đa nguyên chính trị, mở rộng đầu tư vào các nước XHCN, do vậy viện trợ theo hướng khuyến khích kinh tế tư nhân, đưa tư tưởng, văn hóa, lối sống tư sản vào với quy mô lớn, phạm vi rộng bằng cách đề ra yêu cầu tự do trao đổi văn hóa phẩm. Chúng tập trung vào Hungari và Ba Lan, cho đó là khâu yếu nhất của hệ thống XHCN, là điểm đột phá.

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc nhất là Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách làm chủ thế giới như một ngôi nhà chung, cố gắng xây dựng trật tự mới của thế giới có lợi cho Mỹ, phát huy vai trò của khối "NATO" trở thành khối quân sự có vai trò bao trùm thế giới và

phục vụ ý đồ của chúng. Các thế lực phản động đã lợi dụng quốc tế hóa của thời kỳ toàn cầu hóa để đàn áp, bắt buộc và khống chế về kinh tế - chính trị đối với các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển; lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ để can thiệp vào công trình nội bộ của nước khác, thực hiện lý luận "quyền nhân quyền cao hơn quyền vô chính phủ quốc gia".

Đối với khu vực Đông Nam á, dù không có những sự kiện diễn ra gay gắt, nhưng nhân tố của sự bất ổn định chính trị và kinh tế còn xảy ra, tình hình mất trật tự, sự phức tạp trong nội bộ xuất hiện ở một số nước ASEAN phục vụ cho chính sách của Mỹ, tuy nhiên phần lớn các nước ASEAN chống lại sự can thiệp của các nước Mỹ và phương Tây. Một số nước còn có hoạt động xích gần nhau để có sức mạnh ngăn chặn và chống lại ý đồ của đế quốc, làm cho thế giới chuyển biến theo phương thức hoạt động đa phương như: Hiệp định hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc - Liên Xô; Trung Quốc - ấn Độ; Trung Quốc - Pháp; Trung Quốc - Đức; Liên Xô - ấn Độ. Sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Liên Xô với Bắc Triều Tiên.

Điểm nổi bật nữa là các nước XHCN và các nước kiên định đường lối XHCN ngày càng có mối quan hệ và hợp tác vững chắc hơn, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên. Khôi phục lại mối quan hệ và hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng đem lại nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc, làm cho XHCN được củng cố, khôi phục và xây dựng theo mô hình mới.

Những biến động chính trị trên đã tác động trực tiếp đến CHDCND Lào.

Sau Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (1986), khủng hoảng kinh tế - xã hội của Lào vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Các năm 1987-1988, lương thực thiếu, nạn đói xảy ra ở nhiều tỉnh, lạm phát cao, đời sống nhân dân rất khó khăn. Các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội tăng.

Trên lĩnh vực tư tưởng - chính trị xuất hiện một số luận điểm phủ nhận con đường cách mạng XHCN và chủ nghĩa Mác - Lênin, ca ngợi dân chủ tư sản, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Về mặt an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ vùng biên giới giáp Thái Lan ở 3 tỉnh của Lào bị đe dọa.

Thuận lợi cơ bản của CHDCND Lào là đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân hoàn toàn nhất trí, tin tưởng và từ đó khơi dậy nhiều nguồn lực, tiềm năng lao động

sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới, đưa CHDCND Lào ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế tạo môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bị bao vây và cấm vận, xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới.

Để giữ vững ổn định chính trị, ngày 31-10-1989 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IV) đã họp và ra Nghị quyết về một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay.

Nghị quyết phân tích, đánh giá tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào trong tình hình mới, đề ra nhiệm vụ và nội dung của công tác tư tưởng trong tình hình mới và trước diễn biến của tình hình đó Đảng NDCM Lào tăng cường quyền lực lãnh đạo và quản lý công tác tư tưởng trong giai đoạn mới. Thể hiện cụ thể sau:

* Về tình hình quốc tế

Phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập và giải phóng dân tộc, đòi quyền dân chủ và nhân sinh của các dân tộc ở nhiều nước tiếp tục phát triển, và cuộc đấu tranh đó diễn ra rất phức tạp, trong đó nổi bật nhất là:

- Bọn đế quốc và các thế lực phản động tấn công vào phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là tập trung vào các nước XHCN.

Chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động cho rằng: Trong giai đoạn các nước XHCN đang gặp khó khăn và có sự sai lầm trong cải tổ, cải cách và đổi mới là thời cơ thích hợp nhất mà bọn đế quốc tấn công mạnh mẽ vào phong trào cách mạng, trước hết là đối với hệ thống XHCN, nó là chỗ dựa và trụ cột của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Cuộc tấn công này có kế hoạch với nhiều thủ đoạn mềm dẻo, dã man nhất. Chúng tiếp tục tăng cường lực lượng về mọi mặt, giành được thế chủ động về mặt quân sự, thực hiện chiến lược tổng hợp cái gọi là: "phối hợp giữa sự đàn áp với cạnh tranh để tạo thế mạnh trong thỏa thuận", trọng điểm của chúng là tiến hành chiến tranh trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng nhằm tạo ra phong trào chống XHCN ở trong nội bộ mỗi nước XHCN, nhằm "giành thắng lợi không cần làm chiến tranh". Chúng lợi dụng việc công khai mở rộng dân chủ, phát huy tư tưởng dân chủ xa rời tập trung, ủng hộ đa nguyên, đa đảng. Phát huy cái gọi là "vì nhân đạo", chúng còn tăng cường hoạt động gián điệp, phát huy cải tổ kinh tế theo hướng tự do tư bản chủ nghĩa, phát huy ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa đồi trụy phương Tây vào trong đội ngũ sinh viên, học sinh.

Chúng tuyên truyền chủ nghĩa xã hội đang bị thất bại, nó sẽ bị sụp đổ và tan rã hoàn toàn trong thế kỷ XX.

Đối với CHDCND Lào, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm phá hoại CHDCND Lào. Chúng lợi dụng những điểm yếu, dùng thế mạnh về kinh tế để biến Lào thành thị trường hàng hóa phụ thuộc vào chúng. Đồng thời, chúng tiếp tục nuôi dưỡng bọn phản động vào Lào hoạt động xây dựng cơ sở, để chuẩn bị giành quyền lãnh đạo đất nước khi có điều kiện thuận lợi. ý đồ trước mắt của chúng là tạo mọi điều kiện thực hiện diễn biến hòa bình đi tới lật đổ chế độ mới của chúng ta.

- Quá trình cải tổ, cải cách và đổi mới ở các nước XHCN là yêu cầu khách quan trên con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội. Quá trình đó đạt được một số thành quả ban đầu, nhưng ở trong mỗi nước cũng gặp khó khăn ở mức độ và tính chất khác nhau, có một số nước dù gặp khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục phát triển và có ổn định về cơ bản. Có một số nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, hơn nữa CNXH còn gặp những thách thức. Tình hình đó có nguyên nhân chung và nguyên nhân riêng của mỗi Đảng, mỗi nước, nhưng điều quan trọng đặc biệt nhất ở đây là những quan điểm sai lầm, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản như:

+ Quan điểm quá nâng cao xu thế hòa bình và hòa hợp, không phân biệt rõ giữa chiến lược và sách lược đi đến nhân nhượng vô nguyên tắc, chấp nhận hòa bình vô điều kiện và không tính toán giá trị nào, thiếu ý thức cảnh giác đối với chủ nghĩa đế quốc.

+ Xu thế quá nhấn mạnh đối với vai trò của sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật là nhân tố quyết định. Coi thế giới là một ngôi nhà chung, thành một thị trường chung.

+ Đối với nội bộ là thực hiện chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng, tạo điều kiện cho bọn cơ hội và các thế lực phản động tập trung chống lại CNXH để thực hiện diễn biến hòa bình, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cuối cùng đập tan chế độ mới.

+ Không kiên định trong nguyên tắc xây dựng Đảng theo tiêu chuẩn xây dựng Đảng của Lênin, bị chủ nghĩa cá nhân khống chế dẫn đến chia rẽ, thiếu sự thống nhất trong nội bộ Đảng, làm cho uy tín và sức chiến đấu của Đảng giảm sút nặng nề.

+ Mở rộng dân chủ, vô kỷ luật, vô nguyên tắc, xa rời với nguyên tắc tập trung dân chủ, không theo quan điểm quần chúng của Đảng, phát huy những xu thế và hoạt động vô dân chủ, để cho bọn cơ hội gây tình trạng mất ổn định về chính trị.

+ Coi nhẹ công tác chính trị - tư tưởng, không quan tâm chỉ đạo các thông tin đại chúng, không phân biệt rõ cái đúng, cái sai, gây tình trạng phức tạp trong tư tưởng.

+ Không nắm vững chính sách tình đoàn kết cộng đồng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, để nảy sinh tư tưởng hẹp hòi dân tộc, chia rẽ tính cộng đồng dân tộc làm cho tình đoàn kết thống nhất trong nội bộ tan vỡ.

Đánh giá tình hình không dựa trên cơ sở quan điểm, lịch sử, toàn diện, phủ nhận quá khứ, phủ nhận thành quả của XHCN, gây ra tâm lý nghi kỵ, thiếu niềm tin đối với CNXH.

* Về tình hình trong nước

Các thế lực đế quốc đẩy mạnh hoạt động phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước Lào. Chúng tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gây rối loạn về chính trị, chia rẽ tình đoàn kết giữa nhân dân các bộ tộc Lào. Lợi dụng vấn đề tôn giáo và vấn đề nhân quyền để chia rẽ nội bộ, nắm lấy nhân dân, làm cho nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, gây mất ổn định ở nhiều nơi, tạo ra tình hình căng thẳng, làm cho nhân dân sợ hãi, ngăn chặn sự ổn định để làm ăn của nhân dân, gây khó khăn phức tạp trong môi trường đầu tư và du lịch ở Lào.

Một số phương tiện thông tin đại chúng của phương Tây ra sức tuyên truyền xuyên tạc chế độ mới của Lào, để chia rẽ và tạo ra sự hiểu sai về Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào, nhằm đập tan chế độ mới của Lào.

Để kiên định với đường lối quốc phòng an ninh toàn diện của Đảng, cán bộ, đảng viên phải bám sát cơ sở để nâng cao tính tự giác về chính trị cho nhân dân, củng cố hệ thống chính trị gắn liền với xây dựng chi bộ vững mạnh toàn diện, xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị kế hoạch - ngân sách và xây dựng xã, phường thành đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện; nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm cho công tác an ninh quốc phòng ở thế chủ động, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm đất nước có trật tự, tạo thuận lợi trong việc xây dựng, phát triển cũng như cải thiện đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào.

Hệ thống chính trị đã được củng cố từ trên xuống, nhất là công tác xây dựng củng cố cơ sở chính trị gắn liền với phát triển nông thôn toàn diện. Tình hình đó tác động mạnh mẽ cả mặt tích cực và tiêu cực về tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào.

+ Mặt mạnh về tư tưởng

Mặc dù tình hình thế giới và trong nước, nhất là đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào có lòng tin với sự lãnh đạo của Đảng - Nhà nước, ủng hộ đường lối của Đảng và có tình đoàn kết cộng đồng xung quanh Đảng, phân biệt rõ bạn - thù, thấy được bản chất của các thế lực phản động đối với CHDCND Lào, thấy những khó khăn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, tích cực tham gia phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho kế hoạch xây dựng kinh tế - xã hội đạt được mục tiêu đã đề ra, có khả năng giải quyết tình hình khó khăn về kinh tế tài chính, tiền tệ và nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào.

- Tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới, tinh thần làm chủ, tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao, có phong trào thi đua sáng tạo trong lao động, không khí phấn khởi trong phong trào giữ gìn và xây dựng đất nước. Xuất hiện nhiều phong trào: chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất hàng hóa... rộng rãi trên quy mô cả nước.

- Tư tưởng chờ đợi, mệt mỏi, dựa vào cấp trên, dựa vào Đảng - Nhà nước, dựa vào bên ngoài đã được đẩy lùi một phần.

- Mặc dù tình hình khó khăn nhưng đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất trí đường lối, chính sách của Đảng, nhận thức đúng đắn với đường lối đổi mới và con đường tiến lên CNXH của CHDCND Lào.

- Tính tích cực, cần cù, sáng tạo trong lao động của các tầng lớp trong xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)