Trước thời kỳ đổi mới, Lào ở trong tình trạng hết sức khó khăn: hậu quả chiến tranh nặng nề, quản lý theo kiểu tập trung, bao cấp đã không thích ứng được hoàn cảnh
mới của đất nước. Dân số ít, chiến tranh làm xáo trộn sự phân bố dân cư. Nguồn nhân lực được đào tạo trong chế độ cũ rất hạn chế. Nguồn lực, nhất là nhân lực kỹ thuật và quản lý thiếu nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng về giao thông và thông tin liên lạc rất yếu kém. Cơ cấu kinh tế chưa hoàn chỉnh. Kinh tế nông nghiệp còn trong trạng thái tự cấp, tự túc, lệ thuộc vào thiên nhiên. Hạn hán lũ lụt liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống. Công nghiệp thiếu nhiều ngành quan trọng thiết yếu, lại chỉ tập trung ở khu vực Viêng Chăn. Cơ chế quản lý hành chính tập trung đối với một nền kinh tế tự cung, tự cấp đã làm cho sức sản xuất không được giải phóng. Tiềm năng của các thành phần kinh tế không được phát huy. Kinh tế hàng hóa chậm phát triển, mâu thuẫn giữa cung và cầu gay gắt, đời sống của nhân dân chậm được cải thiện. Trong khi đó, Lào lại bị bao vây kinh tế, xung đột khu vực xảy ra trầm trọng, tình hình chính trị - an ninh ở nhiều nơi có diễn biến phức tạp.
Thực hiện đường lối đổi mới, tiếp thu củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: về chính trị, kinh tế, xã hội và quan hệ quốc tế có chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện từng bước, tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới và khối đoàn kết trong nhân dân được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế được mở rộng.
Lịch sử cách mạng Lào hơn 50 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào là lịch sử đấu tranh không mệt mỏi của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào để khẳng định mục tiêu và con đường đã lựa chọn. Ngày nay, tuy đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, nhưng vấn đề đã đặt ra đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào trong giai đoạn mới còn nặng nề, phức tạp. Đó là những nhân tố thường xuyên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, đến đời sống xã hội... Từ tình hình trên đặt ra một số vấn đề, đòi hỏi công tác tư tưởng phải thực hiện chức năng, vai trò của mình trên mặt trận tư tưởng.
Khi phân tích tình hình tư tưởng, tâm trạng dư luận trong Đảng và xã hội cũng như đánh giá ưu, khuyết điểm của công tác tư tưởng, cần bám sát bối cảnh tình hình. Nét nổi bật tình hình trong nước Lào hiện nay là: kinh tế đang tiếp tục tăng trưởng dần, đời sống đa số người dân tiếp tục được cải thiện, công tác xây dựng Đảng có bước chuyển biến tích cực, đã xử lý nghiêm khắc một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, tuy nhiên nội bộ Đảng còn nhiều điều khiến đảng viên lo lắng: việc giải quyết các vấn đề bức
xúc về văn hóa - xã hội có tiến bộ, song tiêu cực còn rất nghiêm trọng có những nơi mất đoàn kết nội bộ, thiếu kỷ luật, kỷ cương, tình trạng tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội...
Khi phân tích diễn biến tư tưởng, tâm trạng, dư luận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, công tác tư tưởng đã đi sâu vào các tầng lớp xã hội điển hình, nêu bật các khía cạnh báo hiệu những chiều hướng mới sẽ xuất hiện. Bên cạnh việc khẳng định mặt tích cực, đã chú ý phân tích kỹ các khía cạnh khác như: Sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng - chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; các hiện tượng sai trái, lệch lạc của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các "điểm nóng". Các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; các hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Trong giai đoạn hiện nay công tác tư tưởng của Đảng khẳng định rõ chất lượng và hiệu quả các mặt nghiên cứu, học tập, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin và các Nghị quyết của Đảng, đã tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh hoạt động của báo cáo viên và công tác tuyên truyền miệng đến các đối tượng; thường xuyên định hướng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa, văn nghệ và thông tin đối ngoại. Kết quả thực hiện các chương trình này đã được hướng về cơ sở, góp phần tăng cường đối thoại, bám sát thực tế, mở rộng dân chủ trong thông tin.
Trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn của Đảng và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng và cơ bản vào thắng lợi chung của toàn Đảng, toàn dân trên cơ sở tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức giai cấp và tính tiên phong của Đảng. Công tác tư tưởng đã góp phần bảo đảm cho đất nước có ổn định về chính trị, bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng có sự thống nhất về tư tưởng, sự nhận thức và sự lãnh đạo.
Công tác tư tưởng góp phần tích cực thường xuyên và chủ động, làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ âm mưu, thủ đoạn và hành động của kẻ thù, nâng cao ý thức cảnh giác trong việc bảo vệ và xây dựng kinh tế xã hội ở địa phương cơ sở của mình. Đồng thời, công tác tư tưởng còn giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức cơ bản về truyền thống tốt đẹp, tinh thần đấu tranh dũng cảm bất khuất vì sự bình đẳng, vì lợi ích của đất nước và của nhân dân các bộ tộc Lào, truyền thống đoàn kết thống nhất, truyền thống về mối quan
hệ giữa Đảng với quần chúng, truyền thống kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước Lào.
Sau khi có Nghị quyết lần thứ 5, 6, 7 (khóa IV) của Đảng, công tác tư tưởng góp phần xây dựng sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, giáo dục, tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức rõ nhiệm vụ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, có ý thức tôn trọng pháp luật và làm ăn đúng theo pháp luật, có tinh thần cộng đồng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước và nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên các cấp, trung thành với Đảng, với nhân dân, chống mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Công tác tư tưởng khẳng định sự đúng đắn của chân lý, giúp cơ quan lãnh đạo đề ra đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn, kịp thời. Đồng thời xây dựng tư duy mới để giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nhất là trong lúc tình hình thế giới đang có nhiều quan điểm sai trái với chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng NDCM Lào coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, xây dựng chương trình giảng dạy, tổ chức cán bộ giảng dạy đi thực tế và tham gia vào công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu học tập đường lối, chủ trương, chính sách, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới.
- Công tác tư tưởng gắn với công tác tổ chức, vì chỉ có tư tưởng đúng đắn cũng chưa đủ, phải có tổ chức chặt chẽ mới bảo đảm tư tưởng nhất quán, có sự thống nhất trong hoạt động. Nếu chỉ nhấn mạnh tổ chức mà coi nhẹ công tác tư tưởng hoặc ngược lại là đều sai lầm và gây ảnh hưởng xấu đến việc làm tròn nhiệm vụ chính trị.
Vì vậy, công tác tư tưởng phối hợp chặt chẽ với công tác tổ chức, Ban Tuyên giáo các cấp phối hợp Ban Tổ chức các cấp với các trường Đảng và các cơ quan làm việc công tác tư tưởng khác.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện một chủ trương chính sách nào đó, công việc số một là công tác lãnh đạo tư tưởng, làm cho mọi người nắm và hiểu được ý nghĩa, nội dung chủ trương chính sách và có lòng tin tưởng sự đúng đắn của đường lối, chính sách đó, thì chắc chắn thực hiện kết quả tốt, hiểu rõ trách nhiệm với công tác của mình, từ đó tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng đề ra. Trong quá trình đó, phải theo dõi những diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng, giải quyết kịp thời những thắc mắc và những sai trái về tư tưởng, vận dụng thực tiễn phong phú trong thực
hiện chủ trương chính sách để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, những kinh nghiệm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng.