Quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 27 - 31)

động chiếm 80%, nhưng là Đảng Mác - Lênin, đại diện của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, luôn luôn kiên cường, đấu tranh bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân các bộ tộc, các tầng lớp nhân dân cả nước; phương châm hoạt động của Đảng là phục vụ Tổ quốc và nhân dân.

Trong suốt 30 năm tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (từ năm 1945 đến 1975), cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào có tính chất đặc thù, dựa vào tình hình thực tiễn của sự so sánh lực lượng, Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo cách mạng với tinh thần bất khuất, ở thế tiến công, nhưng không thể tránh được phải trải qua con đường quanh co với việc sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương pháp. Có lúc Đảng sử dụng hình thức đấu tranh bằng vũ trang, có lúc sử dụng hình thức đấu tranh chính trị, có lúc sử dụng phối hợp hai hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị và phối hợp đấu tranh ngoại giao, sử dụng sách lược để phục vụ chiến lược, sự hòa hợp có nguyên tắc, sử dụng một số sách lược để phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới giành thắng lợi từng phần đến thắng lợi hoàn toàn. Giải phóng hoàn toàn đất nước, tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975.

1.2.2.2. Quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Lào

* Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp đổi mới.

Cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật tác động mạnh mẽ vào mọi mặt trong đời sống xã hội, chính trị, kinh tế và nó trở thành nhân tố quan trọng khống chế quá trình phát triển của thế giới, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới phát triển với mức độ chưa từng thấy và nó tiến hành theo xu thế chuyển hóa về kinh tế có tính chất quốc tế. Tình hình đó đòi hỏi các nước phải nghiên cứu và có nhận thức mới và tiến hành cải cách chiến lược kinh tế - xã hội, cải cách cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài để đưa đất nước phát triển và tiến bộ như các nước trên thế giới.

Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, Đảng NDCM Lào chưa nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, chưa hiểu đầy đủ thực tiễn của đất nước và có tư tưởng nóng vội, vội vàng, muốn xóa bỏ kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và sản

xuất nhỏ của nông dân mà tập trung vào chế độ chiếm hữu của Nhà nước và chuyển sang tập thể hóa như các nước xã hội chủ nghĩa đi trước. Về đường lối Đảng NDCM Lào đề ra đường lối tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, với sự tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng như: "cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cuộc cách mạng văn hóa". Đường lối đó cơ bản là đúng đắn, nhưng chưa phù hợp với trình độ, khả năng và đặc điểm của nước Lào lúc đó. Quá trình tổ chức thực hiện cho thấy sự lãnh đạo và quản lý kinh tế bằng cách sử dụng chỉ thị hành chính là chủ yếu, thiếu biện pháp và quy luật kinh tế, chưa phân biệt rõ vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò quản lý sản xuất kinh doanh, chế độ làm chủ, tự quản lý và hạch toán kinh doanh. Vì vậy, nếu giữ tính bảo thủ, không có sự đổi mới, thì đất nước Lào không thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, nhân dân các bộ tộc Lào vẫn nghèo khổ, lạc hậu và còn tiếp tục lạc hậu nữa và đất nước Lào cũng không tiến bộ kịp với sự tiến bộ của thời đại. Chính vì vậy, Đảng NDCM Lào quyết tâm tiến hành sự nghiệp đổi mới. Vận dụng lý luận kinh tế mới "NEP" của Lênin vào việc xây dựng và quản lý kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Sự nghiệp đổi mới là một quá trình chuyển biến, từ cái cũ, cái lạc hậu sang cái mới cái tiến bộ thông qua hoạt động có tri thức và tổ chức của con người trên cơ sở nguyên tắc, bước đi và biện pháp thích hợp.

Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân các bộ tộc, có nội dung toàn diện, sâu sắc - có bản chất giai cấp rõ ràng và đi theo quy luật khách quan.

Quá trình đổi mới đã diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa như: cuối năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 (khóa XI) và đề ra đường lối đổi mới gọi là: "cải cách và mở cửa" coi việc xây dựng kinh tế là trọng tâm và kiên trì trên 4 nguyên tắc cơ bản. Từ đó, cho thấy sự nghiệp "cải cách và mở cửa" ở Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đã đạt được kết quả tốt đẹp cho đến ngày nay.

Giữa năm 1985 Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ) cũng đề ra đường lối: "cải tổ và công khai dân chủ". "Sự cải tổ và công khai dân chủ" vừa giành được kết quả và vừa gây ra tình hình phức tạp. Nhưng với lý do chủ quan và khách quan làm cho đường lối đó không chỉ không được thực hiện mà làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ.

Sự cải tổ và công khai dân chủ trở thành trào lưu lan tràn đến các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu... ở các nước này cũng xảy ra tình hình phức tạp và nổ ra phong trào đấu tranh chống lại chủ nghĩa xã hội.

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối "đổi mới", Đảng và nhân dân Việt Nam giành được nhiều kết quả quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

* Quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

Đường lối đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào không phải diễn ra ngẫu nhiên trong một lúc, mà nó nảy sinh trên cơ sở sự tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn trong sự lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng NDCM Lào, nhất là sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chế độ mới cùng với việc nghiên cứu và rút kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước trên thế giới. Vì vậy, đổi mới là một quá trình có tính đặc thù.

Đối với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tư tưởng đổi mới đã khởi đầu từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa II) năm 1972, nhưng do điều kiện lúc đó chưa thuận lợi, tư tưởng đó chưa được phát huy thành đường lối. Sau này Đảng NDCM Lào cũng tiếp tục lãnh đạo thực hiện một số bước của đổi mới mà xuất phát từ đổi mới về chính sách tiền lương, giá cả, tiền tệ, đi đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quy định chính sách cơ cấu kinh tế và đề ra đường lối đổi mới toàn diện do Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản khởi xướng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào năm 1986 là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Đại hội đã đề ra chủ trương, chính sách của sự nghiệp đổi mới mà bắt đầu đổi mới về tư duy trước hết là tư duy kinh tế, cải cách cơ chế quản lý kinh tế, củng cố tổ chức và công tác cán bộ, củng cố phong cách lãnh đạo và phương pháp làm việc của Đảng ủy các cấp, củng cố hệ thống quản lý mới trên lĩnh vực đời sống xã hội và các vấn đề khác. Điều được triển khai cụ thể hóa chính sách trong các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khóa IV).

Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (năm 1986) đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự phát triển kinh tế đến năm 2000. Nghị quyết Đại hội lần thứ IV đã đề nghị tư tưởng đổi mới trong một số lĩnh vực nhất là cải cách cơ chế quản lý kinh tế.

Trên cơ sở đường lối của Đại hội lần thứ IV về cải cách cơ chế quản lý kinh tế, Trung ương Đảng tiếp tục chuyển, cụ thể hóa từng bước, thể hiện trong các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, 6, 7 và thứ 8 (khóa IV).

Tháng 10 năm 1989 Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa IV) đề ra Nghị quyết về công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình mới; quy định 6 nguyên tắc cơ bản của sự nghiệp đổi mới, thể hiện những nội dung sau đây:

- Nguyên tắc thứ nhất: kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

- Nguyên tắc thứ hai: kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo, phù

hợp với đặc điểm của Lào.

- Nguyên tắc thứ ba: kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường tình đoàn kết

thống nhất trong nội bộ Đảng trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và đường lối của Đảng.

- Nguyên tắc thứ tư: phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc

Lào, xây dựng sức mạnh đoàn kết toàn dân và cộng đồng dân tộc thống nhất.

- Nguyên tắc thứ năm: tăng cường quyền lực của hệ thống chính trị dân chủ nhân

dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân và vì lợi ích của nhân dân, chống hiện tượng quan liêu mọi hình thức.

- Nguyên tắc thứ sáu: nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, phối hợp với lực lượng

của thời đại.

Đi đôi với việc thực hiện 6 nguyên tắc nêu trên, Đảng NDCM Lào còn nhấn mạnh những 6 điều chống như sau:

1) Chống tư tưởng, quan điểm muốn bỏ lập trường giai cấp, không thấy rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

2) Chống tư tưởng đa nguyên, đa đảng.

3) Chống tư tưởng tự do dân chủ kiểu tư bản, sự công khai và dân chủ về nguyên tắc,vô tổ chức, vô kỷ luật.

4) Chống tư tưởng bảo thủ, chủ quan, nóng vội, duy ý chí, sao chép, thiếu sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn của Lào.

6) Chống phong cách làm việc quan liêu, xa rời quần chúng, không muốn xuống cơ sở và nông thôn, không lên miền núi.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (khóa IV), đã đánh giá khách quan về tình hình trong nước và sự biến động phức tạp của tình hình ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, quy định nhiệm vụ và nội dung của công tác tư tưởng của Đảng NDCM Lào, bảo đảm sự tiến hành đổi mới đúng hướng, vững chắc và không thay đổi.

Như vậy, đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào là một quá trình của việc nghiên cứu và góp phần xây dựng từng bước, từng cấp và thành hệ thống, từng bước được bổ sung hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước; từ những tư tưởng khởi đầu từ năm 1972, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng NDCM Lào năm 1991 mới được công nhận là đường lối đổi mới toàn diện có nguyên tắc. Được kiện

toàn đầy đủ toàn diện những chủ trương chính sách về đường lối đổi mới, đồng thời cũng nhấn mạnh thêm về đường lối cơ bản là tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường quyền lực của các cơ quan tổ chức quần chúng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII của Đảng NDCM Lào đã đánh giá cao và khẳng định sự sáng tạo của Đảng NDCM Lào trong quá trình định ra đường lối đổi mới và sự lãnh đạo sự nghiệp đổi mới phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào và xu thế chung của thời đại.

Thực hiện đường lối đổi mới, tiếp tục củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Về chính trị, kinh tế, xã hội và quan hệ quốc tế có chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân các bộ tộc Lào được cải thiện từng bước; tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới và khối đoàn kết trong nhân dân được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế được mở rộng. Có thể nói những thành tựu đổi mới trong 15 năm qua đã tạo ra bầu không khí phấn khởi, lành mạnh trong Đảng và trong nhân dân các bộ tộc Lào.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001 potx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)