Sau khi Đảng được thành lập, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Việt Nam, các lớp tập huấn và bồi dưỡng cán bộ chủ chốt làm công tác xây dựng Đảng, công tác tuyên truyền, công tác cổ động được mở ở vùng căn cứ địa cách mạng "Sầm Nưa" và các vùng
giáp biên giới Lào - Việt Nam. Đối tượng đi học là cán bộ lực lượng vũ trang - cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện trong toàn quốc. Nội dung chủ yếu những đợt tập huấn này là, phân tích đánh giá tình hình thế giới, tình hình ba nước Đông Dương, tình hình của các nước bị đế quốc xâm lược, âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai, mục tiêu trước mắt và lâu dài của cách mạng Lào; nhiệm vụ của công tác dân vận, công tác xây dựng cơ sở chính trị, công tác cổ động, công tác tuyên truyền miệng...
Đến đầu những năm 60 thế kỷ XX, phong trào cách mạng ngày càng vững mạnh, đã mở rộng vùng giải phóng. Thời kỳ này Trung ương Đảng đã quan tâm đến công tác tư tưởng, nên đã mở trường lý luận ở một hang đá cách thị xã Sầm Nưa 20 km, với sự giúp đỡ của chuyên gia Việt Nam. Về sau trường đã chuyển sang Bản Bắc, huyện Viêng - Xay, tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) mang tên là " Trường lý luận".
Lần đầu tiên trường đã bắt đầu giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin một cách tương đối có hệ thống. Do yêu cầu thực tế về trình độ cán bộ và tình hình cách mạng, các môn học chủ yếu là học tập môn triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, trường cũng đã chú trọng giảng dạy và học tập về chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược của Đảng, con đường cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước. Về đối tượng học tập, ngoài cán bộ chủ chốt, cốt cán, còn cán bộ chuyên môn làm công tác tư tưởng như nhà báo, báo cáo viên, cán bộ dân vận.
Đến cuối những năm 60 và đầu những năm 70, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, vùng giải phóng được mở rộng, yêu cầu cán bộ lãnh đạo ở địa phương và các vùng giải phóng phải có cán bộ, không những giỏi về quân sự, vững về chính trị mà còn phải có trình độ lý luận mới thuyết phục, giáo dục, tuyên truyền quần chúng nhân dân, mới hiểu được đời sống, tâm tư, nguyện vọng của dân tộc. Vì vậy, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Trường lý luận tại một số địa phương: ở miền Bắc ở tỉnh U Đôm Xay, miền trung ở tỉnh Khăm Muộn, miền Nam ở tỉnh Atapư. Nhờ thế, phần lớn cán bộ cốt cán ở các tỉnh, các huyện và các ngành địa phương đã được đi học và được trang bị những kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng. Về cơ cấu tổ chức, lúc này, Ban Tuyên huấn Trung ương đã trực tiếp chỉ đạo các trường lý luận và các phương tiện thông tin đại chúng ở cấp Trung ương về nội dung giáo dục.
Đến giữa năm 70, do phong trào cách mạng vững mạnh về mọi mặt chính trị, quân sự, công tác dân vận, công tác tuyên truyền và các phương tiện thông tin đại chúng đã ra sức thuyết phục, giáo dục, tuyên truyền chủ trương, đường lối và những chiến thắng ở các vùng trên đất nước.
Ban Tuyên huấn Trung ương với vai trò thay mặt Đảng về công tác tư tưởng đã ra sức chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh, tuyên truyền miệng về đường lối đúng đắn của Đảng. Các phong trào văn hóa, văn nghệ và xây dựng làng bản vững mạnh về mọi mặt đã trở thành công việc của dân, nói cách khác là nhân dân làm chủ đất nước.
Cùng với việc giáo dục, thuyết phục trong trường lý luận, ở các trường phổ thông cũng đã đưa lý luận Mác - Lênin vào giảng dạy. Các trường phổ thông trung học, trường sư phạm, trung học chuyên nghiệp đã áp dụng chương trình chính trị sơ cấp. ở trường cao đẳng và đại học đã giảng dạy chương trình chính trị và lý luận Mác - Lênin trung cấp với các môn quan trọng như: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng.
Sau khi giải phóng đất nước, tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975, vấn đề giữ chính quyền, hoàn thiện chính quyền và sử dụng chính quyền đặt ra cho công tác tư tưởng của Đảng yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm vai trò của mình lên một bước để giáo dục, thuyết phục toàn Đảng, toàn quân và toàn dân vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ bản thân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trước tình hình trên, Đảng và công tác tư tưởng, công tác lý luận của Đảng phải giải quyết những vấn đề cơ bản vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn: thiết lập, củng cố, hoàn thiện chính quyền mới mang bản chất chính quyền của dân, do dân và vì dân; bồi dưỡng cho cán bộ kiến thức, năng lực, bảo đảm cho sự thay thế chế độ cũ, thiết lập chế độ mới ở Lào, là chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa chuyển sang chế độ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là tiền đề quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một trong những dấu hiệu tiêu biểu cho chế độ mới chính là con người phải được tự do, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, nhiều hình thức sở hữu. Cho nên phải thiết lập phương thức sản xuất mới dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin và điều kiện thực tiễn ở Lào.
Muốn khôi phục nền kinh tế phải có lực lượng sản xuất lớn mạnh và tổ chức lại phương thức sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng về mọi mặt là yêu cầu trước mắt của Đảng. Đảng NDCM Lào, mà trực tiếp là Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, đã ra sức nghiên cứu và rút kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Những khó khăn, thách thức, phức tạp bước đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ mới đang từng bước được giải quyết; đã tạo tiền đề để đất nước hoàn thiện cơ bản việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng đã đẩy mạnh công tác tư tưởng, trong đó coi việc giáo dục lý luận là cơ sở cho công tác tư tưởng. Do vậy, sau năm 1976 Đảng quyết định chuyển trường lý luận ở Viêng Xay (Sầm Nưa) về Viêng Chăn, tiếp tục mở lớp tập huấn cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với nội dung chủ yếu là bồi dưỡng kiến thức lý luận trong tình hình mới, lý luận Mác - Lênin, đường lối của Đảng. Đội ngũ giảng viên đã được đưa đi đào tạo ở Việt Nam và Liên Xô cũng như các nước XHCN khác. Đặc biệt, đã đào tạo được nhiều đợt cho cán bộ làm chuyên môn về công tác tư tưởng (Báo cáo viên, nhà báo, nhà hoạt động công tác dân vận), tổng số mỗi năm từ 200 - 300 lượt cán bộ cả về dài hạn và ngắn hạn.
Về nội dung học tập, là môn lý luận Mác - Lênin đã được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Lào và đưa giảng dạy ở các trường trung học, đại học, kể cả trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp một cách hoàn chỉnh hơn, và lúc này càng trở thành một môn bắt buộc khi tốt nghiệp, Đảng đã đề ra công tác nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn của Đảng trong các giai đoạn cách mạng.
Nhìn chung trong thời kỳ này, công tác tư tưởng đã hoạt động tương đối mạnh, góp phần nâng cao vai trò, uy tín của Đảng trên trường quốc tế. Nhân dân đã có sự tin cậy vào Đảng và chính quyền mới. Các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành công cụ sắc bén của Đảng. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, phong trào an ninh quốc phòng đã được nâng cao. Đời sống tinh thần của nhân dân được khôi phục về cơ bản so với chế độ cũ.