- Thứ ba, vai trò của nông dân Bến Tre với tính cách là nguồn nhân lực cơ bản nhất đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn được thể hiện ở chỗ
2.2.1. Một số quan điểm định hướng nhằm phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre
Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong những năm qua đã đạt được những thành tựu rất cơ bản. Điều đó càng chứng minh cho thấy tính đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và đặc biệt là vai trò to lớn của nông dân khi tham gia vào quá trình này. Để tiếp tục phát huy vai trò của nông dân góp phần đưa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà lên tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra, cần xác định những quan điểm cơ bản làm cơ sở thống nhất trong nhận thức và hành động cho các cấp, các ngành của địa phương; cũng như cho việc hoạch định các chính sách, giải pháp để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng này.
Thứ nhất, việc nắm vững và quán triệt quan điểm của Đảng về vấn đề nông dân, xem nông dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị ở Bến Tre.
Với một địa bàn rộng lớn, nông thôn Bến Tre là nơi tập trung chủ yếu dân số của toàn tỉnh, nhưng hơn ai hết chính nông dân lại là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn cả về thu nhập, về mức sống, về hưởng thụ các chính sách phúc lợi xã hội liên tục trong những năm trước đây. Là một Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, cho nên mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều nhằm đáp ứng nguyện vọng chân chính của nhân dân, trong đó có nông dân. Chính vì vậy, Đảng ta xác định tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở phạm vi cả nước nói chung, ở Bến Tre nói riêng là hoàn toàn đúng đắn. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không có mục đích tự thân. Thực hiện thành công quá trình này nhằm đem lại những hiệu quả KT-XH, những lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng, nhưng trên hết là nhằm đem lại những lợi ích trực tiếp cho chính bản thân người nông dân. Do
vậy, mọi chỉ số phát triển, mọi chỉ tiêu đạt được chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó đáp ứng được từng bước những yêu cầu thoả đáng của nông dân. Cho nên mọi sự nổ lực, sự quan tâm cao độ, tinh thần cộng đồng trách nhiệm của các cấp ngành địa phương đều phải xuất phát từ nông dân, phải lấy nông dân làm động lực cho việc thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng này. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn do nông dân và vì nông dân. Hơn lúc nào hết đối với Bến Tre, quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang thực sự là một phong trào cách mạng rộng khắp. ở đó, nông thôn là mặt trận tiến công trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Và thực tế đời sống của các hộ nông dân như thế nào sẽ là cơ sở khách quan phản ánh được tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng trong việc thể hiện sự quan tâm đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Trước mắt, để đạt được các chỉ tiêu KT-XH năm 2005 và nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII giai đoạn 2001 - 2005, tiến tới Đại hội tỉnh Đảng bộ Bến Tre lần thứ VIII 2006 - 2010 và nhất là hoàn thành Nghị quyết của Tỉnh uỷ trong chương trình hành động “Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, Bến Tre cần tập trung với một tinh thần quyết tâm cao độ phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đã được đặt ra. Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân. Riêng trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH thì vai trò của nông dân lại một lần nữa tiếp tục được thể hiện rõ nét và sâu sắc. Trong sự nghiệp cách mạng này, nông dân là lực lượng nòng cốt, là đội quân xung kích trực tiếp tham gia. Cho nên phải lấy sức của nông dân mà bồi dưỡng cho nông dân, phải khơi dậy bằng được lòng nhiệt tình, sự cố gắng vươn lên, tinh thần tích cực sáng tạo của nông dân.
Ngày nay, nông dân Bến Tre với truyền thống cách mạng hào hùng đang tham gia tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng tất cả chỉ mới là bước đầu, mọi khó khăn, gian khổ vẫn đang chờ đón phía trước. Vì vậy, việc phát huy vai trò, sức mạnh của nông dân trong giai đoạn hiện nay vẫn là nhiệm vụ ưu tiên số một cần được tiếp tục thực hiện. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre như thế nào, thành công hay không, thành công đến đâu là tuỳ thuộc vào tính tự giác của nông
dân. Nhưng để phát huy được tính tích cực, tự giác của nông dân hăng hái tham gia vào quá trình này thì suy cho cùng lại tuỳ thuộc vào tính đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng; trong đó đặc biệt các cấp uỷ, chính quyền địa phương phải luôn hướng về nông thôn, phải thực sự lấy nông dân làm đối tượng cho mọi hành động. Mọi biểu hiện lệch lạc, ấu trĩ trong nhận thức; thái độ coi thường nông dân, quan liêu, xa rời nông dân sẽ là nguy hại lớn cho sự ổn định chính trị và phát triển KT-XH. Bài học trong lịch sử vẫn chưa bao giờ cũ. Sở dĩ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre dưới sự lãnh đạo của Đảng giành được thắng lợi vẻ vang như thế là do tổng hợp của nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân hết sức cơ bản, đó là vì Đảng ta có dân, được lòng dân. Cho nên có thể nói còn dân là còn tất cả, mất dân là mất tất cả. Nguyễn Trãi đã từng nói: "Dân là nước, nước có thể nâng thuyền, nhưng nước cũng có thể lật thuyền". Sức mạnh của quần chúng nhân dân, trong đó đặc biệt là nông dân, là sức mạnh vô địch mà không có một thế lực nào có thể đè bẹp được. Sức mạnh ấy giống như một dòng thác có thể cuốn trôi đi tất cả, nhấn chìm đi tất cả. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay và sắp tới nếu Đảng bộ Bến Tre không kịp thời có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực, cụ thể để ngăn chặn, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng (mặc dù mức độ và tính chất chưa dữ dội) thì sẽ là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến uy tín và sinh mệnh chính trị của Đảng, dễ phát sinh các điểm nóng chính trị - xã hội. Dựa vào sức mạnh của nông dân, biết phát huy và phát huy được sức mạnh của nông dân đạt được hiệu quả cao là chìa khoá của mọi thành công nhất là trong phong trào “Đồng khởi mới” ở giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải gắn chặt giữa tăng trưởng kinh tế với chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hoá mới.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay phải bảo đảm được tính hiệu quả và sự hài hoà trên cả hai phương diện:
Một là, thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để nông dân có nhiều cơ hội đẩy mạnh lao động sản xuất. Qua đó giúp cho nông dân tự vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và làm giàu chính đáng. Đây là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhưng vô cùng vẻ vang và
rất đáng tự hào của Đảng bộ Bến Tre. Bởi mỗi bước phát triển của nông thôn, đời sống vật chất của các nông hộ được nâng cao điều đó chứng tỏ đường lối, chủ trương của Đảng ngày càng đi vào cuộc sống. Một khi ý Đảng hợp lòng dân đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách an dân.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong những năm trước mắt, Bến Tre phải xây dựng cho được chiến lược phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với những bước đi, lộ trình thích hợp trên cơ sở xuất phát từ tình hình thực tế và điều kiện KT-XH của địa phương. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn suy cho cùng là nhằm tạo ra được nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho nông dân bằng cách đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, là quá trình ly nông nhưng bất ly hương; đồng thời phải đẩy mạnh công tác hỗ trợ về vốn, công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học - công nghệ và đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giáo dục đến mọi người dân nhất là nông dân hăng hái tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm chủ động trong việc tự vươn lên trong cuộc sống. Riêng đối với nông dân với tính cách là lực lượng tham gia trực tiếp vào trong quá trình này phải không ngừng tự phát triển và hoàn thiện về mọi mặt: sức khoẻ, tri thức, kinh nghiệm, tay nghề, đạo đức,... nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đặt ra ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ đem đến cho nông dân có được một cuộc sống vật chất đầy đủ, no ấm và sung túc mà trên hết là nhằm đem lại đời sống văn hoá tinh thần, an sinh, phúc lợi ngày một tốt hơn. Trong đó cần chú trọng đến các lĩnh vực như giáo dục , y tế, văn hoá, thể dục thể thao, phát triển kết cấu hạ tầng KT- XH. Điều quan trọng nhất là cần tăng cường mở rộng dân chủ, nhất là thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị. Đối với một Nhà nước pháp quyền nhất là Nhà nước pháp quyền XHCN thì vấn đề dân chủ luôn được đề cao. Điều này đã được Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến: "Nước ta là nước dân chủ,
địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [36, tr.515]. ở đó mọi lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm, công việc, chính quyền, đoàn thể, quyền hành và lực lượng đều liên quan trực tiếp đến dân. Mục tiêu dân chủ được đảm bảo sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho xã hội được trật tự trị an, chính trị được ổn định, kinh tế không ngừng phát triển.
Để thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở cần phải gắn liền với cuộc vận động, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và năng lực thực hành dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm thiểu đến mức thấp nhất mọi phiền hà cho người dân, nhất là nông dân đối với các cơ quan công quyền. Từng bước hoàn thiện dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; ở đó người dân phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình "Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm, không chỉ là người thụ hưởng mà còn góp phần tích cực, quan trọng vào việc xây dựng, hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước" [14, tr.46]; đồng thời gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tránh trường hợp lợi dụng dân chủ để có những đòi hỏi quá đáng, dân chủ vô chính phủ. Thực hiện tốt vấn đề dân chủ ở cơ sở sẽ có ý nghĩa rất lớn trực tiếp quyết định trong việc đưa các giá trị dân chủ trở thành hiện thực trong cuộc sống. Qua đó phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà trước mắt là thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay phải là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trong tỉnh.
Đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đồng thời phát huy vai trò của nông dân Bến Tre tham gia tích cực vào quá trình này đều là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, không đơn giản. Để thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ này cần có sự phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị.
Trong đó trước hết Tỉnh uỷ Bến Tre phải xây dựng cho được chiến lược phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH và được cụ thể hoá thành
đường lối, chủ trương nhất quán, đúng đắn, luôn bám sát thực tiễn và phù hợp với đặc thù của địa phương. UBND tỉnh cũng cần ban hành những chính sách kịp thời, tạo môi trường, hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho tất cả các chủ thể khi tham gia vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà đều hoạt động có hiệu quả. Qua đó góp phần vào việc phát huy vai trò của nông dân cùng tham gia và quá trình này sẽ được tốt hơn.
Để việc phát huy vai trò của nông dân Bến Tre đạt hiệu quả cao thì vai trò của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh là đặc biệt quan trọng. Trước mắt, Hội Nông dân tỉnh cần chủ động phối hợp với các sở ngành hữu quan trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ được giao tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Một là, đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giúp nông dân kéo giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá. Đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất. Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
Hai là, đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần. Tích cực vận động nông dân tham gia các hình thức kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại. Từng bước thành lập các HTX kiểu mới hoạt động theo luật với quy mô, hình thức, bước đi phù hợp theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ cùng có lợi để góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
Ba là, củng cố thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới để đảm bảo cho việc tiêu thụ nông sản hàng hoá của nông dân và các dịch vụ ở nông thôn ngày một tốt hơn thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhất là các chính sách về kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại. Tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng
mạnh mẽ của nông dân đối với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của nông dân đối với Nhà nước.
Như vậy, để việc phát huy vai trò của nông dân Bến Tre đạt được kết quả ngày một tốt hơn đòi hỏi chính quyền các cấp cùng các sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh phải thật