Vai trò của nông dân Bến Tre với tính cách là nguồn nhân lực cơ bản nhất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay pptx (Trang 27 - 28)

công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

1.2.2. Vai trò của nông dân Bến Tre với tính cách là nguồn nhân lực cơ bản nhất nhất

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng đất Bến Tre là địa bàn trọng điểm đánh phá ác liệt luôn bị bom đạn của kẻ thù cày xới, tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, nhân dân Bến Tre trong đó đặc biệt là nông dân luôn có niềm tin vững chắc vào Đảng, một lòng một dạ theo Đảng làm cách mạng. Với tinh thần một tấc không đi, một li không rời nhân dân Bến Tre đã bám đất, bám làng, là lá chắn vững chắc bảo vệ các cơ sở cách mạng. Bản thân nhân dân Bến Tre luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng đấu tranh trực diện với kẻ thù, bằng sự cống hiến và hy sinh vô cùng to lớn với 35.000 liệt sĩ, 21.000 thương binh, 2.067 mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt với phong trào Đồng khởi năm 1960 của nhân dân Bến Tre đã đánh dấu cho việc mở ra một bước ngoặt lịch sử quan trọng như lời Đại tướng Hoàng Văn Thái đã viết “Phong trào Đồng khởi Bến Tre đã mở đầu cho một cuộc tấn công và nổi dậy lần thứ nhất của cách mạng miền Nam, mở đầu cho cuộc khủng hoảng triền miên của chính quyền Mỹ Diệm. Rõ ràng phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã đi vào lịch sử như một ngọn cờ đầu, nó đã có một vị trí xứng đáng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam và xứng đáng được gọi là “Quê hương Đồng khởi” với tất cả nội dung và tính chất của nó... ”[39, tr.1091].

Sau ngày đất nước thống nhất, hoà chung không khí nô nức, phấn khởi của cả dân tộc trong ngày vui đại thắng, nhân dân Bến Tre tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực tự cường, tư tưởng tiến công cách mạng quyết tâm xây dựng lại quê hương. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy vùng đất nào trong chiến tranh kiên cường, cách mạng nhất thì trong thời bình xây dựng, phát triển KT-XH luôn gặp khó khăn trở ngại nhiều nhất; nhân dân Bến Tre mà đặc biệt là nông dân, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước từng được Trung ương cục và Quân uỷ Miền năm 1968 tuyên dương tám chữ vàng

bình cũng gặp nhiều thiệt thòi nhất. Thật vậy, sau ngày giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre bắt tay vào xây dựng lại cuộc sống mới từ một xuất phát điểm rất thấp. Nền công nghiệp hoàn toàn không có. Nền nông nghiệp đầy rẫy những khó khăn bởi sau mấy chục năm chiến tranh nhà cửa, đất đai, ruộng vườn đã bị bom đạn, chất độc hoá học của kẻ thù tàn phá nghiêm trọng lên đến 30.000 ha. Trong khi đó Bến Tre lại bị hạn hán mất mùa liên tục trong 3 năm 1977 - 1979 đã làm cho đời sống của nhân dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, một bộ phận nhân dân bị đói.

Không cam chịu đói nghèo, toàn Đảng, toàn dân Bến Tre đoàn kết một lòng quyết tâm xây dựng lại quê hương tiến công vào mặt trận mới, một mặt trận không có tiếng súng nhưng không vì thế mà kém phần gian khổ, đó chính là mặt trận kinh tế, là sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

ý Đảng hợp lòng dân. Nông dân Bến Tre với tinh thần cách mạng, tiếp nối truyền thống năm xưa đã khẳng định được vai trò to lớn của mình thể hiện ở việc chi phối và quyết định sự thành bại của cả quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong sự nghiệp cách mạng này vai trò của nông dân được thể hiện trên các mặt sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay pptx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)