Tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay pptx (Trang 38 - 42)

- Thứ ba, vai trò của nông dân Bến Tre với tính cách là nguồn nhân lực cơ bản nhất đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn được thể hiện ở chỗ

2.1.1.2. Tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân Bến Tre

nông thôn đối với nông dân Bến Tre

Cùng với xu thế chung của cả nước, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay đang từng bước đi vào chiều sâu với những nội dung và

tính chất mới. Cho nên với tính cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nông dân Bến Tre đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Quá trình này đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi nông dân luôn phải tự hoàn thiện, tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với tình hình mới. Những yêu cầu khách quan của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang đặt ra đối với nông dân Bến Tre chủ yếu tập trung trên các vấn đề sau:

- Thứ nhất, nông dân Bến Tre phải là những người có trình độ học vấn ngày càng cao, có năng lực tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất do khoa học - kỹ thuật và công nghệ đem lại trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường [13, tr.93].

Đây vừa là nội dung của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vừa là yêu cầu mới mẽ đang được đặt ra đòi hỏi nông dân cả nước nói chung, nông dân Bến Tre nói riêng phải đáp ứng. Thực tiễn của cuộc sống đã cho thấy thời kỳ nào thì con người ấy, con người luôn phải thích nghi với hoàn cảnh mới, bởi mỗi khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo cho phù hợp. Đó chính là quy luật của cuộc sống. Trước đây, trong những năm chống Mỹ cứu nước, nông dân Bến Tre đã dành trọn tất cả tâm sức của mình cho sự nghiệp cách mạng nên không có điều kiện học hành, tiếp cận với tri thức khoa học. ở họ khi đó chỉ cần có lòng nhiệt tình cách mạng, sự gan dạ dũng cảm và không nhất thiết phải có trình độ học vấn cao vẫn có thể trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, anh hùng lực lượng vũ trang đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời với kinh nghiệm sản xuất vốn có được truyền qua nhiều thế hệ, cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên người nông dân vẫn có thể tạo ra cái ăn, cái mặc cho mình trong một nền sản xuất nông nghiệp khép kín, tự cung tự cấp.

Ngày nay, những đức tính ở người nông dân Bến Tre như lòng nhiệt tình cách mạng, sự cần cù chịu khó trong lao động, kinh nghiệm sản xuất,... là những yếu tố rất cần thiết và đáng trân trọng, nhưng chỉ bấy nhiêu đó không thôi thì chưa đủ và chưa thể đem lại một nền nông nghiệp phát triển toàn diện với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. ở đây, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ nông dân Bến Tre phải có được một năng lực nhận thức cao dựa trên nền tảng của trình độ học vấn nhất định, đủ sức tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ. Trong điều kiện hiện nay đây là vấn đề rất khó khăn, là thách thức lớn mà nông dân Bến Tre phải đối mặt và cố gắng vượt qua. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài, đó là vai trò của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong việc hoạch định các chính sách trong chiến lược phát triển sự nghiệp GD-ĐT nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nông dân. Nhưng điều quan trọng là tự bản thân nông dân Bến Tre phải luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, tinh thần cách mạng tiến công, năng động, sáng tạo, vượt khó; phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phải có nhiều hình thức khác nhau trong việc tự nâng cao trình độ nhận thức nói chung, kiến thức khoa học nói riêng vào trong quá trình sản xuất cho chính mình.

- Thứ hai, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay là quá trình hướng tới một nền sản xuất hàng hoá lớn gắn với kinh tế thị trường. ở đây, nông dân sản xuất chủ yếu các loại nông sản là để tiêu thụ trên thị trường, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến chứ không phải chỉ để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong phạm vi gia đình như trước đây. Hơn nữa, sản phẩm làm ra để trở thành nông sản hàng hoá thì phải nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đẹp về hình thức, đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các mặt hàng cùng chủng loại ở trong nước cũng như nước ngoài.

Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với nông dân Bến Tre ở đây trước hết phải xoá bỏ tư tưởng được chăng hay chớ, sản xuất nhỏ lẻ, mà phải hướng đến xây dựng những vùng chuyên canh, xen canh tạo ra những lợi thế cạnh tranh so sánh. Từ đó xây dựng nên những thương hiệu cho riêng mình mà trong những năm vừa qua nông dân Bến Tre đã làm được như sầu riêng Ri6, xoài cát Hoà Lộc, bưởi da xanh, cam soàn,... Mặt khác, nông dân Bến Tre hơn lúc nào hết phải đổi mới trong nhận thức, phải năng động sáng tạo,

mạnh dạn táo bạo, dám nghĩ dám làm nhưng không phiêu lưu mạo hiểm; phải có kiến thức và năng lực kinh doanh trên thương trường. Đồng thời phải có sự gắn kết chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhất là giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là nông dân Bến Tre phải hình thành cho mình cái gọi là đạo đức trong kinh doanh mà nhất là phải coi trọng chữ "Tín". Tránh việc chỉ biết có lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, chỉ thấy lợi ích cục bộ mà không thấy lợi ích toàn cục, chỉ thấy lợi ích của mình mà không đảm bảo lợi ích của các đối tác. Và chỉ có như thế nông dân Bến Tre mới tạo được uy tín và lòng tin cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. Một khi mối liên kết giữa "các nhà" ngày càng trở nên bền vững và tốt đẹp sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nông dân có điều kiện vươn lên.

- Thứ ba, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay đang vận động theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái. Với lợi thế tiềm năng của từng địa phương, từng địa bàn, người nông dân có thể khai thác tối đa tiềm năng của đất đai và sức lao động. Do đó, chủ trương của tỉnh là: “Cần tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh, chuyên canh, xen canh thích hợp, tận dụng mặt đất, mặt nước làm tăng giá trị trên một đơn vị sản xuất, tăng hiệu quả cạnh tranh của hàng hoá” [16, tr.52].

Quá trình này đòi hỏi nông dân Bến Tre phải từng bước thay đổi tập quán canh tác từ một nền nông nghiệp sản xuất khép kín, quy mô nhỏ lẻ, phân tán và manh mún hướng đến một nền nông nghiệp mà ở đó quá trình sản xuất diễn ra với quy mô lớn và tập trung thành những vùng chuyên canh, thâm canh theo hướng chuyên môn hoá và phân công lao động cao. Đây cũng là một yêu cầu lớn đối với nông dân Bến Tre và cần phải được thực hiện dần dần với những bước đi, lộ trình thích hợp. Bởi lẽ thói quen sản xuất nhỏ tự cung tự cấp của người nông dân vốn là cái đã ăn sâu, bám chắc vào trong nếp nghĩ của họ nên rất khó thay đổi. Hơn nữa tâm lý ngán ngại trước những bất trắc, rủi ro, chỉ mong sao có được một cuộc sống ổn định theo kiểu ăn chắc mặc bền vẫn còn ảnh hưởng khá phổ biến trong đời sống của một bộ phận nông dân Bến Tre hiện nay. Cho nên, muốn thay đổi

những tâm lý, thói quen này là cả một quá trình lâu dài, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền thường xuyên và liên tục.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay pptx (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)