Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 95)

sản xuất cho các hộ vay vốn:

Việc hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh cho các hộ nghèo vay vốn là rất cần thiết. Điều này cho phép các hộ biết được kỹ thuật sản xuất sao cho có hiệu quả cao, không bị thua lỗ, hoàn lại được vốn đầu tư, từ đó giúp cho nguồn vốn của ngân hàng ít gặp rủi ro hơn, nguồn vốn không bị thất thoát. Việc hướng dẫn kỹ thuật, giúp hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi vươn lên thoát nghèo cũng có nghĩa là vốn của ngân hàng đã phát huy được hiệu quả xã hội. Tuy nhiên hoạt động hướng dẫn này của NHCSXH huyện Thanh Trì hiện nay gần như không có, việc hướng dẫn này hoàn toàn do các cơ quan chuyên môn, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, UBND các huyện thực hiện, hoặc do các hộ tự học hỏi từ các nguồn khác nhau, hoặc chỉ học hỏi thông qua các buổi trao đổi kinh nghiệm trong tổ. Điều này làm cho ngân hàng không biết được hoạt động hướng dẫn đang diễn ra như

thế nào, không thể bàn luận được với các cơ quan chuyên môn về việc nên hướng dẫn những kỹ thuật gì cho phù hợp với mục đích sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn từ ngân hàng, điều đó có thể dẫn đến có những kỹ thuật phục vụ cho các hộ vay vốn tại ngân hàng không được hướng dẫn cụ thể. Những hộ nghèo cũng thường là những hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn nên việc hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nghèo vay vốn là quan trọng hơn cả. Hiện nay Ngân hàng chưa có điều kiện để có những cán bộ hướng kỹ thuật, vì vậy Ngân hàng cần tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, với Sở nông nghiệp huyện, với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ vay vốn theo đúng nhu cầu và mục đích sử dụng vốn của các hộ. Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật sản xuất kinh doanh cũng cần giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để người dân được biết và có thể áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Cần duy trì thường xuyên các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong các tổ tiết kiệm và vay vốn để các thành viên học hỏi lẫn nhau, rút ra những bài học kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

3.2.2.4. Điều chỉnh lại cơ cấu các loại vốn:

Hiện nay NHCSXH chủ yếu cho vay ngắn hạn, khối lượng vốn trung hạn là ít hơn. Điều này là có lợi cho ngân hàng bởi vì ngân hàng sẽ quay vòng được vốn nhanh hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới NHCSXH huyện Thanh trì cần tăng khối lượng vốn cho vay trung hạn lên nhiều hơn, để tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể đầu tư vào những ngành, cây trồng,vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài. Và việc tăng khối lượng vốn trung hạn sẽ phù hợp với các loại cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng dài. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các hộ nhanh chóng thoát nghèo và có thể vươn lên làm giàu.

3.2.2.5. Cải tiến thủ tục cho vay:

NHCSXH cần cải tiến thủ tục cho vay sao cho nhanh gọn, đơn giản, dễ hiểu. Hầu hết những hộ nghèo có trình độ dân trí thấp do vậy các thủ tục vay, các loại giấy tờ phải thật đơn giản, dễ hiểu để họ không bị vướng mắc, làm đi làm lại nhiều lần mới vay được vốn, điều này cũng giúp cho quá trình giao dịch được nhanh gọn. Quy trình

vay vốn cần phải được tiến hành trong thời gian ngắn, có như vậy mới không làm lỡ mùa vụ sản xuất hay thời cơ kinh doanh của các hộ.

3.2.2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và tâm huyết với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo: giảm nghèo:

Trong thời gian tới NHCSXH huyện Thanh Trì cần nâng cao cả về số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải có kế hạch đào tạo các cán bộ để đảm bảo sự đồng đều về trình độ chuyên môn. Cán bộ tín dụng cũng như cán bộ quản lý cần được đào tạo sơ lược về ngân hàng tài chính và đặc biệt phải nhận thức được rằng người nghèo cũng có thể tiết kiệm và vay vốn và hoàn trả đầy đủ. Các kết quả khảo sát và kinh nghiệm thực tế cần được trao đổi, phổ biến nhằm thay đổi thực trạng thiếu lòng tin khi tiến hành giao dịch với người nghèo. Để có thể thay đổi được nhận thức về người nghèo thì không chỉ cần trang bị cho cán bộ những kiến thức cơ bản mà bản thân họ phải có sự tâm huyết đối với công việc của mình. Trong công tác cho vay, cán bộ tín dụng phải tuân thủ đầy đủ các bước cần thiết theo quy chế cho vay trong quá trình thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay. Việc cán bộ tín dụng thường xuyên đến thăm khách hàng sẽ giúp đảm bảo rằng khách hàng vẫn đang duy trì hoạt động kinh doanh hay không và mức độ hoàn trả món vay như thế nào. Qua đó có quyền không cho vay đối với những hộ nghèo không đủ điều kiện hoặc có nghi ngờ về việc lập danh sách địa phương gửi lên. Cần tăng cường năng lực thẩm định các món vay nhỏ và quy trình thẩm định cũng nên được hoàn thiện hơn nữa. Cần soạn thảo các bảng tham khảo nhanh về doanh thu và chi phí dưới hình thức của một danh sách kiểm tra đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, và các hoạt động kinh tế thông thường khác. Kết quả công việc của cán bộ tín dụng được đánh giá bằng những tiếu thức như dư nợ, nợ quá hạn, khả năng thu hồi món vay, uy tín và số ngày làm việc; trong khi đó số khách hàng mà một cán bộ tín dụng quản lý lại không được coi là một tiêu thức, điều này có thể dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng thích các món vay lớn hơn là việc gai tăng số lượng các món vay nhỏ, điều này sẽ cản trở cho vay đối với hộ nghèo vốn chỉ vay các món nhỏ.

Việc mở rộng mạng lưới cần phải gắn với việc tiêu chuẩn hoá tổ chức cũng như sắp xếp biên chế của ngân hàng. Ví dụ cần xác định các tiêu chí giới hạn về số lượng khoản cho vay, khối lượng giao dịch hàng ngày, số lượng sổ sách chứng từ mà mỗi cán bộ tín dụng, kế toán, và thủ quỹ phải xử lý, thực hiện nhằm tránh tình trạng quá tải như hiện nay.

Để đưa vốn tới tận tay người nghèo, ngoài cán bộ của ngân hàng còn có mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn và sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, góp phần quan trọng giúp đỡ ngân hàng lựa chọn đối tượng được vay vốn. NHCSXH cần có một chiến lược cụ thể về việc xây dựng, nâng cao năng lực cho đối tác địa phương trong việc thực hiện, quản lý vốn cho vay và huy động tiết kiệm. Đây là công tác vô cùng quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. NHCSXH Thanh Trì một mặt tận dụng khả năng vận động quần chúng của các tổ chức này, mặt khác cần có chương trình đào tạo, tập huấn tại các xã, huyện về việc ghi chép sổ sách, tuyên truyền lợi ích của tiết kiệm, của việc thu hồi vốn vay đầy đủ và đúng hạn… Tác động cũng như hiệu quả của hệ thống tín dụng sẽ được cải thiện rõ rệt nếu như cán bộ của các tổ chức xã hội được đào tạo đầy đủ về các kiến thức cơ bản, các hoạt động kinh tế. Điều này có thể được thực hiện trên cơ sở phối hợp với cơ quan khuyến nông. NHCSXH Thanh Trì cần có các biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đối tượng này trong quá trình hỗ trợ ngân hàng đánh giá và lựa chọn hộ được vay vốn được chính xác và trong công tác thu hồi vốn cho vay tại các xã. Trên thực tế các đối tượng này vẫn được hưởng một phần lãi suất cho vay nên cũng phải có trách nhiệm san sẻ rủi ro mất vốn với ngân hàng. Đồng thời có chế độ thưởng, phụ cấp cho các đối tượng này nếu họ hoàn thành tốt công việc thu hồi vốn tại địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh sổ sách kế toán… để khuyến khích họ làm việc tốt hơn. NHCSXH nên tập trung vào việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cộng tác viên là các tổ chức chính trị, xã hội vì về lâu dài đây mới là nguồn lực hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng.

Các hộ nghèo vay vốn muốn sử dụng vốn có hiệu quả, sinh lời, thoát được cảnh đói nghèo thì cần phải luôn chú trọng tới một số biện pháp sau:

- Xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ cấu đầu tư vốn hợp lý và sử dụng vốn vay đúng mục đính. Việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ phải căn cứ vào những điều kiện sẵn có của hộ, căn cứ vào thị trường, vào khả năng vốn tự có của hộ và số vốn có thể vay được từ ngân hàng, việc xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho hộ đầu tư có hiệu quả, có xác định được phương hướng sản xuất kinh doanh thì hộ mới có thể tính toán được nhu cầu về vốn một cách chính xác, từ đó tiến hành vay của ngân hàng với số vốn cần thiết. Việc xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cũng là một cơ sở để hộ xác định nhu cầu vay vốn, để đảm bảo cho việc đầu tư vốn cho từng khâu công việc, từng giai đoạn, từng yếu tố đầu vào được cân đối phù hợp, không thừa cũng không thiếu, đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Sau khi đã nhận được vốn vay các hộ phải sử dụng vốn đúng mục đích sản xuất kinh doanh, hoặc nếu có chuyển đổi mục đích sử dụng vốn thì cũng phải tham khảo ý kiến của cán bộ ngân hàng, học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác, và lĩnh vực chuyển đổi sang phải đem lại hiệu quả cao hơn mục đích trước đây, không chuyển đổi vốn vay sang mục đích tiêu dùng sinh hoạt. Có như vậy vốn vay mới phát huy hiệu quả, mới không bị thất thoát, các hộ mới thu được lợi nhuận, có khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng và thoát khỏi đói nghèo.

- Các hộ cần tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các hộ khác, học hỏi các phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm hiểu và áp dụng các công nghệ, biện pháp sản xuất tiên tiến, tích cực nâng cao trình độ học vấn. Có như vậy thì các hộ mới phát triển việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, không bị thua lỗ.

- Các hộ nghèo vay vốn cần hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc vay vốn. Các hộ phải tuân thủ nguyên tắc có vay có trả. NHCSXH cho các hộ nghèo vay với các ưu đãi đặc biệt, nhưng không có nghĩa là các hộ không cần phải hoàn trả vốn cho ngân hàng. Các hộ cần đầu tư vốn hợp lý, có hiệu quả, thu hồi được vốn, có lãi để có thể trả nợ cho ngân hàng, có như vậy thì mới tạo được sự tin tưởng của ngân hàng, của tổ đối với mình đê có thể tiếp tục vay vốn trong lần sau.

Việc không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, không những chỉ ảnh hưởng đến uy tín của bản thân hộ, mà còn ảnh hưởng tới ngân hàng trong hoạt động cho vay, và ảnh hưởng tới các thành viên khác trong tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ không được tiếp tục vay vốn của ngân hàng chừng nào thành viên trong tổ chưa trả nợ.

3.3. KIẾN NGHỊ:

NHCSXH huyện Thanh Trì năm trong hệ thống NHCSXH và thuộc sự quản lý của Chính phủ, vì vậy để có bất cứ một sự thay đổi nào ở NHCSXH huyện Thanh Trì cần phải có sự tác động từ cấp trên, và được thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống. Vì vậy dưới đây là môt số kiến nghị được đưa ra đối với Chính Phủ, các bộ ngành liên quan, UBND các cấp và hệ thống NHCSXH.

3.3.1. Tập trung sức nâng cao năng lực tài chính cho NHCSXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.

Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, NHNN cùng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp tăng vốn điều lệ cho ngân hàng, hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng mới chỉ đạt khoảng 30% mức vốn dự kiến.

Trong thời gian tới, vốn cho vay của NHCSXH sẽ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn từ NHNN nên NHNN cần nghiên cứu và sớm có cơ chế cho vay vốn đối với NHCSXH với lượng vốn lớn, theo lãi suất và các điều kiện ưu đãi để giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo.

Sau khi đã ổn định hoạt động, NHCSXH cần xác lập lại mối quan hệ giữa chính phủ với ngân hàng trong hỗ trợ các đối tượng chính sách. Cả ngân hàng và Chính phủ vẫn theo đuổi những mục tiêu nhất định, trong đó có những mục tiêu giống và không giống nhau. Để đảm bảo nguồn tài trợ từ Chính Phủ được kết hợp hiệu quả với nguồn vốn ngân hàng tự huy động, cần thông qua ký kết các hợp đồng giữa ngân hàng và chính phủ. Hợp đồng bao gồm cam kết cho vay của ngân hàng cho cáa đối tượng theo yêu cầu của Chính phủ. Chính phủ có thể cấp phát vốn, tham gia cho vay một phần, còn lại là ngân hàng cho vay. Hợp đồng cần xem xét rủi ro và cơ chế bù đắp. Lãi suất cho vay cụ thể được tính toán dựa trên kết cấu các loại vốn tham gia và chi phí của chúng.

Chính phủ cho phép NHCSXH từng bước thực hiện cho vay theo lãi suất thị trường đối với các hộ nghèo. Các món vay của Ngân hàng nhỏ, chi phí quản lý lớn, rủi ro món vay cao nên không thể duy trì lâu dài lãi suất cho vay ưu đãi. Hơn nữa, vấn đề đáng quan tâm nhất đối với hộ nghèo là điều kiện vay vốn và thời điểm được nhận vốn, mức vay, thời hạn và số lần được vay vốn chứ không phải là lãi suất món vay.

Bộ Kế hoạch, đầu tư, Bộ tài chính cần tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các NGO… Trong hoàn cảnh uy tín của NHCSXH vẫn chưa được các tổ chức quốc tế công nhận thì các cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho ngân hàng vay hoặc tiếp nhận vốn của các tổ chức này.

UBND huyện Thanh Trì trình HĐND dành một phần vốn ngân sách địa phương từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi trong kế hoạch hàng năm để tăng vốn cho NHCSXH Thanh Trì. Bổ sung vốn uỷ thác cho ngân hàng quản lý, cho vay theo các điều kiện chỉ định của huyện nhưng vẫn đảm bảo quy trình nghiệp vụ của ngân hàng và đảm bảo quay vòng vốn. UBND huyện, các hội đoàn thể trên địa bàn huyện Thanh Trì cần giúp đỡ NHCSXH trong việc huy động vốn, nhất là đối với các nguồn vốn rẻ, hoặc được cho, tặng…

3.3.2. Nhà nước quan tâm đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng đi đôi với xoá đói giảm nghèo: bằng đi đôi với xoá đói giảm nghèo:

Khi xem xét khoảng cách giữa hai nhóm người giàu nhất và nghèo nhất trong dân số có thể thấy sự gia tăng liên tục về tình trạng bất bình đẳng. Hội nhập vào kinh tế thế giới cũng đi kèm với khoảng cách lớn hơn giữa thu nhập của lao động có tay nghề và không có tay nghề. Đồng thời có nhiều dấu hiệu cho thấy khoảng cách giữa các vùng cũng ngày càng lớn. Tác động giảm nghèo của tăng trưởng kinh tế sẽ ít hơn khi bất bình đẳng gia tăng, và Việt Nam sẽ thu được những kết quả chậm hơn về

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w