bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định.
* Mức cho vay:
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay, khả năng nguồn vốn của NHCSXH. Mỗi hộ vay có thể vay vốn một lần hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.
Hiện nay mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo cho từng loại đối tượng đầu tư như sau:
- Đầu tư cho sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/hộ, đối với đối tượng vay vốn để chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy thịt, lấy sữa, trồng cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng thuỷ hải sản áp dụng cho vay tối đa 15 triệu đồng/ tháng, các hộ sản xuất kinh doanh còn lại áp dụng mức cho vay tối đa là 7 triệu đồng/tháng.
- Đầu tư cho sửa chữa nhà ở áp dụng mức cho vay tối đa là 3 triệu đồng/hộ. - Đầu tư cho nhu cầu điện thắp sáng áp dụng mức cho vay tối đa là 1,5triệu đồng/ hộ.
- Đầu tư cho xây dựng công trình nước sạch áp dụng mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/hộ.
- Đầu tư cho chi phí học tập cho con em theo học các cấp phổ thông mức cho vay tối đa không vượt quá 4 khoản chi phí học tập gồm: tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, kinh phí xây dựng trường, tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa, tiền mua trang phục học đường.
1.3. HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO: NGHÈO:
Hiệu quả là mối tượng quan giữa đầu vào và đầu ra hàng hoá - dịch vụ, mối tương quan này khi được đo lường theo hiện vật được gọi là hiệu quả kỹ thuật hay theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế, còn dưới góc độ toàn xã hội gọi là hiệu quả xã hội.
Như vậy hiệu quả hoạt động của một đơn vị là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của đơn vị nhằm đạt kết quả cao nhất đối với đơn vị nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động không những chỉ cho biết hoạt động của đơn vị đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững thì phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Một đơn vị được coi là hoạt động có hiệu quả khi và chỉ khi đảm bảo được tính hiệu quả cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:
Kết quả là phản ánh kết quả cuối cùng của đối tượng nghiên cứu. Trong một đơn vị sau một thời gian hoạt động hay một chu kỳ kinh doanh thì kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là một khối lượng công việc hoàn thành, một sản phẩm hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận. Tại NHCSXH kết quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:
* Tổng dư nợ cho vay xoá đói giảm nghèo: chỉ tiêu này phản ánh số tiền hiện đang cho các hộ nghèo vay tính đến thời điểm cụ thể là bao nhiêu, từ đó so sánh với tổng dư nợ các năm để thấy được sự tăng trưởng của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi nhằm phản ánh quy mô hoạt động Ngân hàng. Tổng dư nợ là chỉ tiêu thời điểm. Trong tổng dư nợ còn bao gồm cả dư nợ quá hạn, dư nợ quá hạn là tổng lượng vốn ngân hàng đã cho vay đến hạn, khách hàng chưa có khả năng trả tính đến thời điểm nghiên cứu. Trong nợ quá hạn còn có nợ khó đòi, đây là chỉ tiêu cảnh báo cho ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để thu hồi.
* Doanh số cho vay hộ nghèo: Là toàn bộ các khoản vay mà ngân hàng đã cho các hộ nghèo vay trong một khoản thời gian nhất định. Chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng. Phân tích chỉ tiêu này cho biết quy mô hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng xoá đói giảm nghèo trong từng thời kỳ, đánh giá theo khía cạnh biến động về quy mô và tốc độ tăng qua các năm, hoặc so sánh với chỉ tiêu kế hoạch.
* Tổng số hộ nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh sự tăng trưởng của Ngân hàng trong tín dụng xoá đói giảm nghèo, chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ vốn của NHCSXH đã tăng lên có khả năng thu hút được nhiều hộ nghèo vay vốn, cho thấy sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc thu hút người nghèo vay vốn.
* Số nợ đến hạn đã thu hồi được: phản ánh sự tích cực của Ngân hàng trong việc thu hồi nợ, và kết quả của việc sử dụng vốn vay của người dân, chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự tích cực của Ngân hàng trong thu hồi nợ và chứng tỏ nhiều người vay vốn đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng hoàn lại vốn.
* Chỉ tiêu nợ quá hạn: Chỉ tiêu này cũng phản ánh tính hình sử dụng vốn của các hộ nghèo vay vốn trên địa bàn và tình hình thu nợ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ nhiều hộ đã sử dụng vốn có hiệu quả.
* Vốn huy động: là các khoản tiền và tài sản của các chủ sở hữu khác trong nền kinh tế mà ngân hàng có thể huy động và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi. Phân tích chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng tại từng thời điểm.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:
Hiệu quả kinh tế hay là hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng là thương số giữa kết quả kinh tế thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế tổng quát=kết quả kinh tế thu được / chi phí bỏ ra.
Để đưa ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ta cần phải sử dụng các chỉ tiêu phản ánh kết quả nói trên.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
* Hiệu quả kinh doanh: là chi tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, là thương số giữa tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng và tổng chi phí bỏ ra cho các hoạt động đó. Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ ra cho các hoạt động của ngân hàng mang lại thu nhập là bao nhiêu.
Hiệu quả kinh doanh= Tổng thu nhập từ các hoạt động trong kỳ/tổng chi phí bỏ ra cho các hoạt động trong kỳ
* Hiệu suất sinh lời của vốn: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế từ một đồng vốn tạo ra cho ngân hàng. Tức là một đồng vốn bỏ ra cho vay mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng chính sách xã hội. Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Hiệu suất sinh lời của vốn được tính bằng thương số giữa tổng lãi thu được trong kỳ và tổng dư nợ cho vay tính đến cuối kỳ.
Hiệu suất sinh lời vốn= tổng lãi thu được trong kỳ / tổng dư nợ tính đến cuối kỳ. * Tỷ lệ nợ quá hạn: để đánh giá chất lượng tín dụng người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợ tính đến thời điểm phân tích.
Tỷ lệ nợ quá hạn= tổng dư nợ quá hạn *100 / Tổng dư nợ
* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn trong năm: chỉ tiêu này cho biết tính hiệu quả của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn theo kế hoạch.
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch nguồn vốn trong năm= (Số dư nguồn vốn huy động bình quân năm / kế hoạch huy động được giao bình quân trong năm) * 100.
* Tỷ lệ thu lãi năm: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của ngân hàng trong việc thu lãi:
Tỷ lệ thu lãi năm= tổng số lãi thực thu tính đến thời điểm 31tháng12 * 100/số lãi phải thu trong năm.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội trong hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo:
NHCSXH là tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Do đó hiệu quả xã hội là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu đối với NHCSXH.
Hiệu quả xã hội được tính bằng thương số giữa kết quả xã hội thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả xã hội tổng quát= kết quả xã hội thu được trong kỳ / chi phí bỏ ra trong kỳ.
Kết quả xã hội thu được chính là lợi nhuận mang lại cho người dân từ vốn vay của NHCSXH, số chỗ làm mới tạo ra cho người lao động, số hộ thoát khỏi đói nghèo…, còn chi phí bỏ ra chính là chi phí của NHCSXH cho việc mang đồng vốn đến tay người nghèo, chi phí Nhà nước bỏ ra cấp bù trên một đồng vốn, chi phí huy động vốn…
Đối với hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo, chỉ tiêu số hộ thoát nghèo được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường hiệu quả xã hội của NHCSXH. Hộ thoát nghèo là hộ ở kỳ trước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn quy định chuẩn hộ nghèo, nhưng ở kỳ báo cáo này mức thu nhập bình quân đầu người của hộ đã tăng lên cao hơn mức quy định chuẩn hộ nghèo hiện hành.
Để thống kê được thực chất số hộ đang trong diện nghèo, người ta so sánh mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình với chuẩn nghèo trước khi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, nếu các hộ gia đình ở thời điểm này có mức thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo nhưng sau khi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đã có thu nhập trên mức chuẩn nghèo thì được xác định là các hộ thoát nghèo.
Xét theo sự tác động từ hiệu quả của vốn vay NHCSXH, về mặt trực tiếp hiệu quả xã hội dưới góc độ xoá đói giảm nghèo được đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
* Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn tạo ra cho hộ vay vốn: là thương số giữa tổng thu nhập của các hộ vay vốn và tổng dư nợ của các hộ vay vốn. Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn NHCSXH cho vay mang lại thu nhập cho hộ vay vốn là bao nhiêu.
Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn= Tổng thu nhập các hộ vay vốn / tổng dư nợ của các hộ vay.
* Thu nhập bình quân của mỗi hộ vay vốn: được tính bằng thương số giữa tổng thu nhập của các hộ vay vốn và tổng số hộ vay vốn. Chỉ tiêu này cho biết, mức thu nhập bình quân của mỗi hộ vay tính theo từng thời kỳ. So sánh qua các thời kỳ để biết được hiệu quả hoạt động cho vay của từng đơn vị.
Thu nhập bình quân mỗi hộ vay vốn= Tổng thu nhập của các hộ vay vốn / tổng số hộ vay vốn.
* Tỷ lệ hộ có thu nhập tăng lên: là thương số giữa số hộ có thu nhập tăng lên với tổng số hộ vay. Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 hộ vay vốn có bao nhiêu hộ có thu nhập tăng lên.
Tỷ lệ hộ vay vốn có thu nhập tăng lên= tổng số hộ có thu nhập tăng lên*100 / tổng số hộ vay vốn.
* Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu này cho biết mức phủ rộng của chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, bao nhiêu phần trăm người nghèo được vay vốn, và số vốn trên mỗi hộ vay là bao nhiêu.
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn= tổng số hộ nghèo vay vốn / tổng số hộ nghèo trên địa bàn.
* Mức cho vay bình quân 1 hộ nghèo: được tính bằng thương số giữa tổng dư nợ cho vay hộ nghèo tại thời điểm phân tích và tổng số hộ nghèo còn dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức bình quân một hộ nghèo được vay. Chỉ tiêu nay phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo của NHCSXH, từ đó xác định được mức vốn cần thiết để nâng cao mức vốn cho hộ nghèo vay.
Mức vốn cho vay bình quân một hộ nghèo= tổng dư nợ cho vay hộ nghèo / tổng số hộ nghèo còn dư nợ.
* Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ vay. Là thương số giữa tổng số vốn thực tế mà NHCSXH đáp ứng với tổng lượng vốn mà hộ vay vốn yêu cầu.
Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay= tổng dư nợ cho vay hộ nghèo / tổng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.
Về mặt gián tiếp, hiệu quả xã hội thu được từ vốn vay của NHCSXH được đánh giá trên các chỉ tiêu:
* Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo: là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH dưới góc độ xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ vay vốn được tính bằng tỷ lệ % giữa số hộ vay vốn thoát nghèo và tổng số hộ nghèo trên địa bàn. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả mang lại từ đồng vốn cho vay xoá đói giảm nghèo đã giảm được bao nhiêu tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tỷ lệ này càng cao, hoạt động NHCSXH càng hiệu quả.
Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo= tổng số hộ vay vốn thoát nghèo*100 / tổng số hộ nghèo còn dư nợ.
* Tỷ lệ hộ sửa chữa nhà cửa: là tỷ lệ % giữa số hộ vay vốn sửa chữa nhà cửa và tổng số hộ vay vốn. Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 hộ vay vốn có bao nhiêu hộ sửa chữa được nhà cửa khang trang. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức sống của hộ nghèo thông qua giá trị hiện vật mà hộ nghèo có.
Tỷ lệ hộ vay vốn sửa chữa nhà cửa= tổng số hộ vay vốn sửa chữa nhà cửa*100 / tổng số hộ nghèo còn dư nợ.
* Tỷ lệ hộ vay vốn có con thất học: là thương số giữa tổng số hộ vay vốn có con đang độ tuổi đi học nhưng không được đi học với tổng số hộ vay vốn. Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 hộ vay vốn có bao nhiêu hộ có con thất học. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả xã hội từ đồng vốn NHCSXH càng cao.
Tỷ lệ hộ nghèo có con thất học= Tổng số hộ vay vốn có con thất học*100 / tổng số hộ nghèo còn dư nợ.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ: THANH TRÌ:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Thanh Trì nằm trên trục đường 1A, 1B, đường vành đai 3 nối liền với cầu Thanh Trì, tuyến đường sắt Bắc nam với ga Văn Điển nên Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội. Phía bắc giáp quận Hoàng Mai, phía nam giáp huyện Thường Tín, Thanh Oai tỉnh Hà Tây; phía tây giáp quận Thanh xuân, thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây; phía đông giáp sông Hồng. Chiều dài theo hướng Bắc nam khoảng 8 km, với tổng diện