Tình hình nợ quá hạn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 67 - 68)

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy khi phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng không thể bỏ qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Nợ quá hạn ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả, còn nợ quá hạn nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ lại phản ảnh hoạt động của ngân hàng là kém hiệu quả. Tình hình nợ quá hạn và nguyên nhân của nó tại NHCSXH Huyện Thanh Trì trong chương trình cho vay hộ nghèo được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 11: Phân tích tình hình nợ quá hạn theo nguyên nhân tại NHCSXH huyện Thanh Trì theo chương trình cho vay hộ nghèo tính đến

tháng 31/12/2006.

Nguyên nhân Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)

Người vay trốn, chết, mất tích. Sản xuất kinh doanh thua lỗ. Cán bộ ngân hàng chiếm dụng 9.000.000 169.000.000 2.000.000 5 93,89 1,11 Cộng 180.000.000 100

( Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Trì).

Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn do nguyên nhân bị cán bộ ngân hàng chiếm dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 1,11% trên tổng nợ quá hạn. Số nợ quá hạn này hoàn toàn có khả năng thu hồi. Tuy nhiên ngân hàng cần xem xét nguyên nhân cơ bản, xem xét những sơ hở ở quy trình, thủ tục cho vay, quản lý vốn vay để có thể khắc phục được tình trạng này. Đây là nguyên nhân từ phía ngân hàng do vậy thường dễ khắc phục hơn các nguyên nhân từ phía khách hàng.

Nguyên nhân khách quan do người vay trốn, chết, mất tích đây là nguyên nhân bất khả kháng, khó có thể khắc phục, đa phần những trường hợp này lại không có tài sản để lại và không có người thừa kế nên không thể hoàn trả nợ cho ngân hàng, với trường hợp nợ quá này ngân hàng phải xem xét xoá nợ cho khách hàng. Tuy nhiên nguyên nhân này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nợ quá hạn là 5%.

Nguyên nhân do sản xuất kinh doanh thua lỗ là nguyên nhân khách quan, nguyên nhân từ phía khách hàng, và nguyên nhân này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nợ quá hạn tới 93,89%. Tuy nhiên việc sản xuất kinh doanh thua lỗ lại do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan từ phía người vay vốn. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu bất thường, dịch bệnh xảy ra, một phần do nền sản xuất hàng hoá phát triển chưa đồng bộ, công nghệ lạc hậu, cạnh tranh gay gắt của hàng lậu…khiến hàng hoá khó bán, bán chậm ảnh hưởng đến việc luân chuyển vốn và hiệu quả kinh tế của các hộ vay, cũng có hộ bị chiếm dụng vốn, khiến cho hộ vay bị thua lỗ, mất trắng không trả được nợ. Cũng có những nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn. Với nhóm nguyên nhân này ngân hàng thường khó khắc phục hơn, với những nguyên nhân khách quan thì đó còn là nguyên nhân bất khả kháng, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do vậy đối với nợ quá hạn do các nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét giảm hoặc miễn lãi tiền vay cho khách hàng để giảm bớt khó khăn cho các hộ nghèo. Còn đối với các nguyên nhân chủ quan của khách hàng thì các khách hàng phải bồi thường cho ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Để hạn chế nợ quá hạn do các hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ thì các cán bộ ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể, các tổ tiết kiệm và vay vốn để tìm hiểu kỹ về hộ vay, năng lực của hộ vay, để tránh việc cho vay nhầm đối tượng, xem xét kỹ mục đích vay vốn, sau khi cho vay thì cần đi sâu đi sát kiểm tra và yêu cầu sử dụng vốn vay đúng mục đích, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả. Với việc tìm hiểu nguyên nhân của nợ quá hạn, hy vọng trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo đồng thời hạn chế được tối đa dư nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w