II. Giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty CP may Thăng Long
6. Đa dạng hoá sản phẩm
● Phương thức thực hiện
- Công ty cần thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Cần có đội ngũ chuyên môn hoá trong việc nghiên cứu thị trường, thiết kế thời trang để tạo ra các chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại phù hợp với
từng lứa tuổi. Công ty cần nắm bắt đón đầu các thông tin, nhu cầu để tung sản phẩn ra nhanh chóng phù hợp.
- Ngoài quần áo các loại công ty có thể sản xuất ra các sản phẩm như túi, mũ, ba lô,...mang thương hiệu của công ty .
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm kém sức cạnh tranh và những sản phâmr không có khả năng tạo ra lợi nhuận cao.
- Giữ nguyên chủng loại kiểu dáng sản phẩm đang sản xuất, nhưng cải tiến hoàn thiện những sản phẩm ấy về hình thức về nội dung , tạo thêm nhiều kiểu dáng thế hệ sản phẩm mới.
- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của KHCN
- Chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của DN, đưa những sản phẩm ở vị trí hàng đầu xuống vị trí hàng thứ và ngược lại, bằng cách này thay đổi định lượng sản xuất mõi loại.
● Điều kiện thực hiện
- Cần có nguồn nhân lực đi nghiên cứư thị trường, đội ngũ thiết kế nhanh nhạy sắc bén với thị trường để tạo ra những sản phẩm phù hợp , kịp thời đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
- Nguồn kinh phí để thực hiện nghiên cứu thị trường. ● Hiệu quả của giải pháp
- Đa dạng về chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng - Tăng sản lượng hàng bán ra, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Trên đây là một số nội dung chính trong giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng Long . Để thực hiện chủ
trương này phải có sự lãnh đạo tập trung của Hội đồng quản trị và sự phấn đấu nỗ lực của từng CBCNV trong Công ty.
III. Kiến nghị với cơ quan cấp trên, với Công ty cổ phần may Thăng Long
Trên đây là một số biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty CP may Thăng Long. Những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, gợi ý cho hiệu qảu sản xuất kinh doanh của công ty CP may Thăng Long. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp trên.
1. Về phía công ty
- Công ty cần có những chính sách biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
- Công ty nên tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý một cách khoa học, nhằm tiết kiện chi phí quản lý và hoạt động có hiệu quả.
- Công ty nên xây dựng văn hoá doanh nghiệp riêng, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, hoà đồng thân ái. Công ty nên có những chính sách khuyến khích, khen thưởng người lao động kịp thời với những thành tích họ đạt được, là được có ích cho hoạt động sản xuất của công ty. - Đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh.
- Phối hợp với vùng trồng nguyên liệu, khai thác chế biến để hình thành nên vùng trồng nguyên liệu cho riêng mình để đáp ứng được nhu cầu NVL, chủ động hơn trong NVL để sản xuất.
- Đầu tư dây chuyền trọng điểm, có hiệu quả, để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảiphóng con người thoát khỏi tình trạng lao động bằng chân tay nặng nhọc.
- Xây dựng chiến lược hàng dệt may Việt Nam, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt may để cùng hỗ trợ, giúp đõ lẫn nhau trong sản xuất tiêu dùng sản phẩm.
- Có sự phối hợp với các tổ chức kinh tế ở nước ngoài để môi giới khách hàng, tìm đầu ra cho sản phảm.
- Có các chính sách hỗ trợ công ty về vốn giúp công ty khắc phục tình trạng khó khăn về vốn, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại.
- Có nhũng chính sách ưu đãi thuế hợp lý kích thích ngành dệt may. - Cần minh bạch các thông tin về mọi lĩnh vực liên quan đến ngành dệt may ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành Công ty CP may Thăng Long đã đạt được những thành tự to lớn, song cũng gặp không ít khó khăn. Để thành công như hiện nay toàn thể CBCNV trong toàn công ty đã cố găng hết sức phấn đấu cho sự phát triển chung của toàn công ty. Sự phát triển của công ty là sự phát triển chung của toàn xã hội, của cả Đất Nước. Nâng cao hiệu quả SXKD luôn là bài toán khó mà ban lãnh đạo công ty luôn tìm lời giải đáp. Mặc dù đây là một đề tài không phải mới nhưng cũng không bao giờ là cũ cho các doanh nghiệp SXKD. Năng suất, chất lượng, hiệu quả là ba chỉ tiêu quan trọng, là mục tiêu phấn đấu trong suốt quá trình SXKD, là thước đo trình độ
phát triển của các đơn vị sản xuất và của toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù đây là một đề tài rộng, phức tạp và do hạn chế về thời gian và năng lực nên em chưa đi sâu nghiên cứu được các hoạt động SXKD của công ty. Nhưng trong thời gian thực tập tại công ty CP may Thăng Long em đã phần nào hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong chuyên đề này em đã phân tích thực trạng hiệu quả SXKD của công ty và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty CP may Thăng Long. Có thể những giải pháp này còn mang tính lý thuyết, khái quát, còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét đánh giá của cô để hoàn thành tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản Trị Doanh
Nghiệp, NXB Lao Động– Xã Hội - 2004
2. PGT.TS Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản Trị Chiến Lược, NXB Thống
Kê- 2000
3. PGS.TS Phạm Hữu Huy, Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất NXB Giáo Dục - 1998
4. PGS.TS Phạm Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
NXB Thống Kê - 2004
5. PGS.TS Lưu Thị Hương,Vũ Duy Hào ,Giáo trình tài chính doanh
nghiệp NXB Lao Động-2004
6. PGS.TS Nguyễn Đình Phan, Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Giáo Dục- 1999
7. Một số thông tin trên tạp chí, mạng Internet. 8. Nguồn số liệu thông kê doanh nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...2
Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần may Thăng Long ...4
I . Thông tin chung về công ty...4
1 . Tên công ty...4
2. Địa chỉ giao dịch...4
4. Ngành lĩnh vực kinh doanh...4
II. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty...5
2. Giai đoạn 1966-1975...6
3. Giai đoạn 1975-1980...7
4. Giai đoạn 1980-1990...7
5. Giai đoạn 1991- nay ...8
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty CP may Thăng Long...10
I . Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long ...10
1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của công ty ...10
1.1. Cấp công ty...11 1.1.1. Văn phòng công ty ...14 1.1.2. Phòng kế toán tài chính...14 1.1.3. Phòng kế hoạch vật tư ...15 1.1.4. Phòng kỹ thuật ...16 1.1.5. Phòng kho ...18
1.1.6. Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm ...19
1.1.7. Cửa hàng dịch vụ ...19
1.1.8. Phòng kiểm tra chất lượng ...20
1.2. Cấp xí nghiệp ...21
2. Đặc điểm về nhân sự...21
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu đầu vào...24
5. Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm ...25
6. Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị...27
7. Đặc điểm về vốn...33
II . Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...35
1.Chỉ tiêu doanh thu ...35
2. Chỉ tiêu lợi nhuận ...36
3. Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu ...37
7. Chỉ tiêu nộp ngân sách ...39
8. Chỉ tiêu thị phần ...40
9. Chỉ tiêu thu nhập của CBCNV...42
III . Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ...43
1. Thành công ...43
2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ...45
Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long...49
I . Phương hướng và mục tiêu của Công ty CP may Thăng Long...49
1. Mục tiêu ...49
2. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ...51
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty CP may Thăng Long ...51
1.Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược khách hàng ...52
●Phương thức thực hiện...52
2. Đầu tư phát triển :...56
● Phương thức thực hiện...56
3. Xây dựng và phát triển thương hiệu...57
● Phương thức thực hiện...57
4. Cải tiến và đổi mới hệ thống quản lý ...59
● Phương thức thực hiện...59
5. Đào tạo nguồn nhân lực...61
● Phương thức thực hiện...61
6. Đa dạng hoá sản phẩm ...62
● Phương thức thực hiện...62
KẾT LUẬN...65