III. Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Những năm qua là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn CBCNV trong công ty, công ty đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty vẫn còn những hạn chế nhất định trong sản xuất kinh doanh, làm hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của doanh nghiệp.
- Với một thị trường tiêu thụ sản phẩm khá rộng lớn hơn 40 nước trên thế giới nhưng Công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường này như văn hoá, nhu cầu, thị hiếu...Thị trường nước ngoài của công ty còn khá khiêm tốn , chủ yếu là thị trường quen thuộc như EU, Mỹ, Nhật. Nhưng đây chỉ là
thị trường gia công nghĩa là sản phẩm của công ty mang nhãn hiệu, mác của các công ty nước ngoài. Thị trường gia công vẫn còn ít, thất thường và chưa ổn định. Hình thức kinh doanh FOB mua nguyên vật liệu bán thành phẩm chưa phát triển đúng mức. Do Công ty chưa đầu tư quan tâm đúng mức trong lĩnh vực Maketing. Công ty chưa đi sâu nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của từnh vùng, từng miền về mặt văn hoá, tâm lý, đời sống, thời trang, cũng như sở thích riêng của từng lứa tuổi khác nhau. Mặt khác cũng do Công ty không chủ động trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu khách hàng nên phải nhập NVL dẫn đến phụ thuộc về mọi mặt. Do đó sản phẩm của công ty chưa có uy tín trên trường quốc tế, chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Đối với thị trường nội địa, công ty cũng đang tìm mọi cách xâm nhập vào tất cả các thị trường trong nước nhưng hiện nay chủ yếu là thị trường miền Bắc. Công ty còn bỏ ngỏ thị trường miền Trung và miền Nam đây là hai thị trường đầy tiền năng hứa hẹn. Do công tác Marketing của công ty còn kém. Công ty chưa thực sự nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc do đó chưa nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng về mọi mặt như chất lượng, giá cả, thời trang, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm ẩn trong chính sách của công ty còn chưa rõ ràng. Tiền lực của công ty còn rất lãng phí, công ty cũng đang cố gắng tìm mọi cách khắc phục những yếu kém trong công tác thị trường và công tác khách hàng.
- Công ty chưa có những xí nghiệp chuyên sản xuất các phụ liệu để phục vụ cho sản xuất của công ty. Máy móc thiết bị của công ty chưa đuợc đầu tư hiệu quả. Còn nhiều máy móc cũ, lạc hậu, công suất thấp... các thiết bị vẫn chưa được sử dụng tối đa ... Các trung tâm, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm
còn ít ...Tất cả là do thiếu vốn đầu tư. Khả năng huy động vốn của công ty còn hạn chế do uy tín, khả năng thanh toán, năng lực quản lý còn yếu.
- Thương hiệu của công ty chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn chủ quan. Việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của công ty trong và ngoài nước vẫn còn ít, chưa liên kết chặt chẽ các hoạt động bán, giới thiệu sản phẩm, công tác thông tin, quảng cáo trong và ngoài nước. Đội ngũ thiết kế thời trang còn ít và năng lực còn yếu chưa thích ứng được với nhu cầu thị trường. Việc nghiên cứu công nghệ may phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc Tế còn chưa được phát huy cho phù hợp với đòi hỏi của khách hàng. Do chất lượng sản phẩm của công ty vẫn chưa cao. Công tác kiểm tra chất luợng sản phẩm không theo giai đoạn quy trình công nghệ, chủ yếu dựa vào KCS nên không tránh khỏi những sai sót. Chế độ khuyến khích, thưởng phạt xây dựng phong trào nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty chưa đựơc thực sự quan tâm. Chất lượng mẫu mã sản phẩm hàng nội địa ở công ty còn nhiều bất cập nên chưa thực sự chiến được niềm tin của khách hàng.
- Tuy đã cải tổ lại bộ máy nhưng bộ máy làm việc còn nhiều hạn chế vẫn mang tính bao cấp, chưa thực sự năng động, nhạy bén với thị trường. Công tác quản lý và công tác kế hoạch còn chưa nhịp nhàng. Chuyên môn nghiệp vụ còn chưa sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường hiện nay. Tinh thần trách nhiệm làm việc của một số bộ phận còn yếu. Tổ chức dây chuyền sản xuất còn chưa hợp lý, bộ phận xây dựng các định mức khoán, xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất, cơ chế thưởng phạt chưa rõ ràng. Do công ty chưa có một hệ thống đổi mới quản lý toàn diện. Do năng lực về con người, tiền bạc, thời gian có hạn...
- Đội ngũ lao động của công ty đều có trình độ và tay nghề, nhưng vẫn còn một số bộ phận có trình độ năng lực chưa phù hợp với yêu cầu công việc, ý thức trách nhiệm trong sản xuất còn chưa cao. Kế hoạch xây dựng đào tạo
nguồn nhân lực toàn diện còn mang tính thành tích. Những vấn đề này là do công ty chưa chú trọng trong đào tạo nguồn nhân lực. Chưa đầu tư kinh phí, thời gian, tạo điều kiện cho CBCNV học tâp.
- - Chủng loại sản phẩm của công ty còn ít. Mẫu mã còn rất đơn giản chưa đáp
ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chưa khai thác được nhu cầu khách hàng để tạo ra những sản phẩm có kiểu dáng phù hợp. Do công ty chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu thêm nhu cầu thị trường.
♦ Nguyên nhân khách quan:
Có nhiều nguyên nhân gây ra những tác động xấu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Do thị trường ngành may mặc cạnh tranh rất gay gắt trong nước và cả trên thế giới. Thị trường trong nước cạnh tranh rất mạnh, trong nước rất nhiều doanh nghiệp có uy tín, có thế đứng.
- Thị trường nguyên liệu cho ngành may ở Việt Nam còn ít, chất lượng không cao khiến cho công ty phải nhập khẩu nguyên liệu dẫn đến giá thành sản phẩm cao, trong khi đó giá bán tăng chậm, lợi nhuận sẽ giảm.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh trong ngành dệt may đó là hiện tượng mua, chạy, bán Quota. Vấn đề hạn ngạch cản trở công ty trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài.
- Mặt khác cũng do chính sách của nhà nước như thuế chẳng hạn. Thuế là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước có thể khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hay hạn chế đầu tư.
♦ Nguyên nhân chủ quan:
- Các thông tin thị trường mà công ty năm bắt phần lớn thông qua báo chí, qua mạng, qua các con số thống kê kinh tế nên mức độ chính xác không cao, việc nắm bắt nhu cầu dự báo chậm, còn thiếu căn cứ khoa học. Chính
doanh cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khiến công ty luôn phụ thuộc vào đơn đặt hàng, do đó công ty không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Các dây chuyền máy móc thiết bị còn cũ kĩ, kém hiệu quả. Quá trình đầu tư còn chậm do thiếu vốn đầu tư, trang thiết bị còn thiếu đồng bộ. Kho tàng, nhà xưởng cũng trong tình trạng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, dự trữ hàng hoá , nguyên liệu cho sản xuất.
- Các hoạt động bố trí, tổ chức bộ máy tiêu thụ chưa khoa học và thiếu tính chuyên môn hoá, nên chưa phát huy được vai trò của các bộ phận. Các hoạt động hỗ trợ chưa phát huy được tác dụng, chưa đóng vai trò là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Thực tế công ty chưa đầu tư chiều sâu vào hoạt động này, ngân sách cho quảng cáo, trưng bày sản phẩm còn quá ít.
- Công ty còn trong tình trạng thiếu vốn, đây là một vấn đề nhức nhối nhất để làm sao có vốn để đầu tư đổi mới hệ thống máy móc hiện đại.
- Đội ngũ cán bộ chưa được trẻ hoá, phần lớn là cán bộ lâu năm. Trình độ tay nghề của đội ngũ CBCNV không cao.
Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long