Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 37 - 39)

II. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

3.Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu

Bảng 8 : Doanh lợi theo doanh thu giai đoạn 2002-2006

Đơn vị : lần

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng LN/Tổng DT 0.165 0.143 0.216 0.134 0.243

Nguồn : Phòng kế toán – tài chính

Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu thì thu được trong đó bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002 một đồng doanh thu có 0.165 đồng lợi nhuận, năm 2003 là 0.143 giảm 13.33%.Năm 2004 tăng lên nghĩa là một đồng doanh thu tạo ra 0.216 đồng lợi nhuận, tăng 51.05% so với năm 2003. Năm 2005 thì lại giảm so với năm 2004. Đến năm 2006 thi tỷ lệ này lại tăng lên một đồng doanh thu tạo ra 0.243 đồng lợi nhuận. Tốc độ tăng giảm của tỷ số này không đồng đều, qua đây ta thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao cần có những biện pháp phù hợp để năng cao hiệu quả sản xuất của công ty.

4.Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí

Bảng 9 : Doanh lợi theo chi phí giai đoạn 2003-2006

Đơn vị : Lần

Năm 2003 2004 2005 2006

Tổng LN/Tổng CF 0.026 0.073 - 0.08

Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính

Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy năm 2003 một đồng chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh thu được 0.026 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này tăng dần, năm 2004 là 0.073 và năm 2006 là 0.08. Tỷ số này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm. Có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thì thu được lợi nhuận rất thấp. Công ty cần có biện pháp hợp lý tiết

kiện chi chí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tăng lợi nhuận, để tái sản xuất mở rộng...

5. Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn chủ sở hữu

Bảng 10 : Doanh lợi theo vốn chủ sở hữu giai đoạn 2003-2005 Đơn vị : trđ

Năm 2003 2004 2005

TổngLN/Tổng VCSH 0.005 0.012 -

Nguồn : Phòng Kế Toán- Tài Chính

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2003 một đồng VCSH bỏ ra ta thu được 0.005 đồng lợi nhuận. Năm 2004 thì một đồng vốn bỏ ra ta thu được 0.012 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2003. Dù tỷ lệ này có tăng song vẫn còn quá thấp. Doanh nghiệp cần có những phương hướng để sao cho việc sử một đồng VCSH bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận cao nhất có thể.

6. Cơ cấu lao động

Bảng 11: Cơ cấu lao động giai đoạn 2002-2006

Đơn vị : Người Chỉ tiêu 2002 (1) 2003 (2) 2004 (3) 2005 (4) 2006 (5) Tỉ lệ 4/3 5/4 1.Số lượng CBCNV 2977 2335 2212 2100 2000 95% 95.2% 2.Lao động nữ 2382 1868 1150 1680 1400 146% 83.3% 3.CB có trình độ ĐH 144 120 110 112 118 102% 105% 4.CB có trình độ C Đ 105 90 85 86 75 101% 87.2% 5. CB có trình độ TC 130 102 90 95 90 105% 95% 6.CN kĩ thuật 1100 750 675 689 690 102% 100.1% 7.Lao động phổ thông 1498 1273 1252 1118 1027 89.3% 91.8% Nguồn : Văn phòng

Qua số liệu thống kê trên ta thấy số lượng CBCNV giảm dần qua các năm.Quy mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng mà số lượng CBCNV ngày càng giảm dần điều đó thể hiện khả năng, trình độ chuyên môn

công ty ngày càng được nâng cao. Máy móc thiết bị hiện đại đã thay thế một lượng lớn lao động và cũng nhờ công nghệ hiện đại đã nâng cao được chất lượng sản phẩm...Số lượng CBCNV trong công ty có trình bằng cấp tay nghề ngày càng nhiều. Việc làm trong công ty mấy năm gần đây tương đối đều đặn. Công ty cũng ký được nhiều đơn hàng tạo ra được nhiều việc làm cho CBCNV. Doanh nghiệp tiến hành sản xuất ba ca, máy móc thiết bị được sử dụng tối đa công suất. Nói chung mấy năm gần đây tình hình việc làm ổn định.Công ty cũng cố gắng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho toàn bộ CBCNV trong công ty giúp cho công ty ngày càng phát triển .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 37 - 39)