Chỉ tiêu thị phần

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 40 - 42)

II. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

8.Chỉ tiêu thị phần

Thị phần nội địa của công ty chủ yếu là thị trường Miền Bắc. Công ty cũng xác định rõ thị phần của mình là Miền Bắc là chủ yếu, còn Miền Trung và Miền Nam thị phần của công ty là rất ít.Thị trường Miền Bắc là thị trường chính của công ty. Năm 2000 thị trường này chiếm khoảng 97 % tiêu thụ nội địa. Công ty đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp miền Bắc tập trung ở các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương , Quảng Ninh, Nam Định...Mức tiêu thu ở khu vực này tăng vì nhìn chung mức sống của người dân khá cao, nhu cầu may mặc lớn và do sản phẩm của Công ty rất có uy tín trên thị trường này. Trên thị trường Miền Bắc công ty đã xây dựng được hình ảnh khá nổi bật về uy tín chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mũi nhọn như áo Jacket, áo sơ mi, hàng dệt kim,... Mặt khác ở Miền Bắc công ty có ít đối thủ cạnh tranh. May Đức Giang và May 10 cũng có tầm vóc lớn nhưng cạnh tranh chủ yếu với công ty trên thị trường xuất khẩu. Trong nước sản phẩm chính của may Đức Giang là quần áo cấp thấp còn của May 10 sản phẩm là áo sơ mi. Còn thị trường Miền Trung nhu cầu hay mức sống của người dân còn chưa cao , nhu cầu còn ít , không đa dạng phong phú, thu nhập cũng thấp, một phần công ty cũng chưa thành lập được mạng lưới phân phối hoàn chỉnh ở đây. Mặt khác do sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty là hàng chất lượng cao, giá khá cao so với nhu cầu chung trong vùng này nên sản phẩm tiêu thụ của Công ty bị các hàng chất lượng thấp, giá thấp cạnh tranh đặc biệt là hàng

thì quá đa dạng phong phú nhưng có rất nhiều công ty đã có uy tín trên thị trường,đã chiến lĩnh thị trường,đối thủ cạnh tranh nhiều. Đây là một thị trường có sức mua lớn, nhu cầu phong phú đa dạng. Đối thủ cạnh tranh của thị trường Miền Nam rất nhiều, riêng ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tới hơn 200 doanh nghiệp sản xuất hàng may sẵn , gần 5000 cơ sở may tư nhân. Đối thủ cạnh tranh mạnh, chính có thể kể tới công ty may Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, Sài Gòn...

Bảng 13 : Phần trăm về thị trường tiêu thụ nội địa

Miền Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Thị trường tiêu thụ nội địa

80% 5% 15%

Nguồn : Phòng KH-VT

Doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp về thị phần của mình trên các vùng miền để sao cho phát huy tận dụng hết năng lực của mình, khai thác thị trường một cách có hiệu quả tạo uy tín cho doanh nghiệp. Đối với thị phần nước ngoài thì doanh nghiệp chưa có uy tín hay tiếng tăm gì mà DN chủ yếu là may gia công nên không có thương hiệu hay nhãn mác, uy tín trên thị trường quốc tế. Hiện nay Công ty đang cố gắng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường quốc tế bằng thương hiệu chất lượng sản phẩm của mình.

9. Chỉ tiêu thu nhập của CBCNV Bảng 14 : Thu nhập BQ của CBCNV 2003-2006

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty CP may Thăng Long (Trang 40 - 42)