Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG

3.3.3.Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo NHNN và các Bộ có liên quan thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ lạm phát. Khi NHNN thực hiện các biện pháp giảm cung tiền thì Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu một số doanh nghiệp cung cấp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cam kết không tăng giá sản phẩm.

Về lâu dài, Chính phủ cần có sự đánh giá lại các mặt của nền kinh tế và yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ có sự tổng kết đánh giá những thành công và hạn chế trong hoạt động đã được triển khai. Chính phủ, thông qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cần có sự kiểm soát chặt hơn thị trường chứng khoán. Sự mới mẻ của thị trường này kết hợp với tâm lý không ổn định, tính không chuyên nghiệp của nhà đầu tư khiến nó có những biến động mạnh ngoài dự kiến, tác động xấu đến nền kinh tế.

phát triển thị trường, hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp quy làm cơ sở cho các hoạt động của các chủ thể kinh tế.

Thứ hai, Chính phủ cần có những hành động cụ thể hơn để phát triển hệ thống thanh toán. Quyết định trả lương cho cán bộ công chức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước thông qua thẻ ATM cho thấy nỗ lực của Chính phủ nhằm hạn chế tiền mặt trong lưu thông. Điều này có thể cũng là một biện pháp từ phía Chính phủ giúp NHTM huy động được số vốn có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, khi hệ thống thanh toán trong nền kinh tế yếu kém như hiện nay thì quyết định này chưa mang lại hiệu quả rõ ràng. Người dân có nhu cầu vẫn phải rút tiền mặt để thực hiện thanh toán. Điều này thậm chí còn mang đến nhiều phiền phức và nền kinh tế tốn nhiều chi phí hơn vì một bộ phận không nhỏ người sở hữu thẻ phải trực tiếp đến Ngân hàng để rút tiền do không thành thạo thao tác trên máy ATM hay gặp các sự cố không rút được tiền, không tìm được máy. Chính phủ cần yêu cầu các Ngân hàng cung cấp thẻ tổ chức các buổi hướng dẫn và thực hành tập các thao tác sử dụng thẻ cho các khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ, thông qua NHNN, có thể phải hỗ trợ các NHTM phát triển hệ thống thanh toán qua thẻ: tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia nước ngoài ở những thị trường thẻ phát triển, chuyển giao công nghệ từ những quốc gia này hay lắp đặt các thiết bị đơn giản phục vụ dân cư mua hàng tự động hoặc có thể được thanh toán bằng các loại thẻ, ...

Ở thời điểm hiện tại, hệ thống máy ATM quá tải vì lượng tiền mặt rút ra quá lớn. Lỗi kỹ thuật và tình trạng mất an toàn xảy ra không ít. Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo triển khai các hoạt động hỗ trợ: tăng khả năng kết nối các hệ thống thẻ, thiết lập dần hệ thống thanh toán với các điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ, ...

Tóm lại, các biện pháp được đề xuất không thể mang lại hiệu quả nếu không được triển khai đồng bộ, không có sự phối hợp hành động giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới. Dù vậy, những nỗ lực của bản thân Chi nhánh vẫn có ý nghĩa quyết định trong việc đẩy mạnh huy động vốn. Sự hỗ trợ từ Ngân hàng Công thương

Việt Nam, NHNN và Chính phủ là nhằm tạo ra môi trường thuận lợi hơn để nâng cao hiệu quả các giải pháp với Chi nhánh.

Kết luận

Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng cũng như Ngân hàng Công thương Việt Nam có truyền thống hoạt động nhiều năm, đã đạt được nhiều thành quả. Đối với khách hàng, Chi nhánh cũng đã tạo dựng được những ấn tượng tốt đẹp nhất định.

Trong điều kiện kinh tế hội nhập, như các NHTM khác, Chi nhánh phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Những bất cập đã tồn tại trước đây trong nội bộ Chi nhánh càng trở nên trầm trọng hơn trong những biến động bất lợi từ môi trường khách quan. Một trong những biếu hiện của điều này là sự yếu kém trong huy động vốn của Chi nhánh. Sự thay đổi là rất cần thiết nhằm tăng cường huy động vốn cũng như phát triển các hoạt động khác, giúp củng cố và nâng cao năng lực tài

Với đề tài “Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng”, Chuyên đề đã giải quyết được một số điểm như sau:

Thứ nhất, Chuyên đề đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về Ngân hàng Thương mại, trong đó tập trung vào hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại.

Thứ hai, những nét chính về thực trạng huy động vốn của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã được đưa ra cũng với một số phân tích, đánh giá.

Thứ ba, trên cơ sở đó, một số giải pháp với Chi nhánh và kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã được đề xuất trong Chuyên đề.

Trong xu thế đổi mới chung của cả hệ thống NHTM, Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đặt ra phương châm kinh doanh “Hiện đại - Văn minh - Hiệu quả”. Những giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong Chuyên đề cũng nhằm góp phần hiện thực hoá phương châm đó của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 75 - 78)