Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Dù quy mô vốn của Chi nhánh được mở rộng qua các năm nhưng hoạt động này vẫn gặp phải hạn chế rất lớn. Lượng vốn Chi nhánh huy động được không lớn. Tốc độ tăng trưởng vốn còn thấp và không ổn định.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung được đánh giá là thị trường có nhiều thuận lợi để các NHTM huy động vốn do tâm lý và tập quán dân cư có xu hướng thiên về tích luỹ hơn tiêu dùng. Thêm nữa, Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng kinh doanh trên địa bàn rộng, đông dân cư, có lợi thế để mở rộng tiền gửi. Tuy nhiên, xét về cả quy mô và tốc độ tăng trưởng, số vốn Chi nhánh huy động được đều chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như rất thấp so với các NHTM trên địa bàn Thành phố Hà Nội, dù ở trong hay ngoài hệ thống Ngân hàng Công thương.

Năm 2007 được đánh giá là năm các NHTM có sự tăng trưởng vốn lớn nhất từ trước tới nay. Tốc độ tăng trưởng vốn của hệ thống NHTM trong cả nước là 39,6%. Các NHTM trên địa bàn Hà Nôi cũng có được sự tăng trưởng vốn rất cao. Trái lại, tốc độ tăng trưởng vốn của Chi nhánh trong năm này lại sụt giảm mạnh. Vốn huy động từ khách hàng tổ chức tăng trưởng khá nhưng quy mô vốn huy động từ dân cư thu hẹp đáng kể. Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá không hiệu quả. Dù vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư tăng mạnh nhưng vốn từ kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi giảm gần 70%.

Bảng 2.15. Tốc độ tăng trưởng vốn* của các NHTM trên địa bàn Hà Nội thời kỳ 2005 – 2007 Đơn vị: % 2005 2006 2007 CN NHCT Hai Bà Trưng 5,5 11,7 6,2 Bình quân các CN NHCT 11,4 13,5 8,4 Hệ thống NHTM 19,2 32,3 36,1 *: không bao gồm VCSH

Hạn chế trong huy động vốn của Chi nhánh xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Các nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, lãnh đạo Chi nhánh chưa quan tâm đúng mức và chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể, kiên quyết nhằm tăng cường huy động vốn. Dù về mặt quan điểm, họ thừa nhận vai trò của hoạt động này nhưng những giải pháp để thay đổi thực trạng huy động vốn của Chi nhánh lại chưa được đưa ra, hoặc được đưa ra nhưng chưa được nghiêm túc triển khai. Sự chậm trễ về chính sách và phương hướng hoạt động kéo theo sự trì trệ trong hoạt động nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên Chi nhánh. Bản thân cán bộ, nhân viên thực hiện công tác huy động vốn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của huy động này cũng không có động lực nào thúc đẩy họ nỗ lực thực hiện nhiệm vụ. Sự không quyết tâm của ban lãnh đạo cũng kéo theo nhiều vấn đề khác như: không triệt để thực hiện thay đổi tác phong làm việc hay sự phân bổ chi phí huy động vốn bất hợp lý, không quan tâm phát triển hoạt động hỗ trợ huy động vốn.

Thứ hai, chi phí vốn của Chi nhánh khá cao và không được phân bổ hợp lý trong khi mặt bằng lãi suất huy động lại thấp hơn các Ngân hàng khác. Để huy động vốn, Chi nhánh phải trang trải những khoản chi phí lớn nhưng một bộ phận trong đó, như chi phí trả lương cho cán bộ, nhân viên, chi phí kho quỹ, chi phí quản lý, lại không mang lại hiệu quả. Vấn đề này cũng xuất phát từ bộ máy nhân sự cồng kềnh, chưa năng động của Chi nhánh. Trong khi đó, chi phí cho công tác marketing cần được đặc biệt chú trọng lại không nhận được sự quan tâm. Hoạt động marketing rất ít được Chi nhánh tiến hành và khi được thực hiện thì các hình thức cũng đơn điệu, thường chỉ là những băng rôn, áp phích trưng bày tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, dù chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí song chính sách lãi suất của Chi nhánh không linh hoạt. Thu nhập của đa số người dân còn thấp, lãi suất cao ở mức độ nhất định sẽ đủ sức hấp dẫn người gửi tiền. Tuy vậy, hầu hết các lần điều chỉnh lãi

Nam và thường đi sau các Ngân hàng khác. Sự chậm trễ thay đổi lãi suất cũng như sự kém đa dạng các khung lãi suất khác nhau ứng với các hình thức huy động vốn khiến cho Chi nhánh không thu hút được vốn từ khách hàng cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế.

Thứ ba, văn hoá giao tiếp và trình độ nghiệp vụ của nhân viên huy động vốn cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn Chi nhánh chưa cao. Giao dịch viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, kể cả các cá nhân và doanh nghiệp. Tinh thần phục vụ và sự chuyên nghiệp trong xử lý giao dịch của những người này tác động nhiều đến tâm trạng cũng như ý muốn quay lại Chi nhánh của khách hàng. Dù nhiều khoá đào tạo, tập huấn cho giao dịch viên đã được tổ chức nhưng đây vẫn là vấn đề Chi nhánh chưa giải quyết được. Sự thiếu niềm nở và không tích cực trong giao dịch của nhiều nhân viên khiến khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, một số nhân viên không vững vàng về chuyên môn làm giảm tốc độ giao dịch với khách hàng và gây ra những nhầm lẫn đáng tiếc. Ngân hàng Công thương Việt Nam là Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Chi nhánh Hai Bà Trưng có lợi thế là truyền thống và uy tín hoạt động trong nhiều năm nhưng bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên Chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách làm việc không năng động, thiếu tính tự chủ trước đây. Huy động vốn, cũng như các hoạt động khác, được thực hiện theo các mục tiêu, kế hoạch do Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển xuống. Sự lệ thuộc quá mức dẫn đến tâm lý ỷ lại của cán bộ, nhân viên vì dù kế hoạch không được hoàn thành hay Chi nhánh lâm vào tình trạng tổn thất thì Ngân hàng Công thương Việt Nam, với tư cách là Ngân hàng mẹ, phải thực hiện bù đắp. Hoạt động huy động vốn được triển khai trong sự bị động và phụ thuộc đó đã không mang lại hiệu quả cao.

Thứ tư, hệ thống cơ sở vật chất của Chi nhánh chưa đủ hiện đại và rộng khắp để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động huy động vốn. Dù trụ sở của Chi nhánh đã được nâng cấp, lắp đặt một số trang thiết bị hiện đại nhưng không gian của các quỹ tiết kiệm vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thuận tiện cho khách hàng gửi tiền. Hệ thống máy

rút tiền tự động thưa thớt là một trong những điểm yếu của Chi nhánh cũng như của toàn hệ thống Ngân hàng Công thương. Điều này gây khó khăn cho người gửi tiền nên cản trở việc Chi nhánh tăng số lượng cũng như số dư trên các tài khoản ATM.

Thứ năm, các hình thức huy động vốn của Chi nhánh còn đơn giản, khả năng tích hợp các tiện ích kém nên không hấp dẫn được khách hàng. Hoạt động huy động vốn ở Chi nhánh chỉ được triển khai thông qua các hình thức truyền thống như nhận tiền gửi với những kỳ hạn khác nhau, phát hành các công cụ nợ, khó có khả năng thu hút khách hàng. Mặt khác, việc triển khai đó chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Chi nhánh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, theo xu thế chung của các NHTM khác, không căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường ở địa bàn kinh doanh. Khả năng tích hợp các tiện ích ở Chi nhánh gần như không có. Biện pháp duy nhất Chi nhánh thực hiện để mở rộng huy động là áp dụng hình thức dự thưởng theo các chương trình được thống nhất triển khai bởi Ngân hàng Công thương Trung ương.

Thứ sáu, hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh không cao. Hiện nay, hoạt động sử dụng vốn chủ yếu Chi nhánh thực hiện là cho vay đang bị thu hẹp. Nguyên nhân là do tình trạng nợ xấu kéo dài trong nhiều năm, Chi nhánh đang tìm các biện pháp để xử lý. Vì vậy, chỉ một bộ phận nhỏ vốn huy động được trực tiếp sử dụng tại Chi nhánh, phần lớn còn lại được điều chuyển về Hội sở chính để chuyển xuống cho vay ở các Chi nhánh khác. Với số vốn được cho vay, một số vấn đề cũng nảy sinh như: tiến độ giải ngân chậm, tỷ lệ cho vay các DNNN khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro do hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này tốt,… Thậm chí, có trường hợp, Chi nhánh cho vay mở L/C nhưng doanh nghiệp vẫn chưa nhận nợ. Tất cả những yếu kém đó trong hoạt động sử dụng vốn tác động xấu đến huy động vốn của Chi nhánh.

Các nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội gây ra những tác động bất lợi với hoạt động huy động vốn của NHTM. Đây là nguyên nhân khách quan mà không chỉ Chi

lệ lạm phát cao khiến người dân không muốn gửi tiền ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, người dân có thể tự do mua vàng nên sự tăng giảm của giá loại hàng hoá đặc biệt này dẫn đến sự dịch chuyển của những dòng vốn rất lớn. Dân cư chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang mua vàng để dự trữ và đầu cơ. Việc giá vàng và tỷ lệ lạm phát đều tăng cao góp phần làm giảm lượng vốn Chi nhánh huy động được. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng hệ thống thanh toán chưa hoàn thiện. Nguyên nhân này làm cho việc thay đổi thói quen giao dịch của các cá nhân, tổ chức trở nên đặc biệt khó khăn. Bản thân việc thực hiện thanh toán giữa các NHTM đã không đơn giản, việc Ngân hàng thực hiện thanh toán cho các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ hộ khách hàng càng gặp trở ngại nhiều hơn. Minh chứng rõ ràng nhất là việc chủ thẻ ATM không thể rút tiền tại các máy không cùng hệ thống thẻ hay không thể dùng thẻ để thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ. Hình thức huy động tiền gửi thông qua các tài khoản thẻ và tài khoản thanh toán của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng không đạt được hiệu quả cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân này.

Thứ hai, một bộ phận lớn dân cư và cả doanh nghiệp có tâm lý ngại giao dịch với Ngân hàng. Nhìn chung, người dân Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt và không muốn thực hiện giao dịch qua Ngân hàng. Số giao dịch của những doanh nghiệp vừa và nhỏ với NHTM cũng không nhiều. Điều này hạn chế Chi nhánh huy động được vốn dưới hình thức tiền gửi.

Thứ ba, Chi nhánh phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, các Doanh nghiệp Bảo hiểm và Thị trường chứng khoán. Các NHTM cổ phần đang phát triển rất mạnh và dần chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn. Lợi thế của những Ngân hàng này là sự năng động, nhạy bén với các biến động của thị trường và nhanh chóng nắm bắt tâm lý khách hàng. Các NHTM cổ phần đã thu hút được lượng vốn lớn từ các khách hàng cá nhân cũng như từ các tổ chức kinh tế. Khi đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu bảo hiểm cũng lớn hơn. Họ không chỉ dùng khoản tích luỹ gửi tiết kiệm mà còn mua các hợp đồng bảo hiểm, đôi khi có giá trị rất lớn. Ngoài

ra, đã có những giai đoạn, thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng vượt bậc. Điều này khiến không ít khách hàng cá nhân rút tiền gửi, thậm chí vay Ngân hàng, để đầu tư chứng khoán. Một lượng lớn vốn được rút khỏi hệ thống Ngân hàng. Khi phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh và năng động như vậy, Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng chưa tìm ra được những giải pháp kịp thời và hợp lý. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, vì thế, đã tăng trưởng chậm lại, có bộ phận vốn còn bị thu hẹp quy mô.

Những nguyên nhân trên khiến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng không có được sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Nó đặt Chi nhánh trước nguy cơ gặp phải những tổn thất lớn hơn trong tương lai khi hệ thống tài chính Việt Nam phải mở cửa rộng hơn theo cam kết gia nhập WTO. Vì vậy, những biện pháp đẩy mạnh huy động vốn là vô cùng cần thiết với Chi nhánh, không chỉ để tăng trưởng vốn mà còn củng cố năng lực tài chính của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w