CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHCT HAI BÀ TRƯNG
2.2.1. Nhận tiền gử
Đây là hình thức huy động vốn chủ yếu của Chi nhánh. Trong tổng vốn, tiền gửi thường chiếm từ 70 – 85%. Chi nhánh nhận tiền gửi từ các cá nhân cũng như tổ chức kinh tế. Trong đó, lượng tiền gửi từ khách hàng cá nhân giữ tỷ trọng cao hơn.
chức kinh tế có mức tăng trưởng khá cao, nhất là trong năm 2007. Trong khi đó, việc huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân của Chi nhánh gặp khó khăn. Quy mô tiền gửi của đối tượng này bị thu hẹp tương đối nhiều.
Bảng 2.7. Tình hình huy động tiền gửi thời kỳ 2005 – 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Quy mô ± (%) Quy mô ± (%) Quy mô ± (%)
Tiền gửi của tổ chức 752.165 - 804.654 +6,98 932.144 +15,84
Tiền gửi của dân cư 1.353.674 - 1.484.770 +9,68 1.413.814 -4,78
Tổng tiền gửi 2.105.839 - 2.289.424 +8,72 2.345.958 +2,47 (Nguồn: Phòng Kế toán Tổng hợp)
Các hình thức huy động tiền gửi Chi nhánh áp dụng tương đối đa dạng. Với khách hàng là các tổ chức, Chi nhánh nhận các loại tiền gửi như sau:
- Tiền gửi thanh toán: số vốn này chiếm từ 55 – 60% tiền gửi huy động từ các tổ chức.
- Tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng: tỷ trọng loại vốn này trong tổng tiền gửi của các tổ chức khoảng 25 – 30%. Các Doanh nghiệp Bảo hiểm là những khách hàng thường xuyên gửi tiền theo hình thức này.
- Tiền gửi kỳ hạn từ 12 – 24 tháng: đây là khung kỳ hạn dài nhất các tổ chức thực hiện gửi tiền. Dù Chi nhánh có nhu cầu huy động tiền gửi kỳ hạn dài hơn nhưng các tài khoản tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng đếu không có số dư. Nguyên nhân là do đặc điểm thường xuyên cần vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiền đảm bảo thanh toán - Các khoản quản lý, giữ hộ
Với đối tượng khách hàng cá nhân, hình thức huy động tiền gửi duy nhất là tiền gửi tiết kiệm. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của bản thân, các cá nhân lựa chọn kỳ hạn gửi thích hợp và có thể gửi theo hình thức tiết kiệm bậc thang. Các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi của dân cư. Bên cạnh đó, do nhu cầu sử dụng vốn của người dân không thường xuyên như các doanh nghiệp nên lượng tiền gửi có kỳ hạn 12 – 24 tháng cũng khá lớn, chiếm 40 – 45% tổng tiền gửi.
Biểu đồ 2.8. Tình hình huy động tiền gửi dân cư thời kỳ 2005 – 2007
(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp)
Trong những năm 2005 – 2007, cơ cấu tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại Chi nhánh có nhiều biến động. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm mạnh trong năm
liên tục giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do hình thức huy động tiền gửi kỳ hạn dài của Chi nhánh không hấp dẫn, không thu hút được sự quan tâm của người dân. Cùng với đó, lạm phát đang có xu hướng tăng nên ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, không lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kỳ hạn dài.
2.2.2. Đi vay
Do là Chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Hai Bà Trưng không thực hiện các khoản vay với NHNN hay các tổ chức tín dụng khác. Hình thức huy động tiền vay duy nhất Chi nhánh sử dụng là đi vay thông qua phát hành các công cụ nợ. Theo đó, Chi nhánh phát hành các giấy tờ có giá gồm:
- Kỳ phiếu;
- Trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau: 12 – 24 tháng, trên 24 tháng; - Chứng chỉ tiền gửi;
Các công cụ nợ này được phát hành theo các đợt với nhiều phương thức khác nhau theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nếu trái phiếu chỉ được phát hành bằng VND thì kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi có thể còn được phát hành bằng ngoại tệ, thường là USD. Để thu hút được sự quan tâm của khách hàng, Chi nhánh triển khai các hình thức dự thưởng hoặc một số tiện ích trong các đợt phát hành như: rút thăm trúng thưởng, trả lãi trước, mua lại các công cụ nợ nếu người chủ sở hữu đã nắm giữ trong một khoảng thời gian nhất định, …
Biểu đồ 2.9. Tình hình huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ thời kỳ 2005 – 2007
(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp)
Năm 2007 là năm có sự suy giảm mạnh về quy mô vốn huy động bằng công cụ nợ của Chi nhánh. Số vốn huy động được chỉ bằng 31,8% so với số vốn huy động năm 2006. Trong đó, vốn huy động bằng kỳ phiếu chỉ chiếm xấp xỉ 8%. Chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 12 – 24 tháng có tỷ trọng cao nhất, trên 80%. Sự thu hẹp quy mô vốn huy động thông qua phát hành công cụ nợ do hình thức huy động này của Chi nhánh không hấp dẫn được khách hàng. Chi nhánh chỉ thực hiện các đợt phát hành vào thời điểm khan hiếm vốn theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam nên tính chủ động không cao, hình thức huy động này cũng không nhận được sự quan tâm, không được tăng cường.