CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 45 - 48)

- Ngắn hạn Trung dài hạn

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

SCB An Giang qua một khoản thời gian hoạt động đã đạt được những thành công nhất định. Đó là kết quả của cả một quá trình nổ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Điều đó được thể hiện rõ trong phần phần tích của bài này thông qua các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động cho vay và thu nợ như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, hệ số thu nợ,…của hình thức cho vay ngắn hạn.

Sau hơn một năm hoạt động doanh số cho vay ngắn hạn đã không ngừng tăng lên từ 28,100 triệu đồng vào quý 1 lên đến 171,607 triệu đồng vào quý 4 của năm 2007, quý 4 tăng gấp 6 lần so quý 3 . Với kết quả này cho thấy quy mô của ngân hàng đã không ngừng mở rộng, uy tín thương hiệu ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó công tác thu nợ của chi nhánh cũng đang diễn ra theo chiều hướng tốt khi mà doanh số thu nợ ngắn hạn ngày một tăng lên. Cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn của quý 4 là 33,250 triệu đồng tăng gấp 12 lần so với quý 1 (2,614 triệu đồng) của năm 2007. Tuy nhiên doanh số thu nợ ngắn hạn so với doanh số cho vay ngắn hạn còn khá khiêm tốn, cho nên chỉ tiêu DSTN/DSCV rất thấp, chỉ có 19,38% vào quý 4. Đó là do có nhiều khoản nợ chưa đến hạn trả lãi và vốn, còn khoản nợ tới hạn trả lãi và thu trước hạn thì không nhiều nên doanh số thu nợ ngắn hạn thấp, kéo theo hệ số thu nợ ngắn hạn cũng thấp. Vì vậy, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình thu hồi nợ, đưa ra nhiều biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn để cải thiện tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn.

Đối với dư nợ ngắn hạn của chi nhánh, nhìn chung cũng đang tăng nhanh, từ 25,486 triệu đồng vào quý 1 đã tăng lên 138,357 triệu đồng vào quý 4 năm 2007, dư nợ ngắn hạn quý 4 tăng gấp 4 lần quý 1. Dư nợ này tăng lên cho thấy thị phần của chi nhánh chiếm được càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn càng cao nhưng song song đó thì rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Do đó cần phải điều chỉnh khoản dư nợ ngắn hạn sao cho hợp lý, tùy theo tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn. Dư nợ ngắn hạn tăng trưởng thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn nhưng không nhiều vì doanh số thu nợ ngắn hạn qua các quý vẫn còn thấp. Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của chi nhánh đang có chiều hướng tốt.

Còn về tình hình nợ quá hạn ngắn hạn thì có sự biến động lớn vào quý 4, trong khi quý 1 và quý 2 không có phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn, nhưng sang quý 3 bắt đầu xuất hiện nợ quá hạn ngắn hạn là 48 triệu đồng. Sau đó qua quý 4 con số nợ quá hạn này đã tăng cao một cách bất thường lên đến 1,306 triệu đồng, gấp 27 lần so với quý 3. Lý do của sự tăng nợ quá hạn này là vì khách hàng trễ đóng lãi, quản lý kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Còn về phía ngân hàng do quá chủ quan trong quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay hoặc cho vay đúng nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích nhưng ngân hàng không phát hiện kịp thời để ngăn chặn. Điều này cho thấy tình trạng thu hồi nợ của ngân hàng đang chậm lại và làm phát sinh nhiều nợ quá hạn. Công tác theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ chưa được thực hiện tốt, ngoài ra còn các nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng đến tình trạng nợ quá hạn. Theo tình hình này thì nợ quá hạn có xu hướng ngày một tăng lên. Tuy nhiên chỉ tiêu nợ quá hạn/dư nợ ngắn hạn vẫn ở mức thấp chưa đến mức báo động. Do đó nhìn chung tình hình nợ quá hạn vẫn không có gì đáng ngại, nhưng chi nhánh phải đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng này nhằm làm hạn chế sự gia tăng chỉ số này lên cũng như làm giảm nợ quá hạn.

Tóm lại tình hình cho vay ngắn hạn của chi nhánh trong năm 2007 đã có những bước tiến quan trọng với những kết quả đạt được. Đó là do chi nhánh đề ra những kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng cùng với các biện pháp thực hiện hiệu quả đã tạo nên được vị thế của SCB trong lòng người dân An Giang.

Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác trên cùng một địa bàn như Sacombank, ABBank, ACB,…và luôn tìm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài sau khi gia nhập WTO diễn ra ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời, để tồn tại thì chi nhánh cần phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình bằng cách đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để từng bước tăng cường sức mạnh cạnh tranh và uy tín thương hiệu NHTMCP Sài Gòn.

5.2 Kiến nghị

Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng cao, nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân đều tăng cao tạo ra nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng phát triển. Do đó để có thể tận dụng tốt được những cơ hội này thì ngân hàng cần phải nâng cao được hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn. Sau quá trình tìm hiểu về tình hình thực tế của chi nhánh, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:

* Đối với ngân hàng

- Trong hoạt động tín dụng cần phân nhóm khách hàng theo từng loại hình kinh doanh, đồng thời cũng đào tạo cán bộ tín dụng theo hướng chuyên sâu theo từng loại hình này. Khi cho vay đối tượng thuộc loại hình kinh doanh nào thì sẽ do CBTD có chuyên môn về nó phụ trách. Điều này sẽ giúp cho quá trình thẩm định các khoản vay sẽ nhanh hơn, chính xác hơn, tạo được thiện cảm với khách hàng khi mà CBTD có sự am hiểu sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của họ.

- Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng để có hướng xử lý kịp thời các khoản nợ này để không bị mất vốn như đôn đốc khách hàng trả nợ, liên hệ với cơ quan chức năng nhờ thu hộ, thu hồi nợ bằng cách bán tài sản đảm bảo,…

- Tăng cường hợp tác toàn diện giữa ngân hàng, cơ quan quản lý, các tổ chức và hiệp hội và doanh nghiệp trong hỗ trợ vốn.

- Cần tổ chức lại bộ máy quản lý một cách chặt chẽ hơn, nên phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp, bộ phận trong bộ máy quản trị điều hành.

- Ngân hàng cần có bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm trên cơ sở các thông tin thu thập từ phía khách hàng, theo dõi nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách hàng trên thị trường để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp có tính cạnh tranh cao so với những ngân hàng khác.

- Thường xuyên đào tạo lại cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tạo điều kiện cho nhân viên tiếp cận với các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo sự đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên để phát huy sức mạnh của tập thể, mọi người đều làm việc hết mình vì lợi ích chung của chi nhánh. Bên cạnh công tác đào tạo, ngân hàng cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về nhân sự để thu hút ngày càng nhiều nhân tài đến làm việc tại đây.

- Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình cho vay, cần nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghệ.

- Ngân hàng cần đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới bằng cách thành lập thêm các điểm giao dịch gần dân, sát dân và tiện lợi cho doanh nghiệp …nhằm chiếm lĩnh địa bàn và nâng cao thị phần.

* Đối với cơ quan nhà nước:

- NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng và tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho ngân hàng hoạt động, ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu về hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng.

- Cần rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành các quy định mới về phân loại nợ, xử lý kiểm soát rủi ro an toàn trong hoạt động ngân hàng cho đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 45 - 48)