Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 29 - 30)

- Ngắn hạn Trung dài hạn

4.3.3 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng năm

Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng năm 2007

ĐVT: Triệu đồng Đối tƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Chênh lệch Q2/Q1 Chênh lệch Q3/Q2 Chênh lệch Q4/Q2 % % % Doanh nghiệp 839 6,569 12,007 5,395 5,730 682.96 5,438 82.78 -6,612 -55.07 Hộ SXKD cá thể 481 391 4,093 21,583 -89 -18.71 3,701 946.80 17,490 427.31 Khác 1,295 1,746 1,528 6,272 451 34.83 -218 -12.49 4,744 310.47 Tổng DSTN ngắn hạn 2,614 8,706 17,628 33,250 6,092 233.05 8,922 102.48 15,622 88.62

(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)

Biểu đồ 6: Cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng

6569 12007 12007 5395 21583 6272 839 4093 391 481 1528 1746 1295 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Quý Triệu đồng

Doanh nghiệp Hộ SXKD cá thể Khác

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của hai nhóm đối tượng là doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể có sự biến động mạnh mẽ trong năm 2007. Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp từ quý 1 đến quý 3 đều tăng, cụ thể quý 2 tăng 5,730 triệu đồng so với quý 1, đạt tốc độ tăng trưởng 682.96%, quý 3 tăng 5,438 triệu đồng so với quý 2, đạt tốc độ tăng trưởng 82.78%, nhưng sang quý 4 thì DSTN ngắn hạn đối với doanh nghiệp giảm xuống một cách đáng kể, chỉ còn 5,395 triệu đồng. Lý do là vì có nhiều hợp đồng của doanh nghiệp chỉ mới phát sinh vào thời điểm này nên chưa đến hạn trả

nợ. Đồng thời, do tình hình SXKD của một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất nên đã không trả nợ đúng hạn.

Trong khi đó DSTN ngắn hạn đối với hộ SXKD cá thể cũng có sự tăng giảm thất thường, vào quý 2 DSTN này bị giảm 89 triệu đồng so với quý 1, đến quý 3 thì DSTN ngắn hạn tăng lại, cụ thể tăng 3,701 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng cao 946.8%. nhưng so về tỷ trọng trong tổng DSTN ngắn hạn vẫn thấp hơn doanh nghiệp. Đến quý 4, đạt doanh số thu nợ ngắn hạn là 21,583 triệu đồng, tăng 17,490 triệu đồng so với quý 3, đạt tốc độ tăng trưởng 427.31%, đồng thời chiếm tỷ trọng cao hơn DSTN ngắn hạn doanh nghiệp. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ SXKD cá thể tăng cao, đồng thời trong thời gian này có nhiều hộ nuôi cá đã thu hoạch và bán được giá cao, lãi nhiều nên đã trả hết lãi và vốn gốc cho ngân hàng.

Còn về DSTN ngắn hạn của các đối tượng khác, vào quý 1 thì cao hơn so với DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể ( khác: 1,295 triệu đồng, DN: 839 triệu đồng, hộ SXKD cá thể: 481 triệu đồng). Cho thấy công tác thu nợ ngắn hạn đối với các đối tượng này tương đối tốt hơn hai đối tượng là doanh nghiệp và hộ SXKD cá thể. Sang quý 2 doanh số thu nợ ngắn hạn khác có tăng lên là 451 triệu đồng so với quý 1, đạt tốc độ tăng trưởng 34.83% tuy có cao hơn DSTN của hộ SXKD cá thể nhưng lại thấp hơn DSTN ngắn hạn của doanh nghiệp. Sang quý 3 DSTN ngắn hạn của các đối tượng khác đã giảm xuống còn 1,528 triệu đồng, thấp hơn quý 2 là 218 triệu đồng. Nhưng đến quý 4 DSTN ngắn hạn khác đã tăng mạnh, lên đến 6,272 triệu đồng, tăng 4,744 triệu dồng so với quý 3, đạt tốc độ tăng trưởng 310.47%. Đó là do doanh số cho vay của các ngành khác tăng.

Tóm lại DSTN ngắn hạn giữa các đối tượng có sự chênh lệch lớn, trong quý 1 DSTN ngắn hạn khác chiếm nhiều nhất, quý 2 và quý 3 DSTN ngắn hạn DN chiếm nhiều nhất, đến quý 4 DSTN ngắn hạn hộ SXKD cá thể chiếm nhiều nhất trong tổng DSTN ngắn hạn. Điều đó cho thấy tình hình thu nợ ngắn hạn đối với các đối tượng không ổn định, vì vậy chi nhánh cần phải lập kế hoạch thu nợ cụ thể đối với từng đối tượng, trong đó chú trọng các đối tượng có doanh số cho vay lớn để thu hồi nợ kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 29 - 30)