Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 44 - 45)

- Ngắn hạn Trung dài hạn

4.8.5 Một số giải pháp khác

- Tăng cường các hoạt động marketing, phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để kịp thời đáp ứng. Vì đối tượng khách hàng là đa dạng nên cần phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu để tiến hàng giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng có kế hoạch cho vay hợp lý.

- Thực trạng cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế chưa cao. Đa phần vốn huy động được là các nguồn vốn ngắn hạn, tỷ trọng vốn trung dài hạn huy động được còn thấp, do đó cần phải tăng cường thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh. Gắn tăng trưởng tín dụng với việc đảm bảo hiệu quả vốn vay.

- Đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo hướng giảm nợ xấu đi đôi với việc xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát chất lượng tín dụng

- Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy trình, quy chế cho phù hợp với thực tế, xây dựng sổ tay tín dụng, quy trình đánh giá xếp hạng khách hàng vay, tổ chức theo dõi và đánh giá chất lượng tín dụng và các khoản nợ xấu

- Mua bảo hiểm cho các khoản vay lớn

- Để phân tán rủi ro, ngân hàng có thể áp dụng phương pháp đồng tài trợ cho một khách hàng, không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay hoặc

cho vay theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành.

- Do nguyên nhân khách quan, cán bộ để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều, thời gian dài, lãnh đạo cho hưởng lương theo kết quả công việc, theo số nợ tồn đọng thu được. Ngược lại, nếu do yếu tố chủ quan thì cán bộ phụ trách phải bồi thường vật chất tùy từng trường hợp.

- Trước tình hình tài chính có nhiều biến động về lãi suất cho vay, tăng lạm phát, ngân hàng cần xem xét thận trọng các khoản tín dụng trước khi quyết cho vay, cần kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân, việc thu nợ đối với các hợp đồng tín dụng đã được ký kết, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản tín dụng xấu có khả năng phát sinh, giúp doanh nghiệp có vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Phát triển thị trường bán lẻ bằng cách nắm bắt các cơ hội từ các thị trường mới từ việc áp dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, xây dựng chiến lược lâu dài, hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, có sự đầu tư thích đáng cho con người và hệ thống, có sự tập trung vào việc duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)