Phân tích dƣ nợ ngắn hạn so với tổng dƣ nợ của ngân hàng Bảng 8: Dƣ nợ của ngân hàng năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 30 - 32)

- Ngắn hạn Trung dài hạn

4.4.1 Phân tích dƣ nợ ngắn hạn so với tổng dƣ nợ của ngân hàng Bảng 8: Dƣ nợ của ngân hàng năm

Bảng 8: Dƣ nợ của ngân hàng năm 2007

Chỉ tiêu

Năm 2007 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Chênh lệch Q2/Q1 Chênh lệch Q3/Q2 Chênh lệch Q4/Q3 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Ngắn hạn 25,486 79 51,057 91 83,958 79 138,357 47 25,571 100.33 32,901 64.44 54,399 64.79 Trung dài hạn 6,756 21 4,821 9 22,807 21 154,134 53 -1,935 -0.29 17,986 373.08 131,327 575.82 Tổng 32,242 100 55,878 100 106,765 100 292,491 100 23,636 0.73 50,887 91.07 185,726 173.96

(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)

Biểu đồ 7: Biểu đồ cơ cấu dƣ nợ năm 2007

25,4866,756 6,756 51,057 4,821 83,958 22,807 138,357 154,134 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triêu đồng

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Quý

Ngắn hạn Trung dài hạn

Từ bảng số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn tăng cao. Cụ thể dư nợ quý 2 là 51,057 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 100.03% so với quý 1, tương ứng 25,571 triệu đồng. Sang quý 3 dư nợ ngắn hạn là 83,958 đạt tốc độ tăng trưởng là 64.44% so với quý 2, tương ứng 32,901 triệu đồng. Đến quý 4 dư nợ ngắn hạn tăng lên 138,357 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 164.79% so với quý 3, tương ứng 54,399 triệu đồng. Sự tăng lên của dư nợ là tất nhiên, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay vì nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân ngày càng tăng. Mặt khác, tổng số dư nợ của chi nhánh cho tới quý 4 của năm 2007 chỉ đạt có 292,491 triệu đồng và mức dư nợ này chưa cao so với quy mô hiện nay của chi nhánh cũng như dư nợ của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Do đó, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa vệc tìm kiếm thêm nhiều khách hàng để nâng số dư nợ lên. Song, bên cạnh việc tăng dư nợ nhiều làm cho lãi thu tăng lên thì rủi ro cũng tăng. Do đó khi cho vay cần phải lưu ý đến các rủi ro có thể xảy ra, cân nhắc thận trọng các khoản vay trước khi ra quyết định.

Xét về cơ cấu, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ. Cụ thể từ quý 1 đến quý 3 dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn , nhưng sang quý 4 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã bị giảm xuống thấp hơn trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn của quý 4 là 138,357 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 47% so với tổng dư nợ, còn dư nợ trung dài hạn lại lên đến 154,134 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 53% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân chính là do trong quý 4 có phát sinh một khoản lớn vốn vay trung và dài hạn của một số doanh nghiệp lớn, đây là những khách hàng mới vừa

đặt quan hệ với ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn trong năm vẫn không vượt quá tỉ lệ quy định của ngân hàng là cho vay trung dài hạn không quá 40% tổng dư nợ.

Hơn nữa, việc tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm là do thời gian đầu chi nhánh chú trọng tập trung vào cho vay ngắn hạn để hạn chế các rủi ro và bảo đảm an toàn cho vốn nhưng sau đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng nên chi nhánh đã nâng cao các khoản cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Sài gòn- chi nhánh AG (Trang 30 - 32)