- Ngắn hạn Trung dài hạn
4.5.4 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tƣợng Bảng 14: Nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tƣợng năm
Bảng 14: Nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tƣợng năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Đối tƣợng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Chênh lệch Q2/Q1 Chênh lệch Q3/Q2 Chênh lệch Q4/Q3
Doanh nghiệp - 958 958
Hộ SXKD cá thể 48 348 300
Khác - - -
Tổng NQH ngắn hạn 48 1,306 1,258
(Nguồn: Phòng tín dụng và bảo lãnh ngân hàng SCB An Giang)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong quý 1 và quý 2 không có đối tượng nào nợ quá hạn ngắn hạn, nhưng sang quý 3 đã bắt đầu xuất hiện NQH ngắn hạn và phần nợ quá hạn ngắn hạn này rơi vào một đối tượng duy nhất là hộ SXKD cá thể. Là do trong quý này có một số hộ không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Đến quý 4 số nợ quá hạn ngắn hạn của đối tượng này tiếp tục tăng lên 348 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng so với quý 3. Vì khách hàng cũ chưa trả nợ, lại phát sinh thêm một số khách hàng nữa cũng đến hạn mà không chịu trả. Mặt khác trong quý này còn xuất hiện thêm nợ quá hạn ngắn hạn của đối tượng doanh nghiệp, với mức nợ là 958 triệu cao hơn khoản NQH ngắn hạn của hộ SXKD cá thể. Do trong quý này doanh số cho vay ngắn hạn tăng, nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn lại ít nên đã không kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ, đồng thời số lượng khách hàng vay vốn tăng lên nên sẽ dẫn đến rủi ro là NQH. Vì trong số những khách hàng bao giờ có một vài người gặp khó khăn trong SXKD nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những khoản nợ ngắn hạn này sẽ trở thành nợ quá hạn ngắn hạn. Do đó chi nhánh cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời những khoản nợ này để nó không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.