hiệp phụ nữ Việt Nam.
Sự vận động của nền kinh tế nước ta ba thập kỷ qua: nền kinh tế sau chiến tranh, nền kinh tế chỉ huy thời kỳ bao cấp, nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế hội nhập đã đặt người phụ nữ Việt Nam trước những yêu cầu, đòi hỏi mới liên quan đến năng lực, đến tổ chức lao động và tổ chức gia đình, bộc lộ những đặc điểm nhân cách phụ nữ Việt Nam, tâm lý phụ nữ Việt Nam trong sự hoà nhập và phát triển.
- Xu thế: Toàn cầu hoá, hội nhập
Việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo cho đất nước ta những cơ hội lớn, đồng thời có cả những thách thức lớn. Các cơ hội và thách thức có mối quan hệ, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội không tất yếu phát huy tác dụng mà phụ thuộc nhiều vào nội lực và khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vượt qua của
chúng ta. Nếu chúng ta nỗ lực thì có thể biến thách thức thành động lực phát triển. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu rất cao, không chủ quan, thoả mãn, quyết tâm tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế..., hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; phát huy tối đa nội lực, coi trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; gắn tốc độ tăng trưởng với chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của khối đại đoàn kêế toàn dân tộc.
Kiện toàn tổ chức của bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chú trọng ở hai cấp Trung ương và cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hoá; đổi mới phương thức hoạt động, bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở.
Do điều kiện lịch sử , việc tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp từ ngày thành lập nước đến nay có sự chênh lệch khá lớn về thời gian, do đó cần được điều chỉnh hợp lý hơn về thời điểm. Ban Chấp hành Trung ương xác định việc điều chỉnh cần dựa trên nguyên tắc: các sự kiện này tổ chức trong cùng một năm, là năm đầu của mỗi kế hoạch 5 năm; đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý của hệ thống chính trị; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng trong các cơ qaun nhà nước các cấp; tiết kiệm thời gian, tiền của , công sức; phù hợp với điều kiện và tình hình sản xuất của đại đa số nhân dân cả nước. (Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X)
Trung ương Hội trình xin ý kiến Sửa đổi Điều lệ Hội trình Đại hội X, năm 2007
Chức năng hiện tại
- Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng.
Chức năng nhiệm kỳ từ 2007
- Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý
- Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhà nước; đoàn kết, vận động, hướng
dẫn các tầng lớp phụ nữ thực hiện
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ
1. Động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Tham gia tích vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tọc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; vận động, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
3. Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài, tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
4. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng,
2. Tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp của phụ nữ nhằm thực hiện
quyền bình đẳng và phát triển.
3.Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển.
5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình.
thời ký đổi mới.
4. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hoà bình.
- Hạn chế năng lực hiện tại:
Báo cáo công tác cán bộ (6/2002) – (12/2006)
+ Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quy hoạch, song việc bổ sung, thực hiện quy hoạch vẫn là khâu còn yếu trong công tác cán bộ của cơ quan Trung ương Hội.
+ Công tác đào tạo cán bộ đã có nhiều chuyển biến đáng kể, song mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, chưa có kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn về công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực...
+ Đội ngũ cán bộ đã có sự chuyển biến, tiến bộ đáng kể, song vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chủ động trong việc tham mưu, đề xuất. Năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện yếu, tổng kết rút kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Một bộ phận nhỏ cán bộ còn lúng túng, bị động trước yêu cầu công việc của thời kỳ mới.
+ Một số cán bộ trẻ cần được rèn luyện về phong cách công tác quần chúng, tác phong, thái độ, tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong công tác.
Báo cáo chuẩn bị Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X:
Trong thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Công tác đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ Hội về phẩm chất và năng lực được quan tâm đầu tư. Truyền thống đoàn kết được chú trọng phát huy trong các tầng lớp phụ nữ đã tạo động lực cho phong trào phụ nữ Việt Nam và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam có những bước tiến mới trong những năm đầu thế kỷ 21.
Tuy nhiên, Phong trào phụ nữ phát triển chưa đồng đều ở các vùng miền, chưa t- ương xứng với tiềm năng của phụ nữ. Trình độ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của chị
em chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tỷ lệ phụ
nữ tham gia các cơ quan dân cử tăng nhưng tham gia lãnh đạo quản lý Nhà nước còn thấp, một số ngành, lĩnh vực đông lao động nữ chưa có lãnh đạo nữ.
Hoạt động của Hội chưa đáp ứng được nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra như giáo dục đạo đức, lối sống cho phụ nữ; hỗ trợ lao động nữ ở các khu công nghiệp tập trung; chưa có nhiều mô hình tập hợp và phát huy nội lực của các tầng lớp phụ nữ để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Chất lượng cán bộ Hội cơ sở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng hội viên chưa cao. Chỉ tiêu xoá mù chữ cho 100% cán bộ Hội cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa chưa đạt.
Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn bất cập. Còn thiếu những biện pháp hữu hiệu góp phần cùng với Đảng, Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, những vụ việc vi phạm nhân phẩm của phụ nữ.
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện luật pháp chính sách liên quan đến phụ nữ và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, Điều lệ Hội chưa tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao, việc nhân rộng các điển hình tiên tiến còn hạn chế.
Việcnghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác vận động phụ nữ còn hạn
chế. Tham mưu, đề xuất chính sách chăm lo đời sống, phúc lợi xã hội cho phụ nữ nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan chủ yếu sau:
Một bộ phận phụ nữ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, còn thụ động, cam chịu, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống, học tập và công tác; một số ít chưa thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Công tác tuyên truyền giáo dục về luật pháp chính sách, phẩm chất đạo đức, xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Tài liệu truyền thông còn thiếu, chất lượng chưa cao.
Trình độ, năng lực, tư duy của một bộ phận cán bộ Hội chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Một số nơi, cán bộ Hội chưa sâu
sát cơ sở, chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ để đề xuất với cấp ủy Đảng và chính quyền có biện pháp giải quyết.
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa đầy đủ. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác vận động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ còn thiếu và chưa được tổ chức thực hiện tốt. Tư tưởng trọng nam hơn nữ, phân biệt đối xử với phụ nữ còn tồn tại cả trong gia đình và xã hội.
Biên chế và kinh phí hoạt động được phân bổ rất hạn hẹp. Chế độ chính sách đối với cán bộ Hội, đặc biệt là cán bội Hội cơ sở vùng sâu, vùng cao, dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo chưa hợp lý. Đời sống của một bộ phận cán bộ còn nhiều khó khăn.
Với thực tiễn khách quan của đất nước (xu thế toàn cầu hoá và hội nhập), của Hội (đối mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình mới), năng lực hiện tại của cán bộ còn hạn chế so với đòi hỏi của đất nước, của Hội. Do đó nâng cao năng lực cán bộ trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trước đòi hỏi mới là một tất yếu khách quan.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CÁN BỘ
TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Những đặc điểm của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ảnh hưởng đến năng lực cán bộ Trung ương Hội
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng được thành lập năm 1930, mục tiêu tôn chỉ của Hội là vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ, vì hạnh phúc của phụ nữ, trẻ em và các gia đình. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, là một tổ chức thống nhất trong cả nước, với hệ thống tổ chức chặt chẽ ở cả 4 cấp: Trung ương, tỉnh/thành, huyện/quận và cơ sở (xã/phường). Mỗi cấp có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó cấp Trung ương là cơ quan đầu não, quan trọng nhất trong định hướng chiến lược của Tổ chức qua các thời kỳ.
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức chung của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội, các ban chuyên môn, chức năng đóng tại Hà Nội, có một Ban Công tác phía Nam đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị trực thuộc trụ sở chính tại Hà Nội và có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Dạy nghề Lê Thị Riêng đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thường trực Đoàn Chủ tịch bao gồm: Chủ tịch và các Phó chủ tịch (6)
Chức năng của cơ quan TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam:
Cơ quan TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là bộ máy (cơ quan) tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội trong việc nghiên cứu, vận dụng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tổ chức thực hiện công tác phụ nữ.
Nhiệm vụ
Nghiên cứu định hướng phong trào phụ nữ và các hoạt động của Hội.
- Chỉ đạo hướng dẫn hoạt động của các cấp Hội góp phần thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Thường trực Đoàn Chủ tịch Văn phòng T W Hội Ban TC - CB Ban Tuyên giáo Ban Gia đình- xã hội Trung tâm Th. tin Ban Dân tộc tôn giáo Ban Quan hệ Quốc tê Ban Luật pháp chính sách TTPC HIV/A IDS và SKSS Ban Công tác phía Nam Bảo tàng Phụ nữ VN Trường Cán bộ PN TW Báo Phụ nữ VN Nhà Xuất bản PN Quỹ TYM Trường dạy nghề Lê Thị Riêng CTy. Du lịch Hoà Bình VPUB QG vì STB pnVN TT. Phụ nữ và PT
- Định hướng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực, phát huy giá trị đạo đức văn hoá truyền thống.
- Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức cuộc sống gia đình theo 4 chuẩn mực: No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ, giới thiệu nữ có đức có tài thamg gia các cơ quan lãnh đạo, quản lý.
- Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phụ nữ.
- Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế của Hội vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
2.1.3. Đặc điểm về hoạt động của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam