Cơ sở và phơng hớng cụ thể của việc đề xuất

Một phần của tài liệu Vai trò tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám (Trang 70 - 88)

Đề xuất:phơng hớng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì, tôi dựa trên những cơ sở cụ thể sau:

II.1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về ph ơng pháp dạy học Tấm Cám.

Phần “Chơng một: Những tiền đề lí luận của đề tài”, tôi đã đề cập đến sự đổi mới phơng pháp dạy học văn nói chung và dạy truyện cổ tích thần kì nói riêng. Trên cơ sở đó, tôi không nhắc lại mà chỉ nhấn mạnh, đi sâu vào sự đổi mới về phơng pháp dạy học truyện cổ tích Tấm Cám - một tác phẩm dân gian đặc sắc.

Chúng ta đã biết “cách dạy khoa học nhất là cách dạy theo quan điểm thi pháp học” [18.52]. Do đó đổi mới phơng pháp giảng dạy văn học dân gian ở nhà trờng phổ thông chính là đổi mới theo phơng hớng cơ bản: Dạy văn học dân gian theo thi pháp văn học dân gian, dạy truyện cổ tích phải đảm bảo đợc những đặc trng thi pháp loại thể.

Theo tinh thần đó, nắm vững các đặc điểm thi pháp truyện cổ tích sẽ giúp giáo viên và học sinh tiếp cậnvà khai thác truyện phù hợp.

Các nhà nghiên cứu đã đa ra phơng pháp dạy học truyện cổ tích cụ thể nh sau: Tổ chức học sinh thâm nhập “Thế giới cổ tích” bằng cách thức giao tiếp đặc thù Phôncơlo, từ đó mà tổ chức cho các em cảm nhận về vẻ đẹp Phôncơlo của tác phẩm, hiểu sâu ý nghĩa của truyện.

Trong quá trình giảng dạy, phải giúp các em “tiếp cận và phân tích truyện cổ tích theo 6 mặt sau đây- cũng là 6 yếu tố nghệ thuật đặc thù của cổ tích:

1. Cách cấu tạo cốt truyện. 2. Các môtip nghệ thuật.

3. Những câu văn vần xen kẽ (nếu có)

4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. 5. Không khí truyện

6.Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xớng dân gian.

Từ văn bản truyện

Mặt “giao thoa” Yếu tố ngoài văn bản [17.75]

Để làm sáng tỏ vấn đề, Nguyễn Xuân Lạc đã đa “Thử đề xuất một cách tiếp cận truyện Tấm Cám theo tinh thần Phôncơlo học” theo sáu mặt trên.Tiếp thu những ý kiến này, tôi đề xuất phơng hớng của mình.

Năm 2003, Tấm Cám đợc đa vào SGK Ngữ văn 10 (Chơng trính thí điểm) và đợc hớng dẫn giảng dạy theo quan điểm mới: Quan điểm tích hợp. Theo Đỗ Ngọc Thống (“SGK Ngữ văn 10-Những thay đổi cần chú ý- Văn học và tuổi trẻ- số 7- 7/2003) thì ở đây có sự thay đổi về phơng pháp: SGK Ngữ văn 10 nhằm hình thành và trang bị cho học sinh văn hoá đọc và ph ơng pháp đọc văn. Trớc, học sinh đọc văn chủ yếu là nhằm thấy đợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chơng và do giáo viên cung cấp. Nay, đọc văn là một quá trình bao gồm: Tiếp xúc văn bản, thấu hiểu văn bản, thấu đợc vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật. Đó chính là quá trình tiếp xúc, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảm thụ).

Việc dạy mỗi bài văn bao gồm cả giảng văn, giảng tiếng, dạy làm văn. Yêu cầu đó khiến giáo viên không thể giảng bằng những phơng pháp nh cũ đợc nữa. Những yêu cầu đổi mới về phơng pháp dạy học truyện cổ tích hiện nay: Dạy theo thi pháp loại thể, dạy theo quan điểm tích hợp đã thúc đẩy tôi tìm tòi và đề ra một phơng hớng cụ thể cho dạy học Tấm Cám ở trờng THPT.

II.1.2. Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện t duy sáng tạo cho học sinh trong giờ dạy tác phẩm văn ch ơng.

Hớng vào hoạt động của học sinh có thể xem là một đặc trng của ph- ơng pháp dạy học tích cực, giúp cho học sinh qua quá trình biến đổi tâm lý và nhận thức bên trong, có thể thông hiểu và tận dụng đ ợc kiến thức để tự phát triển.

Rèn luyện t duy sáng tạo cho học sinh là một yêu cầu quan trọng cần đạt đợc trong các giờ dạy tác phẩm văn chơng hiện nay.

Nh ta đã biết, học sinh lớp 10 đã có những biến đổi quan trọng về thể chất và t duy. Năng lực nhận thức và t duy lý luận của các em đã phát triển. Vì vậy giảng dạy làm sao phải đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm lý tiếp nhận của các em, đồng thời tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ đối với một tác phẩm.

Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phơng hớng nhằm phối hợp một cách tối u các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Đó là h ớng giảng dạy nhằm phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của học sinh - chủ thể học tập ở tất cả mọi khâu trong quá trình học.

Quan điểm mới về dạy học văn đặt hoạt động tiếp nhận của học sinh vào trung tâm của quá trình học- ở đó học sinh tích cực tham gia những công việc, thao tác tiếp nhận với t cách là chủ thể sáng tạo, nhằm nối liền những cái đã có trong tác phẩm, tìm ra những yếu tố hiện thực có ý nghĩa xã hội thẩm mĩ và từ đó mở rộng liên tởng, tởng tợng để xây dựng nên một bức tranh nghệ thuật có ý thức.

Từ yêu cầu bức thiết trên đây, việc giảng dạy không còn là một quá trình truyền thụ của giáo viên, tiếp nhận thụ động của học sinh mà phải là quá trình “kích thích dài” của giáo viên đối với những hoạt động học tập của học sinh.

Từ yêu cầu trên, tôi đề ra “phơng hớng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì”.

II.1.3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy và học Tấm Cám hiện nay (theo ch ơng trình thí điểm lớp 10-THPT)

Mặc dù đã nói nhiều về sự đổi mới phơng pháp dạy học, xong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều giờ giảng vẫn không thoát khỏi hạn chế của ph - ơng pháp truyền thống.

Những giờ dạy truyện cổ tích vẫn còn gặp một trong những sai sót sau đây:

- Giáo viên cha nắm vững đặc sắc thi pháp của truyện cổ tích nên nhiều khi qúa chú trọng vào khai thác ngôn từ của văn bản.

- Trớc khi phân tích, giáo viên coi nhẹ hoạt động kể, không cho học sinh tập kể mà chỉ cho học sinh đọc diễn cảm văn bản.

- Giáo viên cha biết cách làm nổi bật những chi tiết quan trọng, cha làm nổi bật các yếu tố thi pháp của truyện mà đi sâu vào khai thác vấn đề xã hội.

- Sai sót kéo dài khi giảng dạy: có giáo viên đi sâu vào khai thác vấn đề xã hội, đời sống xã hội, chủ đề chính trị, từ đó dẫn đến coi nhẹ cảm cảm thẩm mỹ, khát vọng mãnh liệt của nhân dân về công lý xã hội. - Giáo viên cha làm rõ đặc sắc câu chuyện mình đang dạy.

Qua khảo sát, tôi thấy việc giảng dạy Tám Cám theo ch ơng trình thí điểm ở trờng THPT ít nhiều cũng mắc một trong những sai sót trên. Và có thể nói, việc dạy học Tấm Cám còn đang gặp lúng túng lớn về việc tìm ra một phơng hớng giảng dạy tốt nhất. (bởi chính thầy cô cũng cảm thấy không thoả mãn về kết quả bài dạy).

Những yêu cầu thực tiễn đó khiến ngời viết trăn trở và mong muốn phơng hớng giảng dạy mà mình đa ra thực sự góp đợc một tiếng nói hữu ích vào công việc tìm tòi khoa học đầy khó khăn nhng cũng hết sức lôi cuốn này.

II.2.Phơng hớng cụ thể

II.2.1. Từ vai trò của yếu tố thần kì đến ph ơng h ớng dạy học Tấm Cám theo tiến trình của cốt truyện

Truyện cổ tích thần kì nổi bật lên, trớc hết ở một số đặc điểm thuộc về cốt truyện. Cốt truyện thờng “li kì” với chuỗi hành động diễn biến liên

tục, với cuộc chiến đấu của nhân vật chính khắc phục mọi trở ngại khác th - ờng, với nhiều chi tiết kì lạ, với những yếu tố thần kì (sự biến hoá siêu nhiên,những nhân vật thần linh,những vật có phép màu ). Cốt truyện ấy… làm ngời ta “thoả mãn” bởi kết thúc có hậu – tức là đã đáp ứng một nhu cầu tâm lí phổ biến của ngời ta sau bao nhiêu lo lắng, hồi hộp dành cho nhân vật mà mình thơng mến.

Việc giảng dạy Tấm Cám nên đi theo tiến trình của cốt truyện. Truyện gồm hai tiến trình. Tiến trình 1 bắt đầu từ lúc Tấm đi xúc tép đến khi Tấm đợc chọn làm hoàng hậu.Tiến trình 2 từ chỗ Tấm về nhà giỗ bố đến khi ở với bà cụ bán nớc rồi gặp lại nhà vua.

Việc phân tích này khắc phục đợc những hạn chế của từng cách phân tích đã nêu. Làm nh vậy sẽ kết hợp đợc việc phân tích nhân vật và môtip, đồng thời cho học sinh thấy rõ sự phát triển của mâu thuẫn, xung đột của hai thế lực và vai trò, ý nghĩa của yếu tố thần kì. Hiệu quả bài dạy sẽ đ ợc nâng cao.

Việc phân tích này vừa đảm bảo những đặc trng thi pháp của truyện cổ tích, đồng thời nâng cao năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh

Sau đây, tôi xin đa ra:

II.2.2. Những định h ớng cụ thể về nội dung và ph ơng pháp h

ớng dẫn học sinh tìm hiểu truyện Tấm Cám

II.2.2.1. Những nội dung chủ yếu cần định hớng cho học sinh nắm bắt trong quá trình tìm hiểu truyện Tấm Cám.

Tám Cám là truyện cổ tích thần kì Việt Nam đợc nhiều ngời yêu thích. Nó phong phú về nghệ thuật, có nhiều tầng nội dung ý nghĩa và lấp lánh nhiều màu sắc, giá trị. Cha một ai dám nghĩ rằng mình đã hiểu hết cái hay, cái đẹp của truyện một cách thật thấu đáo. Tuy nhiên mỗi giáo viên dạy văn thông qua hoạt động của mình sẽ là ngời hớng dẫn, tổ chức học sinh tiếp cận và nắm chắc giá trị nội dung cơ bản nhất của truyện.

Theo GS -TS Nguyễn Thanh Hùng thì “Muốn giảng dạy Tấm Cám có

hiệu quả phải chú trọng phản ánh trung thành giá trị của cổ tích thần kỳ biểu hiện trên hai phơng diện: sự thật đời sống và chân lý nghệ thuật”

[13.145]. Do vậy trong giảng dạy Tấm Cám phải định hớng cho học sinh nắm vững hai giá trị này.

Dù cổ tích thần kì khoác áo hoang đờng kì ảo và những điều không thể tin cậy về mặt mô tả hiện thực song sự thật đời sống vẫn đ ợc bộc lộ trong mối quan hệ lịch sử và những bài học kinh nghiệm sống. Tấm Cám

phản ánh số phận nhỏ bé, bất hạnh và sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của Tấm trớc sự vùi dập của các thế lực thù địch. Đồng thời nó trình bày lý tởng xã hội, quan điểm và mơ ớc của nhân dân.

Tấm Cám là kiểu truyện quen thuộc trên thế giới và cũng là truyện

cổ tích thấm đẫm màu sắc dân tộc. Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm này là một cách để các em thấy nét đặc sắc, sức biểu cảm to lớn của truyện cổ tích Việt Nam cũng nh của truyện Tấm Cám. Từ đó tạo niềm yêu thích, tạo hứng thú học tập cho các em.

Phổ biến trên thế giới là kiểu truyện: Cô gái mồ côi ở với dì ghẻ- bị bóc lột, bị đối xử cay nghiệt- cuối cùng có đợc hạnh phúc lấy đợc hoàng tử nh truyện “Lọ lem” (Pháp),“Cô Tro Bếp” (Đức), “Nàng Diệp Hạn” (Trung Quốc), “Con cá vàng” (Thái Lan)... Theo thống kê của nhà nghiên cứu Xô Viết S.EM.Mêlêtinxki thì trên thế giới có tới 500 truyện kiểu Tấm Cám.

Điều đó phản ánh nét chung về hoàn cảnh xã hội và thân phận của ng ời mồ côi ở các nớc trên thế giới trong thời điểm đó. Song quan trọng hơn phải h- ớng dẫn cho học sinh cảm thụ đợc sức biểu cảm đặc sắc của Tấm Cám.

Trớc hết là không gian làng quê Việt Nam quen thuộc với vẻ đẹp bình dị của cây cau, xoan đào, cây thị...; với những con vật thân quen: Cá bống, gà trống, con trâu; hay những phong tục sinh hoạt hàng ngày: mò cua bắt tép, hội làng, ngày giỗ bố... Những hình ảnh đó tạo nên hồn quê Việt Nam mộc mạc cho truyện cổ tích.

Với hình ảnh cô Tấm, bên cạnh cái cốt lõi là hành động chức năng, nhân vật còn chứa trong mình “ những tâm tình tha thiết của nhân dân”. Nhân vật Tấm không phải là nhân vật có chiều sâu tâm lý và đời sống nội tâm phát triển nhng vẫn có sức biểu cảm lớn.

Trong hoàn cảnh bất hạnh, lúc đầu cô phản ứng bằng việc khóc, về sau cô chủ động, kiên trì vơn lên giành sự sống. Sức sống, sức trỗi dậy của cô đã tô đậm thêm phẩm chất tốt đẹp vốn có ở ngời con gái Việt Nam.

“Tính chất biểu cảm của nhân vật là nét độc đáo Việt Nam mà giáo viên cần khắc hoạ khi giảng dạy Tấm Cám [13.146].

Hình ảnh “miếng trầu têm cánh phợng”, môtíp hoá thân kì ảo là những hình ảnh, môtíp đặc sắc biểu hiện tính dân tộc của truyện.

Miếng trầu ở nớc ta không phải chỉ ăn để cho “đỏ môi thơm miệng” mà còn có ý nghĩa văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân, gắn với mọi sinh hoạt từ thân thiết hàng ngày đến những lễ nghi quan trọng của gia đình, xã hội. Hình ảnh miếng trầu đã đi vào ca dao, thơ ca và trở thành một hình ảnh quen thuộc.

Tấm biến hoá thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị... (những hình ảnh “hoàn toàn Việt Nam”) cũng đem lại màu sắc dân tộc cho truyện (Nhân vật ở bản kể Campuchia biến thành cây chuối, ở bản kể Thái Lan biến thành chim chào mào...)

Tính dân tộc, tính Quốc tế góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của Tấm Cám.

Trong quá trình dạy còn phải giúp học sinh nắm đợc bố cục và nội dung của từng phần trong truyện.

Diễn biến của cốt truyện Tấm Cám đi theo hai tiến trình:

Tiến trình 1: Từ đầu cho đến khi Tấm đợc chọn làm hoàng hậu.

Có thể khái quát nội dung của tiến trình này là: Thân phận và con đ - ờng đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi.

Nhân vật Tấm là hình tợng tiêu biểu cho hình ảnh trẻ mồ côi bị dì ghẻ áp bức bách hại. Trong truyện cổ tích có rất nhiều nhân vật mồ côi, họ có những nét giống nhau, tạo thành một kiểu nhân vật – kiểu nhân vật mồ côi. Mồ côi là đối tợng nhỏ bé, cô đơn, yếu thế trong gia đình và xã hội. Những hiểu biết về kiểu nhân vật mồ côi sẽ giúp các em hiểu vì sao nói Tấm là một nhân vật mồ côi tiêu biểu nhất trong thế giới cổ tích.

Tấm phải chịu đựng rất nhiều khổ cực, bất hạnh trong cuộc đời. Có ngời nói Tấm là “Kiểu dạng ngời bất hạnh đến hai lần” (Vừa là ngời con riêng, ngời mồ côi lại phải sống với mụ dì ghẻ và cô em gái cùng cha khác mẹ vô cùng độc ác).

Tấm sớm mồ côi mẹ rồi lại mất cả cha, phải sống với dì ghẻ độc ác, luôn tìm đủ mọi cách để hành hạ Tấm. Trong khi mẹ con Cám phởn phơ ăn chơi thì Tấm phải làm việc quần quật luôn canh. Đã thế còn bị mẹ con cám

tớc đoạt lần lợt từ ớc mơ nhỏ bé nhất, bị hành hạ đủ kiểu.Rõ ràng sự đau khổ bất hạnh của Tấm không chỉ ở lĩnh vực vật chất mà cả ở lĩnh vực tinh thần.

Trong khi dạy giáo viên phải giúp các em hiểu vì sao Tấm lại phải chịu bất hạnh đến cùng cực nh vậy mà chỉ phản ứng bằng cách khóc. Sự bất hạnh của Tấm một mặt phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, mặt khác nó là biểu hiện đặc điểm của nhân vật chức năng trong truyện cổ tích. Nhân vật chức năng là nhân vật không mang tính cách, có chức năng “thuyết minh cho quan điểm, đạo đức của nhân dân”. Vì thế nhân vật cổ tích đ ợc chia làm hai tuyến thiện- ác, tốt- xấu rành mạch. Tấm đại diện cho nhân vật

Một phần của tài liệu Vai trò tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w