tộc ở tỉnh Kiên Giang
+ Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nhằm ổn định, nâng cao mức sống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang
Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tiếp tục quán triệt chỉ thị 68 của Ban Bí thư phù hợp tình hình, đặc điểm của tỉnh Kiên Giang, xác định mục tiêu chung về công tác vùng đồng bào dân tộc Khơ-me là tích cực phát huy nội lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đồng đều về sản xuất, các mặt đời sống vật chất, văn hóa, xã hội giữa đồng bào Kinh và đồng bào Khơ-me, đồng bào Hoa để cùng hòa nhập trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở địa bàn tỉnh Kiên Giang.Vì vậy, cần tập trung vào một số công tác lớn như sau:
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, làm chuyển biến căn bản tập quán sản xuất lạc hậu của đồng bào Khơ-me.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, cần chú trọng triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng trọng điểm, chiếm đa số đồng bào dân tộc Khơ-me, cần tập trung vào thủy lợi, giao thông, nước sạch, giáo dục, y tế, văn hóa... với kế hoạch dài hạn và kế hoạch từng năm, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bố trí lại dân cư ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me, từng bước chuyển dần ra cư trú theo trục lộ, kênh rạch, để có điều kiện cải thiện đời sống; thực hiện kế hoạch đưa
đồng bào thiếu đất, không đất sản xuất đi khai thác vùng tứ giác Long xuyên và vùng bán đảo Cà Mau theo các dự án 773 và 327. Tích cực phát động nhân dân phát triển các mô hình sản xuất tổng hợp VAC, VACR để nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt chương trình 135, 35....
Sớm tổ chức tổ nhân dân tự quản trong địa bàn đồng bào dân tộc Khơ-me, thông qua đó giáo dục đồng bào thay đổi tập quán sản xuất, khắc phục lối làm ăn không có kế hoạch; hướng dẫn kế hoạch sản xuất, tổ chức lại cuộc sống từng gia đình, phổ biến khoa học kỹ thuật,tương trợ giúp nhau trong sản xuất và đời sống... xây dựng đề án chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho đồng bào dân tộc Khơ-me đến năm 2005, coi đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy năng lực sản xuất đa canh trong nông nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,... Bằng nhiều biện pháp kinh tế, xã hội và hành chính, tích cực ngăn chặn tình trạng cầm cố sang bán đất trong nông thôn (vùng dân tộc Khơ-me) đặc biệt tiến hành điều tra khảo sát thực trạng đất ruộng trong đồng bào dân tộc Khơ-me. Đồng thời cần tập trung tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn đồng bào dân tộc xóa dần độc canh cây lúa, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, rau, hoa màu, phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp, khai thác nguyên vật liệu truyền thống như lá dừa nước, tre, trúc... cùng với tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp thích hợp với đặc điểm kinh tế và tay nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khơ-me, như nghề gốm, nghề đột chiếu, lấy mật ong, làm đường thốt nốt...
Về vốn sản xuất, các ngân hàng, quỹ tín dụng, các ngành, các đoàn thể phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình người Khơ-me nghèo được vay vốn khi có nhu cầu chính đáng về sản xuất và đời sống, hạn chế thấp nhất việc để hộ nghèo phải đi vay nặng lãi. Qua điều tra cơ bản nắm vững các hộ nghèo để có kế hoạch cho vay vốn, hoặc tài trợ từng phần những nhu cầu như học nghề, mua con giống, cải tạo vườn tạp, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trong đồng bào dân tộc Khơ-me một cách hợp lý; các tổ chức tín dụng cần mở rộng hình thức cho hộ nghèo vay vốn với cơ chế phù hợp, với thủ tục đơn giản, tiếp tục thực hiện cho vay tín chấp. Ví dụ như vay số tiền dưới 2,5 triệu đồng theo hình thức bình chọn trong dân; các khoản vay dưới 5 triệu đồng,
ủy ban nhân dân huyện, ủy quyền cho chủ tịch ủy ban nhân dân xã ký cho vay không cần thế chấp... Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, là giải pháp tình thế đối với đồng bào dân tộc.
+ Tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa, xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc
Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường đầu tư, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về lĩnh vực giáo dục, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khơ-me, coi đó là yếu tố quyết định về việc nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nhân lực, phấn đấu đến năm tiếp theo sẽ thu nhận từ 80% trẻ người dân tộc đến trường học, 5% nhân lực lao động trẻ được đào tạo... Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học các trường dân tộc nội trú ở các huyện: Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao..., có chính sách trợ cấp ưu đãi cho giáo viên dạy song ngữ, nhằm thu hút con em đồng bào dân tộc vào học trường sư phạm. Đồng thời, tiếp tục duy trì và phát triển các lớp học song ngữ ở chùa do các sư sãi Khơ- me dạy học, quan tâm về cung cấp đủ sách giáo khoa, dụng cụ dạy học cho các trường dân tộc nội trú, thực hiện giảm 50% học phí cho học sinh dân tộc Khơ-me cấp 2, 3 và thực hiện chế độ học bổng đúng theo quy định, cùng với việc tài trợ một phần kinh phí cho sinh viên đồng bào dân tộc Khơ-me đang học ở các trường đại học.
Phấn đấu đến năm 2005 giảm tỷ lệ tăng dân số còn 2,2%, phòng chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ trẻ em thuộc người dân tộc, từng bước kịp thời khắc phục và hạn chế các tệ nạn xã hội ma túy, rượu chè; chú trọng đào tạo cán bộ y tế vùng dân tộc... cần thông qua các phương tiện truyền thông, tuyên truyền vận động quần chúng đồng bào dân tộc, các đoàn thể và các tổ nhân dân tự quản, liên kết thực hiện đạt hiệu quả cao.
Tiến hành điều tra, khảo sát toàn diện về văn hóa đồng bào dân tộc Khơ-me, để có kế hoạch bảo tồn, phát huy các cơ sở văn hóa, các lễ hội truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời giáo dục hướng dẫn thực hiện lễ hội theo nếp sống mới lành mạnh; xóa dần các tập tục lạc hậu, lễ hội quá tốn kém thời gian, tiền của, công sức của đồng bào dân tộc, mặt khác tăng thời lượng, chất lượng thông tin chương trình phát thanh bằng tiếng Khơ- me, phát hành sách, báo bằng tiếng Khơ-me đầu tư và phục hồi hoạt động của đoàn nghệ thuật Khơ-me, nhằm làm nòng cốt cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tăng cường giáo dục, khắc phục tệ mê tín, dị đoan trong đồng bào nói chung, đồng bào dân tộc Khơ-me nói riêng.
+ Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang
Tiếp tục phát huy vai trò của các chùa chiền và sư sãi trong xây dựng nếp sống mới của đồng bào dân tộc. Bởi lẽ, ngôi chùa và các sư sãi Khơ-me có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Khơ-me, (phật giáo Nam Tông) mang tính quần chúng rộng rãi; gắn liền với bản sắc dân tộc. Vì vậy, cần quan tâm thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc tranh thủ người có uy tín sư sãi, trong phum, sóc mà giáo dục vận động sư sãi và đồng bào phật tử Khơ-me chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan tâm đúng mức, tạo điều kiện thực sự cho đồng bào dân tộc tôn tạo các chùa, giữ gìn các phong tục tập quán, lễ hội tốt đẹp của dân tộc. Cần hướng dẫn giúp đỡ Hội đoàn kết sư sãi yêu nước trong việc sư sãi hành đạo đúng pháp luật của Nhà nước, đoàn kết các dân tộc, vận động đồng bào dân tộc Khơ-me, sư sãi tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như chương trình dân số, kế hoạch gia đình, sức khỏe, xây dựng văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống mới... "Sống tốt đời đẹp đạo".
Mặt khác, tăng cường giáo dục nâng cao lòng yêu nước, ý thức đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trong đồng bào dân tộc.
Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức của sư sãi và đồng bào dân tộc Khơ-me về Tổ quốc Việt Nam, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, động viên họ tham gia mọi hoạt động nhằm tăng cường tình đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, xây dựng quê hương đất nước. Đẩy mạnh tăng cường đoàn kết dân tộc ở vùng đồng bào Khơ-me, nhất là ở tuyến biên giới Hà Tiên, phát động đồng bào Kinh cũng như đồng bào Khơ-me tích cực đấu tranh kịp thời chống các âm mưu thủ đoạn, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc phá hoại tình đoàn kết dân tộc, phá vỡ quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Campuchia. Để thực hiện được việc trên, cần quản lý tốt địa bàn, nắm vững tình hình
và xử lý tốt những tình huống phức tạp, ngăn ngừa những diễn biến xấu có thể xảy ra, cần cảnh giác tới mọi tình huống, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong từng địa bàn, để nhân dân yên tâm lao động sản xuất ổn định đời sống.
+ Tập trung chỉ đạo củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo dân chủ cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công tác dân tộc
Tăng cường giáo dục chính trị, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc tăng cường công tác giáo dục đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khơ-me nhằm nâng cao hiểu biết chính trị, thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở từng bước đi vào đời sống.
+ Tập trung củng cố hệ thống chính trị ở những nơi có số đông đồng bào dân tộc Khơ-me, đặc biệt là xây dựng cơ sở Đảng trên cơ sở nắm vững chức năng hạt nhân lãnh đạo chính trị nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng để từ đó đề ra được những giải pháp đúng đắn, kịp thời có khả năng thu hút các vị sư sãi, những người có uy tín trong các phum, sóc phát động phong trào yêu nước, vươn lên tiếp thu cái mới, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện ổn định đời sống đồng bào dân tộc.
Thường xuyên đẩy mạnh việc xây dựng quy hoạch và tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ làm chính trị, trong đó chú trọng bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm công tác dân tộc, trong quy hoạch cấp ủy, Hội đồng nhân dân, các ngành, các cấp phải lựa chọn cán bộ người dân tộc đưa vào quy hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức đảm đương nhiệm vụ mới. Kiện toàn và nâng chất lượng hoạt động của Ban dân tộc tỉnh, công tác dân tộc một số huyện đồng bào Khơ-me đủ sức làm tham mưu cho cấp lãnh đạo, quản lý, thực hiện tốt chính sách dân tộc của tỉnh đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang.
Kết luận
Kiên Giang là tỉnh nằm phía tây nam của tổ quốc. Diện tích tự nhiên là 6.172 km2 toàn tỉnh có 11 huyện, hai thị xã. Tỉnh Kiên Giang có 3 dân tộc chính: Kinh - Khơ-me - Hoa, với dân số chung là 1.517.993 người trong đó dân tộc Khơ-me 194.711 người chiếm gần 13% dân số chung của tỉnh, là tỉnh có đông đảo dân tộc Khơ-me được xếp thứ ba ở Nam Bộ sau tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh.
Đồng bào Khơ-me có mặt từ lâu đời, sau đó là đồng bào Hoa có mặt lâu đời và cũng từ lâu đời gắn bó với người kinh qua quá trình khai phá và phát triển ở tỉnh Kiên Giang. Đồng bào các dân tộc cư trú đan xen trên từng địa bàn. Riêng dân tộc Khơ-me sống chủ yếu bằng nghề nông, đại bộ phận cư trú ở vùng nông thôn sâu và một bộ phận sống ở vùng biên giới Việt Nam - Cămpuchia. Dân tộc Khơ-me - Hoa cơ bản vẫn giữ bản sắc văn hóa riêng, có ý thức bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc mình, riêng đồng bào Khơ-me chủ yếu theo đạo phật thuộc hệ phái tiểu thừa (phái Nam Tông, rất tôn trọng sư sãi, sống cộng đồng theo ngôi chùa).
Như vậy, đồng bào dân tộc Khơ-me sống xen kẽ với người Kinh, người Hoa và các dân tộc khác trong khu vực. Do sự phân bổ tự nhiên trong quá trình lịch sử lâu đời, đồng bào dân tộc Khơ-me, đa số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, ở những nơi này cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế, xã hội chậm phát triển, điều kiện sản xuất và sinh hoạt khó khăn hơn so với các vùng khác.
Dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, giải quyết đúng đắn vấn đề này, có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập những quan hệ công bằng và bình đẳng giữa các dân tộc về các lĩnh vực lãnh thổ, kinh tế - xã hội, sinh hoạt, văn hóa, ngôn ngữ.... Nó gắn liền với lợi ích giai cấp trong xã hội có giai cấp. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống áp bức dân tộc không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và các thế lực phản động
khác. Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề cách mạng vô sản, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giải quyết triệt để vấn đề dân tộc. Khi xem xét vấn đề dân tộc phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Đó là lợi ích cơ bản lâu dài của các dân tộc.
Vận dụng đúng đắn sáng tạo nguyên lý lý luận Mác - Lênin về dân tộc, từ khi thành lập tới nay, Đảng luôn coi vấn đề dân tộc vị trí chiến lược trong quá trình cách mạng Việt Nam, vấn đề dân tộc chỉ có thể giải quyết đúng đắn và triệt để bằng con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng không tách rời chính sách giai cấp, luôn luôn thống nhất quện chặt với nhau. Chính sách giai cấp trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái thống nhất và cái đa dạng. Nền tảng của cái chung là tính cộng đồng giữa các dân tộc, là quy luật vận động của cả