Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt (Trang 53 - 59)

giữa các dân tộc

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm đến vấn đề dân tộc và luôn gắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp. Mác và Ăngghen đã viết trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (1848) có ghi: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo" [37, tr. 624].

Hai ông đã khẳng định rằng, sự áp bức bóc lột của giai cấp này với giai cấp khác là nguồn gốc áp bức của dân tộc này đối với dân tộc khác. Các ông cho rằng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, một dân tộc đi áp bức những dân tộc khác thì dân tộc ấy không thể có tự do. Đồng thời hai ông nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng "Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại". Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi chủ nghĩa đế quốc mở rộng sự xâm lược nhằm đặt ách nô dịch lên các dân tộc toàn thế giới, thì khi ấy vấn đề dân tộc càng trở nên quan trọng và cấp thiết, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư

sản và cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ.

Lênin phát triển lý luận khoa học và cách mạng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin đề ra cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản gồm ba nội dung: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại. Ba nội dung này gắn bó chặt chẽ trong một chỉnh thể.

+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Bình đẳng dân tộc là quyền như nhau (ngang nhau) về nghĩa vụ và quyền lợi của mọi dân tộc không phân biệt chủng tộc, màu da... quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây cũng là cơ sở pháp lý chung giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới, trong các khu vực hay trong một quốc gia. Bởi điều này được quốc tế ghi nhận. Bình đẳng giữa các dân tộc cũng chính là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước, là thành quả của văn hóa văn minh và tiến bộ xã hội. Theo Lênin "nguyên tắc bình đẳng toàn dân gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số... bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ" [32, tr. 179].

Theo Lênin, bình đẳng về kinh tế là lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, bởi vậy giải quyết các mối quan hệ liên quan đến dân tộc, đều phải tính đến quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế. Nếu bất cứ sự áp đặt nào trong hợp tác, giao lưu, liên kết, bất kỳ đặc quyền kinh tế nào dành riêng cho các dân tộc đều dẫn đến việc vi phạm lợi ích của các dân tộc, dẫn đến sự bất bình đẳng dân tộc. Ngày nay, trong xu hướng giao lưu, liên kết hợp tác quốc tế về kinh tế giữa các dân tộc, bình đẳng trên phương diện kinh tế là tạo điều kiện thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi trong sự phát triển kinh tế của các dân tộc, các quốc gia. Đồng thời bình đẳng về kinh tế cũng là điều kiện thiết yếu để các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc thực hiện sự đoàn kết, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Lênin chỉ ra rằng, bình đẳng về chính trị là quyền lợi thiêng liêng của mỗi dân tộc. Đối với các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị là điều kiện để có bình đẳng trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Bình đẳng về chính trị liên quan trực tiếp đến quyền tự quyết của các dân tộc. Nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề bình đẳng chính trị và quyền tự quyết trong các quốc gia cụ thể, nhất là các quốc gia đa dân tộc là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với giai cấp vô sản và những người mác xít chân chính, trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Để thực hiện bình đẳng về chính trị, những người mác xít phải đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa dân tộc dưới mọi màu sắc. Lênin đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa Mác không thể điều hòa được với chủ nghĩa dân tộc, dù là chủ nghĩa dân tộc "công bằng", "thuần khiết", tinh vi và văn minh đến đâu đi nữa" [32, tr. 167].

Theo Lênin, bình đẳng về văn hóa -xã hội có tầm quan trọng đặc biệt và liên quan đến nhiều yếu tố dân tộc. Cương lĩnh vấn đề dân tộc do Lênin soạn thảo đã vạch trần mưu đồ chính trị của những kẻ cơ hội khi nêu khẩu hiệu "tự trị dân tộc về văn hóa" đem tách rời nó với mục tiêu bình đẳng về chính trị, kinh tế. Ông chỉ rõ: "Tự trị dân tộc về văn hóa" chính là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tinh vi nhất, độc hại nhất - thứ chủ nghĩa này là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, hoàn toàn thù địch với chủ nghĩa Mác.

Lênin khẳng định rằng:

Đối với những người mác xít, vấn đề khẩu hiệu "văn hóa dân tộc" có một ý nghĩa to lớn, chẳng những vì nó xác định nội dung tư tưởng của toàn bộ công tác tuyên truyền và cổ động của chúng ta về vấn đề dân tộc, là khác với công tác tuyên truyền tư sản, mà còn vì toàn bộ cái cương lĩnh về tự trị dân tộc về văn hóa trứ danh đều dựa trên khẩu hiệu đó [33, tr. 166].

Theo ông, bình đẳng về văn hóa phải luôn luôn gắn liền với bình đẳng kinh tế, bình đẳng chính trị. Để thực hiện sự bình đẳng dân tộc về văn hóa cần phải đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội và các hình thức tinh vi xảo quyệt của chủ nghĩa dân tộc núp dưới chiêu bài "tự trị dân tộc về văn hóa", chống các chiêu bài mị dân thông qua khẩu hiệu đòi "tự trị dân tộc về văn hóa".

Bình đẳng dân tộc gắn liền với quyền con người. Cương lĩnh về vấn đề dân tộc chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt quan tâm đến quyền bình đẳng đối với các dân tộc thiểu số. Lênin khẳng định: "Dù sao cũng không phải không thể thỏa mãn được tất cả các nguyện vọng hợp lý và đúng đắn của các dân tộc thiểu số trên cơ sở bình quyền, và không một ai lại nói rằng tuyên truyền quyền bình đẳng là có hại cả" [32, tr. 181]. Vì vậy, tôn trọng quyền bình đẳng của các dân tộc nói chung và của cả dân tộc - tộc người thiểu số nói riêng cũng chính là tạo điều kiện xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nô dịch hay đồng hóa đối với các dân tộc thiểu số và cũng là điều kiện đầu tiên trong hợp tác, tương trợ đối với các dân tộc - tộc người đang phát triển, khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc ở các quốc gia đa dân tộc.

+ Các dân tộc đều có quyền tự quyết

Quyền tự quyết, là quyền của mỗi dân tộc tự quyết định, vận mệnh của dân tộc mình, trong đó nổi bật là quyền lựa chọn chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết cũng được thể hiện ở quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập hay quyền tự nguyện liên hiệp lại của các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn vinh và hữu nghị. Khẳng định lập trường của mình về vấn đề quyền dân tộc tự quyết, Lênin nhấn mạnh, các đảng xã hội chủ nghĩa chân chính không được làm đồi bại ý thức của giai cấp vô sản, không được làm lu mờ đấu tranh giai cấp, không được dùng những lời nói dân chủ tư sản sáo rỗng để mê hoặc giai cấp công nhân, không được phá hoại sự thống nhất trong cuộc đấu tranh chính trị hiện nay của giai cấp công nhân. Chỉ có điều kiện ấy, chúng ta mới thừa nhận quyền dân tộc tự quyết.

+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại (đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc).

Để thực hiện tốt quyền bình đẳng và quyền tự quyết, cần phải đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, các quốc gia. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc chính là đoàn kết gắn bó lực lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình và phát triển. Với bản chất quốc tế và những ưu điểm vốn có, giai cấp công nhân các dân tộc

vừa đại diện cho lợi ích nguyện vọng của giai cấp công nhân nói chung, vừa đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích của các dân tộc. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc cũng chính là kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, với tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân các nước, là lực lượng trung tâm của phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, tiến bộ và phồn vinh của nhân loại.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, giai cấp công nhân các dân tộc cần liên hiệp lại, vì lợi ích, vì mục đích chung. Lênin chỉ ra rằng:

Lợi ích của giai cấp công nhân đòi hỏi công nhân thuộc tất cả các dân tộc ở trong một nước nhất định phải hợp nhất lại trong các tổ chức vô sản thống nhất, như tổ chức chính trị, công đoàn, hợp tác - giáo dục... công nhân thuộc các dân tộc khác nhau có hợp nhất lại trong những tổ chức thống nhất như thế, thì giai cấp công nhân mới có thể tiến hành được một cuộc chiến đấu thắng lợi chống tư bản quốc tế và thế lực phản động, cũng như chống sự tuyên truyền và những mưu toan của bọn địa chủ, cha cố và bọn dân tộc chủ nghĩa tư sản thuộc tất cả các dân tộc; bọn này thường tiến hành những mưu toan chống vô sản của chúng dưới ngọn cờ "văn hóa dân tộc" [32, tr. 77].

Do bản chất quốc tế và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc, thực hiện những nhiệm vụ của cuộc đấu tranh giai cấp là thiết thực tiêu diệt mọi áp bức dân tộc, mọi đặc quyền đặc lợi dân tộc. Lênin cho rằng:

Lật đổ mọi ách áp bức phong kiến, mọi ách áp bức dân tộc, mọi đặc quyền cho một dân nào đó hoặc cho một ngôn ngữ nào đó, đó là nhiệm vụ tuyệt đối của giai cấp vô sản, với tư cách là một lực lượng dân chủ, đó là lợi ích tuyệt đối của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, cuộc đấu tranh đang bị những sự phân tranh dân tộc làm lu mờ đi và trì hoãn lại [32, tr. 168].

Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của Lênin, quán triệt sâu sắc, cụ thể quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế trên phạm toàn toàn thế giới, trong mỗi quốc gia

cũng như trong từng dân tộc. Đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc chính là tạo điều kiện giải quyết bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc trên thực tế. Những quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết các quan hệ dân tộc được Lênin khái quát thành cương lĩnh chính trị chung cho các đảng mác xit, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Bình đẳng, tự quyết và đoàn kết là những nội dung chính giúp các đảng macxit chân chính vận dụng vào hoàn cảnh nước mình, cụ thể hóa thành chính sách dân tộc.

Lênin đề ra khẩu hiệu: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc lại áp bức đoàn kết lại".

Ngày nay sau khi Liên Xô sụp đổ, cục diện đối đầu hai cực trên thế giới không còn, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới đang trở thành một vấn đề chính trị - xã hội phức tạp, là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị - xã hội, làm bùng nổ những xung đột dân tộc ở nhiều nơi. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ở nhiều nước, lợi dụng triệt để những mâu thuẫn dân tộc để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, áp đặt chế độ chính trị, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và khống chế các dân tộc trên thế giới, dùng chiêu bài "Nhân quyền cao hơn chủ quyền" để can thiệp vào nội bộ của các nước khác.

Như vậy, vấn đề dân tộc, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhiều quốc gia dân tộc, cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin vẫn tiếp tục soi sáng cho các Đảng Cộng sản, từ đó có thể thấy quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc: Chỉ có giai cấp công nhân mới có thể giải quyết triệt để vấn đề dân tộc.

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử giải phóng tất cả quần chúng khỏi áp bức bóc lột, bất công. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân phải tự mình trở thành dân tộc. Khi giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhân trong nước và nô dịch các dân tộc khác thì nhiệm vụ của giai cấp công nhân chính quốc, phải ủng hộ và liên hiệp chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức, chống chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa đời sống kinh tế, quốc tế hóa là tiền đề kinh tế cho sự thống nhất trong cuộc đấu tranh chung của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

Giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến, thì giai cấp ấy nắm lấy ngọn cờ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)