Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt (Trang 29 - 41)

2.1. Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh kiên giang

2.1.1. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Kiên Giang Giang

- Về kinh tế - xã hội

Từ xa xưa, sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế truyền thống của đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số Kiên Giang nói riêng. Đó là một nền nông nghiệp không hoàn chỉnh, thuần túy, sản xuất nhỏ phân tán, phụ thuộc vào tự nhiên, canh tác độc canh cây lúa, có nơi chăn nuôi, gia súc gia cầm. Đó là nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên.

Nét nổi bật trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vùng dân tộc trong những năm gần đây là sự chuyển biến tích cực, ngày càng phù hợp với cơ chế mới, bước đầu chuyển sang kinh tế hàng hóa. Được quyền tự chủ sản xuất trong quan hệ kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các dân tộc đều yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng bào biết quý trọng và sử dụng nguồn đất đai, lao động ngày càng có hiệu quả hơn. Một bộ phận trong đồng bào dân tộc đã mạnh dạn tìm tòi phương thức thâm canh cây lương thực, tăng diện tích rừng trên đất sử dụng lâu dài, đã trồng cây lấy gỗ, cây nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả... những mô hình kinh tế vườn, rừng, trang trại... đang phát triển mạnh.

Vì những hộ gia đình dân tộc biết bố trí cơ cấu hợp lý thích ứng với thị trường, ứng dụng công nghệ mới đều có cơ hội làm giàu, do đó có một số vùng dân tộc xuất hiện gia đình làm kinh tế giỏi, bởi có sự hiểu biết về sản xuất kinh doanh, hiểu biết về khoa

học kỹ thuật, tận dụng đất đai, bố trí lao động hợp lý gắn sản xuất với thị trường, nên hàng năm có được nguồn thu nhập khá cao.

Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với vùng dân tộc thiểu số. Những năm gần đây giao thông, thủy lợi, điện lực, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế được tăng cường một bước và phục vụ tốt sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, diện tích canh tác ngày càng cao hơn. Đồng bào dân tộc Khơ-me đã tăng năng suất, sản lượng lúa gieo trồng, tìm cách làm ăn mới, năng động, sáng tạo phù hợp với cơ chế mới, đạt hiệu quả kinh tế cao tuy so với sự phát triển chung vẫn còn mức độ thấp.

Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng ta, việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số có những tiến bộ rõ rệt. Về đời sống, đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp như: Công trình thủy lợi, đê bao ngăn nước mặn, đường giao thông, điện, nước phục vụ sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, từ đó đã giải quyết một bước đối với sản xuất và sinh hoạt của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Diện tích đất thâm canh tăng vụ, đất trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản tăng lên, chương trình xóa cầu khỉ, tôn tạo nền nhà để sống chung với lũ lụt, cũng đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sông nước mênh mông.

Nhờ được giúp đỡ nguồn vốn với việc hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các công trình thủy lợi và chọn các loại cây, con có năng suất cao, nhiều nơi đồng bào dân tộc thiểu số đã ổn định vụ mùa, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển đa dạng các ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp, phá thế độc canh cây lúa, tăng nguồn thu nhập khá cao.

Đảng và Nhà nước đã tăng cường chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc; các địa phương, cơ sở đã cố gắng tập trung giải quyết vấn đề đời sống của đồng bào dân tộc, trên cơ sở thực hiện đúng đắn các đường lối, chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị 68 và

62-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vùng đồng bào dân tộc Khơ- me.

Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, đã tổ chức chỉ đạo chương trình, kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khơ- me trong nhiều năm qua, đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Thực tế tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến tích cực, đời sống từng bước cải thiện.

1991 - 1997 ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me đã nạo vét làm mới 22 kênh thủy lợi chiều dài 145 km, xây 12 cống ngăn nước mặn, nâng cấp một lộ tráng nhựa dài 3 km, xây 4 cầu bê tông, xây dựng mới và sửa chữa mới 29 trạm y tế, khoan 629 giếng nước, và hai hồ chứa nước ngọt... kinh phí đầu tư trên 22 tỷ đồng. Ngoài ra đồng bào dân tộc còn được vay hàng trăm tỷ đồng từ các vốn hỗ trợ sản xuất và diện tích đất sản xuất lúa hai vụ và năng suất cũng được tăng lên, chương trình tôn tạo nền nhà, xóa cầu khỉ được tăng hơn so với những năm trước, từ đó đời sống đồng bào dân tộc thiểu số có sự chuyển biến đáng kể [56, tr. 2].

Tỉnh đã vận động đưa 312 hộ dân tộc Khơ-me không đất hoặc thiếu đất sản xuất đi khai thác vùng tứ giác Long xuyên, Hà Tiên, mỗi hộ được cấp 2 ha đất, và được vay vốn sản xuất. Đến nay còn hơn 200 hộ bám trụ sản xuất tuy đời sống vẫn còn khó khăn. Từ năm 1994 - 1997 đã cho 3.502 hộ đồng bào dân tộc vay vốn sản xuất với lãi suất thấp hoặc không có lãi, tổng số là 3 tỷ 457 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ. 1991 - 1997 ngân hàng nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã cho 44.433 lượt hộ vay vốn trên 132 tỷ đồng chiếm 9% tổng số hộ trong toàn tỉnh; có 134% số lượt hộ đồng bào dân tộc Khơ-me được vay vốn để sản xuất. Ngoài ra còn có các nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn huy động từ các đoàn thể... riêng hội phụ nữ giải quyết cho 1.677 hộ vay vốn trên 800 triệu đồng, từ đó góp phần phát triển sản xuất, và xóa đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn [56, tr. 2-3].

Nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn đã được các huyện, thị sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả thiết thực trong phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo; giảm hộ nghèo 53,52% năm 1991 xuống còn 27,98% năm 2000; việc thực hiện chính sách trợ giá các giống lúa sản xuất, hàng nông sản, bút, sách vở cho học sinh được triển khai kịp thời ở từng vùng đồng bào dân tộc Khơ-me ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Hồ Chí Minh mở lớp chuyển giao kỹ thuật giới thiệu giống cây, con mới, như trồng nấm rơm... nhằm giúp cán bộ, sư sãi và đồng bào các dân tộc tiếp cận với khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề, cải tạo vườn tạp... Việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã có tiến bộ rõ rệt, từ 1991 - 1997, Trung ương và tỉnh Kiên Giang quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật... đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt vùng sâu, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, để từng bước phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào. Có thể nêu những số liệu cụ thể như sau:

Số hộ đồng bào dân tộc dư ăn, đủ ăn ngày càng tăng so với 1991 cụ thể là 5.506 hộ khá, chiếm 16,96% tăng 2.599 hộ. Số hộ trung bình là 15.948 hộ, chiếm 49,13% tăng 4.720 hộ, đặc biệt tỷ lệ số hộ nghèo khó từ 60% 1991, giảm xuống 33,86% 1997; có 6491 hộ sử dụng điện nước, gần 20% xây dựng nhà, mua sắm tư liệu sản xuất, tiện nghi sinh hoạt gia đình... tiêu biểu ở các xã: Thạnh trị - huyện Tân Hiệp; xã Bàn Tân Định, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng; xã Bình An, xã Định An, huyện Gò Quao... [56, tr.3].

Toàn tỉnh có 34.582 hộ dân tộc Khơ-me, trong đó: có 7.278 hộ khá chiếm 21,04% tăng trên 3.000 hộ so với năm 1991 và tăng 760 hộ so với năm 1997; 17.649 hộ có mức sống trung bình chiếm 51,04% tăng gần 5.000 so với năm 1991 và tăng gần 5.000 hộ so với năm 1997, hiện còn 9.655 hộ nghèo khó chiếm 27,54% so với năm 1991 và giảm gần 2% so với năm 1999. Hiện có trên 1.500 hộ sản xuất nông nghiệp giỏi chiếm gần 5% so với hộ dân Khơ-me trong tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các

chương trình cũng còn những tồn tại thiếu sót cần được khắc phục, rút kinh nghiệm để thời gian tới thực hiện tốt hơn [62, tr. 9].

Về văn hóa, giáo dục, y tế

Đồng bào dân tộc Khơ-me Nam Bộ nói chung đồng bào Khơ-me Kiên Giang nói riêng có những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo; nhờ có ngôn ngữ và chữ viết, các hoạt động văn hóa, ngày càng phát triển và có tác dụng quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội nói chung.

Thực tế cho thấy nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc Khơ-me đã phát huy vai trò của các chùa, tích cực sử dụng máy thu hình được cấp làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động văn hóa ở các phum, sóc và nâng cao trình độ dân trí, tuyên truyền những thông tin về đường lối, chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc Khơ-me.

Các cấp, các ngành đã quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc ở tỉnh Kiên Giang thông qua các hoạt động như: Tổ chức hội diễn văn nghệ, đua ghe ngo.. các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống tốt đẹp, tham gia giao lưu văn hóa với các tỉnh bạn đạt nhiều thành tích đáng phấn khởi.

Các cơ quan thông tin đại chúng đã có nhiều hoạt động văn hóa thiết thực, phục vụ đồng bào dân tộc Khơ-me như: đài phát thanh truyền hình tăng thời lượng thông tin phát sóng chương trình tiếng Khơ-me, Báo Kiên Giang thường thông tin về các chủ trương chính sách của lãnh đạo tỉnh đến đồng bào dân tộc kịp thời, thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh và phát sóng đài truyền hình ở vùng đồng bào dân tộc. Đài truyền hình tỉnh Kiên Giang cấp phát 78 ti vi cho tất cả 72 chùa, hội đoàn kết sư sãi yêu nước cung cấp 1.500 chiếc radio cho vùng đồng bào dân tộc nghèo vùng sâu, vùng xa, cụm dân cư dân tộc vùng kinh tế mới. Hơn nữa mỗi tháng ủy Ban Dân Tộc và Miền núi phát hành trên địa bàn tỉnh khoảng 100 cuốn tạp chí dân tộc bằng chữ dân tộc Khơ-me, nhằm đưa thông tin, tin tức thời sự trong nước đến với đồng bào dân tộc, sư sãi dân tộc Khơ-me [56, tr. 5]. Đoàn nghệ thuật văn hóa dân tộc Khơ-me và các đội văn nghệ dân tộc của các huyện, thị từng bước được củng cố, đi vào hoạt động thiết thực và phục vụ đồng bào dân tộc

Khơ-me ngày càng tốt hơn. Đoàn nghệ thuật văn hóa dân tộc tham gia dự thi ca múa nhạc dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại tỉnh Cần Thơ, hội thi tiếng hát đồng bằng sông Cửu Long đạt kết quả khá.

Từ sự phân tích trên, cho ta những kết quả về lĩnh vực văn hóa dân tộc Khơ-me có bước phát triển khá rõ rệt, nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có thể khẳng định, đây cũng chính là những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ-me Kiên Giang.

Về giáo dục, y tế:

Đến năm 1997, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng thêm 3 trường Dân tộc nội trú ở 3 huyện: Gò Quao, Giồng Riềng, Hà Tiên. Chất lượng giảng dạy ở các trường dân tộc nội trú đã được nâng lên. Nếu 1991 chỉ có

một trường Dân tộc nội trú

với 400 em học sinh dân tộc Khơ-me (trong đó có 300 em được hưởng học bổng) thì đến 1997 có 4 trường Dân tộc nội trú với 611 em (trong đó có 548 em được hưởng học bổng), hiện có 55 lớp học song ngữ (Khơ-me - phổ thông), 1.648 em học sinh tham gia và 94 lớp dạy chữ Khơ-me (chủ yếu ở các chùa, do 72 sư sãi giảng dạy) với 3.173 học sinh theo học [56, tr. 4].

Công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực. Số học sinh được huy động đến trường hàng năm đều tăng: 1997 - 1998 có 32.725 em học sinh dân tộc tăng 13.298 em bằng 1,7 lần so với năm 1991. Trẻ em ở độ tuổi đến trường đạt 75%, tăng 10% so với năm 1991, chiếm 11% so với tổng số học sinh trong toàn tỉnh. Chính sách đối với con em đồng bào dân tộc được quan tâm hơn, giảm 50% học phí đối với học sinh học phổ thông. Công tác giáo dục đã có bước phát triển tốt, nhiều em học sinh dân tộc theo học các Trường đại học, Trường cao đẳng, và Trường trung học chuyên nghiệp, đặc biệt là 2 cán bộ dân tộc theo học chương trình trên đại học, ngành giáo dục tỉnh mở 3 lớp đào tạo giáo viên người dân tộc, nâng tổng số giáo viên lên tới 598 người, tăng hơn 202 giáo viên so với 1991. Từ đó từng bước nâng cao dân trí vùng

đồng bào dân tộc, thực hiện tốt công tác giáo dục nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt đối với đồng bào dân tộc Khơ-me.

Về y tế: Công tác y tế vùng đồng bào dân tộc Khơ-me ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo. Nhờ vậy đã thực hiện tốt các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, điều trị bệnh, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình khá tốt.

Đã đầu tư xây dựng 13 trạm y tế xã. ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me, kinh phí hàng năm cũng được ưu tiên về việc chữa bệnh cho đồng bào dân tộc, miễn giảm viện phí đúng theo quy định của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Hội Chữ thập đỏ từ tỉnh, huyện thường xuyên tổ chức các đoàn Bác sĩ đến khám bệnh và cấp thuốc miễn phí, cho đồng bào dân tộc; tỷ lệ phụ nữ bị bệnh phụ khoa 1997 giảm xuống còn 30%, so với năm 1991 là 60 - 70%.

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc bước đầu thực hiện có hiệu quả, 1991 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 40%; 1997 giảm xuống dưới 30%. Việc tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình, dân số đối với đồng bào dân tộc đạt kết quả. 1993 số gia đình thực hiện kế hoạch chiếm 18%, đến 1997 chiếm 30%; thực hiện kế hoạch hóa phát triển dân số trong đồng bào dân tộc Khơ-me đạt kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)