Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt (Trang 41 - 45)

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn chưa tương xứng và với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới.

Tình hình kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều yếu kém và khó khăn, nhìn chung kinh tế phát triển chậm, không đều giữa các dân tộc, tính chất sản xuất tự cấp, tự túc, còn nặng quy mô chế biến nông - lâm - hải sản còn nhỏ bé, sản phẩm chưa nhiều, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, yếu kém, đời sống tinh thần của nhân dân chậm được cải thiện.

Trong nhiều năm qua, đời sống đồng bào dân tộc Khơ-me Kiên Giang có được nâng lên một bước, nhưng chưa đáng kể, còn chậm so với đồng bào Hoa và đồng bào Kinh, sự chênh lệch giữa các dân tộc ở địa bàn còn khá lớn, sự phân hóa giàu nghèo nhanh, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc, giao thông nông thôn, số người nghèo đói, thất nghiệp chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Về đời sống vùng đồng bào dân tộc tuy có bước phát triển, song chưa đều, mức sống còn thấp so với cộng đồng. Diện nghèo khó còn cao có nơi chiếm 50%. Tình

trạng thiếu vốn sản xuất còn cao, việc sang bán, cầm cố ruộng đất, bán lúa non, cho vay nặng lãi... có chiều hướng phát triển, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me nghèo đói, trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt, trong đời sống như: ăn, mặc, đi lại chưa được cải tiến, tệ mê tín dị đoan còn khá nặng nề, đời sống văn hóa tinh thần còn thiếu thốn, buồn tẻ. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ còn chiếm khá cao ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me. Chẳng hạn như: huyện An Biên chiếm 48%, huyện Châu Thành chiếm 50%, Huyện Gò Quao chiếm 52% đặc biệt là số người mù chữ và thất học ở xã Phú Mỹ huyện Hà Tiên chiếm khoảng 70% [56, tr. 9].

Trình độ dân trí đồng bào dân tộc thấp, số học sinh con em người dân tộc chưa đến trường còn chiếm số đông, nhất là vùng sâu, vùng biên giới chiếm 45%, tỷ lệ học sinh tiểu học bỏ học cao. Việc phổ cập tiểu học và xóa mù chữ còn nhiều mặt hạn chế; học sinh ở bậc trung học còn quá ít, năm học 1996 - 1997 học sinh trung học 28.361 em, học sinh bậc tiểu học là 3.877 em chiếm tỷ lệ 13,67%. Việc dạy học tiếng Khơ-me gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, và giáo viên người dân tộc còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu trong tình hình mới, một số tập tục, lễ hội lạc hậu còn tồn tại, chậm được khắc phục.

Việc phát huy vai trò của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước ở các cấp còn hạn chế, đội ngũ cán bộ dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đa số yếu kém trình độ văn hóa, nghiệp vụ nhất là ở cấp cơ sở; chưa có quy hoạch đào tạo cán bộ người dân tộc cho trước mắt và lâu dài, do đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc còn nhiều bất cập, không hợp lý. Tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội ở vùng biên giới còn khá phức tạp, mối quan hệ họ hàng các dân tộc giữa hai nước láng giềng từng nơi từng lúc chưa thật sự tốt đẹp. Đặc biệt là trong quan hệ giữa các đồng bào dân tộc làm ăn, trao đổi buôn bán hàng hóa... ở địa bàn biên giới của tỉnh

An ninh quốc phòng từng nơi, từng lúc chưa ổn định vững chắc, các vụ cướp có vũ trang trên đường bộ và đường thủy; trên biển còn xảy ra việc tiêu cực, các đảng phái Campuchia tăng cường hoạt động ngấm ngầm hoặc công khai áp sát biên giới để kích động, móc nối xây dựng lực lượng trong vùng đồng bào dân tộc Khơ-me. Một số dân tộc

Khơ-me nhẹ dạ cả tin, bị lôi kéo sang Campuchia tham gia đảng phái chính trị; một số người dân tộc qua lại biên giới vi phạm quy định và trật tự an ninh biên giới, gây ảnh hưởng đến quan hệ dân tộc ở nước ta.

Nhìn chung, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc Khơ-me tuy có biến đổi một bước, nhưng chưa đều ở một số vùng đồng bào dân tộc còn trồng lúa là chủ yếu. Có nơi hộ đói nghèo chiếm 40 - 50%, thiếu vốn và không có vốn chiếm khoảng 75%, các vụ việc tranh chấp đất diễn ra khá phức tạp, thậm chí số hộ trắng tay tiếp tục tăng lên, tiêu biểu như: Thị trấn thứ 3, chiếm 46,4% sang bán đất đai, ấp Xuân Bình xã Thới Quản chiếm 82% hộ cầm cố sang bán đất, huyện Châu Thành chiếm 80% hộ sang bán đất và trở thành trắng tay. Điều này ta thấy cần có biện pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng nói trên.

Để khắc phục tình hình trên đây, phải tăng cường kết cấu cơ sở hạ tầng, nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư vào khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí, tổ chức sản xuất phải phù hợp với cơ chế mới, mà đặc trưng tiêu biểu là phải tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc, đảm bảo trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Hiện nay tình trạng đồng bào dân tộc nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao, do nhiều nguyên nhân như: đối tượng được bình xét cho vay, mượn vốn là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, đại đa số không có tư liệu sản xuất, nghề nghiệp không ổn định, gia đình đông con, lao động không đủ ăn, do thiên tai làm cho sản xuất thất thu, nhưng nguyên nhân chủ yếu là việc dư nợ hàng năm không xử lý kịp thời, dẫn đến dư nợ quá hạn ngày càng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình. Trong việc tổ chức thực hiện còn hạn chế như: một số công trình thực hiện chậm, phải chuyển tiếp sang những năm tiếp theo, thực hiện phương châm xã có công trình, dân có việc làm còn hạn chế, chủ yếu là thi công bằng cơ giới việc tham gia quản lý giám sát của cán bộ xã chưa được thường xuyên, chủ yếu là Ban quản lý huyện thực hiện, do huyện làm chủ đầu tư, việc thực hiện cơ chế dân chủ theo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, từng lúc, từng nơi chưa tốt, chưa tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở về mục tiêu

nhiệm vụ, biện pháp, cơ chế quản lý điều hành chương trình, theo Thông tư liên tịch số 416/1999/TTLT/BKH-UBDTvàMN-TC-XD ngày 29/4/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ủy ban Dân tộc và miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

Tóm lại: Hiện nay sự chênh lệch mức sống giữa các dân tộc trên cùng địa bàn dân cư còn khá rõ rệt, số hộ nghèo không có đất và thiếu đất, không vốn sản xuất còn khá cao; 33,86% hộ nghèo khó, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới chiếm 50% hộ nghèo; việc sang bán, cầm cố ruộng đất có xu hướng gia tăng làm cho các hộ trắng tay, mất đất buộc phải đi làm thuê ngay trên mảnh đất của mình. Hiện có 2.500 hộ chiếm trên 8% tổng số hộ đồng bào dân tộc cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc còn hạn chế, ngành nghề mới chưa phát triển, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa kịp thời vụ, số hộ chưa sử dụng điện, nước sạch chiếm 80%. Đây là những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong sự nghiệp đổi mới.

Những thiếu sót nói trên trong việc thực hiện chính sách dân tộc do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đồng bào Khơ-me sống tập trung ở địa bàn ít thuận lợi cho phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng ngập mặn, thiếu nước ngọt, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, điểm xuất phát về các mặt thấp, thường bị thiên tai. Trình độ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của đồng bào dân tộc còn hạn chế. Đồng bào dân tộc Khơ-me tuy lao động cần cù nhưng tiếp thu đổi mới chậm, dân số phát triển nhanh, khả năng cân đối thu chi hạn chế, cuộc sống khó khăn kéo dài.

Thứ hai, việc nhận thức về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của các cấp, các ngành chưa sâu sắc. Một số cơ chế và chính sách cụ thể chưa phù hợp, việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Việc sử dụng kinh phí đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc hiệu quả chưa cao, thậm chí có nơi sử dụng không đúng mục đích đối tượng, sai địa bàn, không theo định hướng dự án được duyệt, chưa phát huy đầy đủ vai trò tích cực của

Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước trong việc giáo dục nâng cao nhận thức và vận động đồng bào dân tộc Khơ-me thực hiện các đường lối chính sách của Đảng còn hạn chế, việc tuyên truyền các thông tin thời sự, đến với đồng bào dân tộc chưa kịp thời. Thậm chí trong quá trình giải quyết một số vụ việc còn thiếu cân nhắc, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho một số đồng bào dân tộc băn khoăn, giảm niềm tin với Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ ba, do trình độ điều hành của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tuy có bước nâng lên nhưng chưa đồng đều, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ; vai trò trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của các cán bộ công tác dân tộc ở cơ sở, địa phương chưa cao, tầm nhìn xem xét tình hình còn hạn chế; trình độ một bộ phận cán bộ dân tộc còn yếu chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn; việc kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc chưa kịp thời; tính tiên phong gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa cao; tổ chức giáo dục vận động để khơi dậy tính tích cực của nhân dân chưa được chú trọng đúng mức.

Trên đây, là những nguyên nhân chính dẫn đến những sai sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kiên Giang trong nhiều năm qua. Các cấp lãnh đạo cần có giải pháp thiết thực kịp thời giải quyết những vấn đề trên, từng bước khắc phục những vụ việc tiêu cực xảy ra, khắc phục những khó khăn về đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào ppt (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)