IV. Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010
7. Giải pháp về thị trường
Trong một vài năm tới, Lộc Bình sẽ trở thành một trong những vùng phát triển
về cây ăn quả, phát triển về sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng đủ cho vùng mà nó còn cần phải được tiêu thụ một cách rộng rãi để thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển. Vì vậy, cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp ở các huyện, các tỉnh lân cận, đồng thời phải mở rộng được thị trường tiêu thụ với nước bạn Trung Quốc.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đưa phương án quy hoạch sử dụng
đất đi vào thực tiễn. Tuy nhiên chúng phải được thực hiện một cách đồng bộ với sự phối hợp của các cấp, các ngành và có sự điều chỉnh một cách linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Kết luận và kiến nghị
Trong những năm vừa qua, Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng qui
hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau đến năm 2010 nhằm hoàn thiện qui trình, nội dung và phương pháp lập qui hoạch sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của ngành, công tác lập qui hoạch sử dụng đất đai đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt đối với cấp huyện đã triển khai xây dựng được trên 20 mô hình qui hoạch sử dụng đất đai ở các khu vực đặc thù (Đồng bằng, miền núi, ven đô, khu công nghiệp, khu du lịch...) trên phạm vi cả nước Các mô hình này đã được nhân rộng ra 144 huyện.
Trong giai đoạn hiện nay công tác qui hoạch sử dụng đất đai ở các huyện đang được triển khai tương đối mạnh song các cấp các ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác này để từng bước giải quyết những vấn đê bất cập trong việc sử dụng đất đưa đất đai vào sử dụng một cách khoa học tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời để phát huy quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Với tinh thần đó, đề tài “Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001 - 2010” đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận của qui hoạch sử dụng đất, thực trạng của nó trên một địa bàn cụ thể từ đó đưa ra các giải pháp để phương án qui hoạch đi vào thực tiễn. Qua đó em rút ra 1 số kiến nghị sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần phải ban hành các Nghị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành định mức sử dụng đất một cách cụ thể cho việc sử dụng các loại đất ở từng vùng. Đồng thời Chính phủ cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất này.
Thức hai, các ngành phải triển khai lập kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết trong quy hoạch chuyên ngành để làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
Thứ ba, các địa phương cần phải tăng cường triển khai quy hoạch cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải cân đối kinh phí đầu tư ở địa phương
mình về tiến độ thực hiện quy hoạch nhanh hơn và khẳng định được tầm quan trọng của mình.
Thứ tư, cần phải xây dựng đầu đủ và hợp lý các chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi không phải vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia để phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; đồng thời xây dựng khung giá đất để áp dụng khi thu tiền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho thuê đất một cách phù hợp với giá thị trường. Đây sẽ là phương pháp thu hút vốn của các nhà đầu tư.
Tài liệu tham khảo
1. Công văn số 1814/CV - TCĐC ngày 12/10 năm 1998 về qui hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai
2. Hướng dẫn trình tự các bước lập qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện (kèm theo
công văn 1814/CV - TCĐC)
3. Báo cáo tổng hợp qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Lạng Sơn đến năm
2010
4. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn thời
kỳ 2001 - 2010
5. Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ huyện Lộc Bình năm 1998
6. Báo cáo tóm tắt qui hoạch chi tiết khu du lịch Mẫu Sơn Tỉnh Lạng Sơn tháng 2
năm 1998
7. Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt các đồ án xây dựng quy
hoạc tổng thể các Thị trấn: Thi trấn Lộc Bình ,thị trấn Chi Ma đến năm 2010
8. Các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế xã hội, khí tượng thuỷ văn, điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên của huyện
9. Các tài liệu, số liệu về đất, biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2000
của huyện Lộc Bình
10. Tài liệu bản đồ của huyện
11.Hội nghị tập huấn công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Tổng cục Địa
chính
12.Đề tài: “cơ cở khoa học cho việc hoạch các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất
đai” của Tổng cục Địa chính- Viện nghiên cứu Địa chính
13.Giáo trình: Quy hoạch phát triển nông thôn- PGS – TSKH Lê Đình Thắng –
Trường ĐHKTQD
14.Giáo trình: Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở - PGS – TSKH Lê Đình Thắng –
15.Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị – Nguyễn Thế Bá- Nhà XB Xây dựng năm
2000
16.Kinh tế tài nguyên đất của- PGS.TS Ngô Đức Cát - Nhà XB Nông nghiệp năm
2000.
Mục Lục
Trang
Lời nói đầu ... 1
Chương I: Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai ... 4
I.Khái niệm và sự cần thiết của qui hoạch sử dụng đất đai . ... 4
1. Khái niệm: ... 4
2. Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất ... 6
II. Những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất ... 9
1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch ... 9
2. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch. ...10
3. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của cấp quản lý vùng quy hoạch . ...11
4. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng và tiềm năng vùng quy hoach. ...12
III. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất. ...13
1. Công tác điều tra và thu thập số liệu. ...14
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội . ...14
3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai...15
4. Xây dựng các phương án quy hoạch ...15
4.1 Phân bổ đất nông-lâm nghiệp ... 16
4.2 Phân bố đất chuyên dùng . ... 19
4.3 Phân đất khu dân cư ... 20
4.5. Tổng hợp phương án quy hoạch ... 22
IV. Các phương pháp chính xây dựng quy hoạch ...23
2. Phương pháp phân tích kết hợp vi mô và vĩ mô ...23
3. Phương pháp cân bằng tương đối ...23
4. Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất đai . ...24
Chương II: Định hướng quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001- 2010 ... 25
I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. ...25
1. Điều kiện tự nhiên ...25
1.1. Vị trí địa lý ... 25
1.2 Địa hình... 25
1.3.Khí hậu thời tiết ... 26
1.4. Thuỷ văn, nguồn nước ... 27
2.Tài nguyên thiên nhiên. ...28
2.1 Tài nguyên đất ... 28
2.2 Tài nguyên khoáng sản. ... 28
2.3 Tài nguyên rừng. ... 29
2.4 Tiềm năng du lịch. ... 29
3.Cảnh quan môi trường của huyện ...30
4. Nhận xét chung ...30
II. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội gây áp lực đối với đất đai. ...31
1.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ...31
1.1 Ngành nông - lâm nghiệp ... 31
1.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản ... 33
1.3. Thương mại dịch vụ ... 34
2 Dân số lao động và mức sống dân cư ...34
2.1 Dân số và lao động ... 34
2.2 Mức sống dân cư ... 36
3. Thực trạng phát triển đô thị. ...36
4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ...37
5. An ninh biên giới ...39
1.Tình hình quản lý đất đai trước và sau khi có luật đất đai 1993 ...40
2. Tình hình biến động đất đai qua các năm ...41
2.1. Đất nông nghiệp ... 42
2.2. Đất lâm nghiệp ... 43
2.3. Đất chuyên dùng... 43
2.4. Đất ở ... 43
2.5. Đất chưa sử dụng. ... 43
3. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2001 ...44
3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ... 49
3.2. Đất lâm nghiệp ... 50
3.3. Đất chuyên dùng... 51
2.4 Đất ở đô thị ... 52
2.5.Đất khu dân cư nông thôn . ... 52
2.6 Đất chưa sử dụng . ... 53
3. Nhận xét về tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai ...53
III. Định hướng quy hoạch sử dụng đất ...54
1. Tiềm năng đất đai ...54
2.Quan điểm khai thác sử dụng đất. ...57
3. Các căn cứ để đưa ra phương án sử dụng đất của huyện. ...58
3.1. Căn cứ pháp lý: ... 58
3.2. Căn cứ và các cơ sở thông tin dữ liệu ... 59
4. Định hướng sử dụng đất đai từ nay đến năm 2010 ...65
4.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. ... 66
4.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp . ... 66
4.3. Định hướng phát triển đất chuyên dùng ... 66
4.4. Định hướng sử dụng đất ở ... 68
4.5.Đất chưa sử dụng ... 68
IV. Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010...69
1. Đất nông nghiệp ...69
2. Đất lâm nghiệp. ...73
3.Đất chuyên dùng. ...76
5. Đất ở Nông Thôn. ...86
6. Đất chưa sử dụng ...86
7.Tổng hợp phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ...87
7.1. Tiểu vùng 1 ... 88 7.2. Tiểu vùng II ... 88 7.3.Tiểu vùng 3 ... 89 7.4. Tiểu vùng 4 ... 89 7.5. Tiểu vùng 5 ... 90 7.6. Tiểu vùng 6 ... 90
Chương III: Các giải pháp thực hiện phương án qui hoạch sử dụng đất. ... 93
1. Giải pháp về tổ chức hành chính ...94
2. Giải pháp về tổ chức thực hiện. ...95
3. Giải pháp đầu tư. ...96
4. Những chính sách và biện pháp nhằm phát triển và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. ...97
5. Những biện pháp và chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất. ...98
6. Giải pháp về vốn ...99
7. Giải pháp về thị trường . ... 100
Kết luận và kiến nghị ... 101