II. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực đối với đất đai
5. An ninh biên giới
Lộc bình có 58 km đường biên giới với nước cộng hoà Trung hoa. Bốn nước giáp biên giới là Tam Gia, Yên Khoái, Tú Mịch, Mẫu Sơn. Dọc tuyến biên giới có khoảng 500ha diện tích đất có mìn (do hậu quả chiến tranh biên giới năm 1979) gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của nhân dân.
Thời gian qua vẫn còn hiện tượng xâm canh, chuyển mốc biên giới và mai táng người chết của phía Trung Quốc trên đất Việt Nam. Vì vậy hiện nay hàng năm nhà nước đã có chủ trương đầu tư cho 4 xã vùng cao biên giới các dự án ổn định dân di cư tự do, dự án xây dựng trung tâm Pò Nậm xã Tam Gia và từng bước đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất góp phần nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân vùng biên giới giúp họ yên tâm sản xuất giữ vững an ninh chính trị.
Từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên ta thấy trong những năm gần đây kinh tế Lộc bình đã có bước tiến mới, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với kỳ trước . Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng. Nông nghiệp đã phá vỡ thế độc canh cây hoá, đã mở rộng diện tích cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế cao tạo đà cho quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá, đời sống vật chất của bà con các dân tộc được ổn định và cải thiện, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới được đảm bảo.
Tuy nhiên so với tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa đồng đều giữa các vùng, các xã trong huyện. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, lạc hậu. Thương mại
dịch vụ, du lịch là một trong những thế mạnh của huyện chưa được khai thác phát huy có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Đời sống của đồng bào vùng núi cao và vùng biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn.
Với những tồn tại này gây ảnh hưởng rất lớn trong việc sử dụng đất đai của các ngành nhất là sự bố trí cơ cấu sử dụng đất của các ngành còn chưa hợp lý dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai đạt hiệu quả không cao, sử dụng đất vào các mục đích không phù hợp với tính năng của nó, sử dụng chưa hợp lý. Trong giai đoạn tới khi nền kinh tế Lộc Bình giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế thì quỹ đất đai có sự chuyển dịch đáng kể và nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành ngày càng cao.