Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- potx (Trang 28)

I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Điều kiện tự nhiên

2.1 Tài nguyên đất

Toàn huyện Lộc Bình được phân chia ra 10 loại đất, trong đó có 5 loại đất chính sau:

-Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) có diện tích 57271ha, chiếm 54%tổng

diện tích tự nhiên.Phần lớn trên loại đất này có độ dốc lớn: độ dốc dưới 80 chỉ có

1000ha thích hợp cho việc trồng lúa,độ dốc 8-150 có 10200ha thích hợp cho trồng lúa

màu và cây ăn quả, còn lại là đất có độ dốc >150 chủ yếu để trồng rừng. Loại đất này

phân bố ở các xã Tú Đoạn, Khuất Xá, Tú Mịch, Quan Bản, Đông Quan, Sàn Viên, Lợi Bác.

-Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp) nằm trên địa hình Sườn núi lượn sóng và đồi thấp. Đất có màu nâu đỏ hoặc vàng phân bố chủ yếu ở Vân Mộng ,Khuất Xá, Hiệp Hạ, Xuân Lễ.

-Đất nâu vàng trên phù xa cổ (Fq) có diện tích 2672 ha chiếm 2,8% được phân bố ở Tú Đoạn, Yên Khoái, Lục Thôn, Đồng Bục.

-Đất đỏ vàng trên Mac Ma a xit (Fa) có diện tích 2539 ha được phân bố ở Như Khuê, Bằng Khánh, Xuân Mãn.

-Đất dốc tụ(D) phân bố rải rác trong huyện, có diện tích 2200 ha, đều có độ dốc

<80. Loại đất này rất thích hợp cho sản xuất lúa.

Đất đai huyện Lộc Bình hình thành trên nền địa chất có nguồn gốc trầm tích, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thấp hơn một số nơi khác song toàn bộ đất đồi núi đều có tầng dầy khá, thành phần cơ giới thuộc loại thịt trung bình, độ tơi xốp trung bình, độ ẩm cao, ít đá lẫn. Với những đậc điểm này, khi phát triển sản xuất nông nghiệp cần chú trọng biện pháp thâm canh, cải tạo đất hợp lý. Với đất có độ dốc có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp thúc đẩy khả năng tái sinh và phục hồi rừng đồng thời tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- potx (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)