II. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực đối với đất đai
1.1 Ngành nông-lâm nghiệp
a.Nông nghiệp : ngành này đã có bước tiến triển đáng kể không ngừng áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh nâng cao hệ số sử dụng đất. Cơ cấu cây trồng vật nuôi đã có sự thay đổi, chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh: năm 1996 ngành trồng trọt chiếm 83,1%; năm 2001 chiếm 71,8%, ngành chăn nuôi năm 1996 chiếm 16,9% năm 2001 tăng lên 289,2% trong nông nghiệp.
Về trồng trọt cây lương thực chiếm tỷ lệ cao, tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1996 là 25332 tấn, năm 2001 là 27500 tấn tăng 2168 tấn. Lương thực bình
quân đầu người tăng từ 276kg/người (thời kỳ 91-95) lên 354kg/người (thời kỳ 1996- 2001)
-Các loại cây trồng chính có lúa nước, ngô, khoai lang, khoai tây, lạc, mía, rau xanh các loại. Đặc biệt những năm gần đây cây dưa hấu được mở rộng diện tích và chiếm một tỷ trọng đáng kể chiếm 3,5% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
+Cây lúa là cây trồng chính, năng suất lúa cả năm đạt 53,27tạ/ha năm1991, năm 1996 đạt 73,17tạ/ha đến năm 2001 lên tới 78tạ/ha với hai vụ lúa; đông xuân và lúa mùa được phân bố ở các xã chạy dọc theo sông Kỳ Cùng như:Đồng Bục, Xuân Mãn, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Vân Mộng, Hữu Khánh, Lục Thôn, Mẫu Sơn( các xã thuộc tiểu vùng 1) và ở Yên Khoái, Tú Mịch.
Ngoài lúa ra cây ngô cũng được coi là cây lương thực chủ đạo và có tiềm năng lớn. Có sản lượng chiếm 13% so với tổng sản lượng lương thực năm 1999, đến năm 2001 tăng lên 19,3%. Được phân bố chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng 1 trên.
Bên cạnh đó còn có cây khoai lang, sắn, khoai tây, lúa nương có sản lượng giao động từ 1904 - 2500 tấn
+Cây công nghiệp hàng năm có lạc, đỗ tương, cây thuốc lá, cây mía. Tuy nhiên năng suất chưa cao do còn sử dụng giống cũ và phân bố chủ yếu ở các xã Tam Gia, Tĩnh Bắc, Quan Bản, Đông Quan.
+Cây dưa hấu trong mấy năm gần đây cũng chiếm một vị trí quan trọng, đem lại năng suất cao 293 tạ/ha năm 1996 và tăng lên 372 tạ/ha năm 2001, đã đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động. Nó được phân bố ở các xã ven sông Kỳ Cùng. Ngoài ra còn trồng các loại cây ăn quả như: Hồng, Đào, Nhãn, Vải Thiều.
Về chăn nuôi, so với trồng trọt thì chăn nuôi vẫn kém phát triển hơn. Tốc độ tăng trưởng trung bình của chăn nuôi giai đoạn 1996 - 2000 đạt bình quân 6,75%. Trong đó đàn lợn là vật nuôi chính và phát triển tương đối nhanh. Tổng đàn lợn năm 1995 có 22543 con, năm 1996 có 24670 con và năm 2001 lên tới 30247 con với sản lương xuất chuồng năm 1996 đạt 3000 tấn, năm 2001 là 3800 tấn. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn chăn nuôi trâu, bò, dê và các loại gia cầm. Tuy nhiên quy mô các loại vật nuôi này chưa lớn, chưa tạo thành các vùng chăn nuôi đại gia súc. Chính vì vậy, cùng với tiềm năng phát triển đồng cỏ ở các xã Minh Phát, Hữu Lân, Xuân Dương, ái
Quốc, Tĩnh Bắc, Tam Gia, Nam Quan, Lợi Bác, Sàn Viên có thể phát triển thành các vùng chăn nuôi lớn của huyện.
Nhìn trung trong sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế như việc chưa khai thác hết tiềm năng đất đai cho ngành này và sự phân bố cây trồng vật nuôi còn thiếu khoa học . Do đó sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp, trao đổi hàng hoá thấp, hiệu quả kinh tế/1ha chưa cao.
b, Lâm nghiệp: Rừng là một thế mạnh của huyện vì vậy Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách cụ thể đầu tư thích đáng cho việc phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên khả năng khai thác lâm ngiệp ở đây còn hạn chế do chủ yếu là rừng mới trồng theo dự án 327 được 769,7ha, theo dự án của Đức được 1782ha, rừng khoanh nuôi tái sinh 5156ha,và lâm sản dược khai thác ở đây là gỗ tròn, củi, nhựa thông . Cho đến nay tổng sản phẩm lâm nghiệp của huyên chiếm 20,5% tổng GDP năm 1996,và lên tới 25,2% triệu đồng năm 2001
Hiện nay chủ yếu trên địa bàn huyện là rừng trồng chiếm 67,3% về diện tích được phân bố chủ yếu ở các xã Yên Khoái, Tú Mịnh, Lục Thôn, Nhượng Ban, Quan Bản, Sàn Viên, Lợi Bác. Còn 32.7% diện tích rừng tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở Mẫu Sơn, Xuân Dương, Hữu Lân, ái Quốc.
Với tiềm năng to lớn về rừng, huyện đã có những chính sách khuyến khích các hộ nông dân trồng rừng và bảo vệ rừng, thậm trí họ đã yên tâm bỏ vốn xây dựng, kinh doanh vườn, rừng đan xen đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã cho sản phẩm cung cấp trên thị trường. Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng vẫn còn nhiều hạn chế như cháy rừng, chặt phá rừng tự nhiên.