Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- potx (Trang 37 - 39)

II. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực đối với đất đai

4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung còn nhiều thiếu thốn đòi hỏi cần được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp một cách đồng bộ phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện trước mắt cũng như lâu dài .

- Về giao thông: Hiện nay huyện có 288km đường bộ, trong đó có 27km đường

quốc lộ 4B từ thị xã Lạng Sơn đi Quảng Ninh chạy qua địa phận huyện từ km12 - km39, mặt đường rộng 6,5m được rải nhựa từ năm 1995, có 14,6km đường tỉnh lộ đi từ thị trấn Lộc Bình đến cửa khẩu Chi Ma, chiều rộng 6,3m được rải nhựa từ năm 1994 hiện đang được sử dụng rất tốt, có 114km đường huyện lộ với các tuyến: Na Dương-Xuân Dương, Khổi Khỉn - Bản Chắt, Phò Lọi - Bản Phải, Đồng Bục-Hữu Lân 110km đường liên xã gồm các tuyến Xuân Dương - ái Quốc, Lợi Bác - Phương Đông, Bằng Khánh đi Mẫu Sơn. Các tuyến huyện lộ và liên xã phần lớn là đã bị hư hỏng nặng, đi lại hết sức khó khăn nhất là mùa mưa nhiều đoạn không đi lại được như đoạn Khuất Xá, Tú Đoạn đi Tam Gia - Tĩnh Bắc - Bản Chắt; tuyến Đồng Bục- Hữu Lân, các đường liên thôn bản chủ yếu là

đường mòn hẹp và dốc, qua nhiều sông suối nên việc đi lại và vận chuyển giao lưu hàng hoá rất khó khăn .

Ngoài ra huyện còn có tuyến đường sắt từ thị trấn Na Dương đi thị xã Lạng Sơn, tuyến đường này chỉ phục vụ việc tiêu thụ than.

Như vậy trong tương lai để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặc biêt để năng cao đời sống nhân dân, tăng hệ số lưu chuyển hàng hoá và mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong huyện và các vùng xung quanh thì hệ thống giao thông trên cần phải được đầu tư, nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ 4B và các

tuyến tỉnh lộ, các tuyến huyện lộ và liên xã, liên thôn phải được trải nhựa hay bê tông hoá và tuyến đường sắt phải được đa dạng hoá chức năng

- Về thuỷ lợi: Toàn huyện có 14 hồ vừa và lớn, 14 đập vừa và lớn như hồ Nà Cáy ở thị trấn Na Dương, hồ Bản Chành ở xã Lợi Bác, hồ Tà Keo ở xã Sàn Viên, đập Khuôn Van ở xã Đồng Bục, đập Kéo Lim ở xã Hữu Khánh hầu hết các hồ đập này được xây dựng từ những năm 70 trở về trước nên đã ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng bị hư hỏng và rò rỉ nhiều, ngoài ra còn rất nhiều hồ nhỏ và phai nhỏ phân bố ở các cánh đồng các xã trong huyện nhưng hệ thống thuỷ lợi này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho khoảng 1320ha, còn lại phần lớn sản xuất nông lâm nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên.

Trong những năm tới cần được đầu tư sửa chữa, nâng cập các công trình thuỷ lợi hiện có, đồng thời phải mở mang xây dựng mới một số công trình khác để đảm bảo nước tưới cho lúa, hoa mầu và cây ăn quả.

- Về giáo dục - đào tạo

Hệ thống giáo dục của huyện tuy đã có nhứng tiến bộ song vẫn còn đang trong tình trạng yếu kém cả về cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy. Toàn huyện mới chỉ có 2 trường mầm non ở hai thị trấn Lộc Bình và Na Dương, 25 trường tiểu học, còn một số xã chư có trường tiểu học như Tam Gia,Vân Mộng, Hữu Lân, Xuân Tình; có 2 trường PTTH và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên đặt tại thị trán Lộc Bình và thị trấn Na Dương

Do hệ thống trường lớp của huyện còn nghèo nàn nên mới chỉ phổ cập tiểu học, số học sinh học cấp II đạt 60%, cấp III đạt 30%. Đây là một điều đáng lo ngại của huyện bởi trình độ dân trí quyết định trực tiếp tới khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời thể hiện chất lượng nguồn lao động và khả năng phát triển của huyện. Trong giai đoạn tới huyện cần chú ý trong việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo đặc biệt xây dựng mới trường cấp I, II cho các xã hiện đang không có, phấn đấu phổ cập trung học cơ sở, cải thiện một bước trình độ dân trí.

- Y tế

Toàn huyện hiện có một trung tâm y tế đặt tại thị trấn Lộc Bình với 66 cán bộ trong đó có 10 bác sĩ và tất cả các xã đều đã có trạm xá với 82 cán bộ y tế, với hệ

thống y tế này, huyện đã thực hiện tốt các phong trào y tế cộng đồng như tiêm chủng mở rộng, công tác kế hoạch hoá gia đình, chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ... Tuy nhiên do trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và trình độ cán bộ y tế có hạn nên nhiều bệnh tật chưa được giải quyết . Cần phải có biện pháp hoàn thiện mạng lưới y tế này.

- Văn hoá thông tin

Toàn huyện cho tới nay chưa có nhà văn hoá, có 1 đội thông tin lưu động, 1 khu di tích

Chi Lăng xã Tam Gia đã được xếp hạng, có một nhà thư viện với diện tích 120m2, 2

trạm thu phát sóng truyền hình. Nhìn chung công tác thông tin tuyên truyền đã được duy trì thường xuyên nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- potx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)