- NT4: nước thải tại cửa xả Trạm XLNT lúc triều lên; NT5: nước thải tại cửa xả Trạm XLNT lúc triều kiệt.
9 Chất thải động thực vật 2,7 tấn Thuỷ hải DVCI Nhà Bè, Cty Thảo Thuận
4.3. 8 Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiển mô hình KCN thân thiện với môi trường hướng đến sự phát triển bền vững của KCN:
với môi trường hướng đến sự phát triển bền vững của KCN:
Các nội dung xem xét, tổng hợp và phân tích ở trên đã cho thấy tiềm năng ứng dụng rất hiệu quả mô hình KCN thân thiện môi trường vào điều kiện thực tế công nghiệp hoá ở nước ta. Ở đây, chúng ta có thể đánh giá tiềm năng ứng dụng to lớn của mô hình này theo các góc độ quản lý môi trường như sau :
Chúng ta có thể hoàn thiện rất hiệu quả công tác quản lý môi trường Nhà nước thông qua việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và phân loại mức độ thân thiện môi trường, sử dụng nó làm công cụ quản lý mức độ thực hiện
thực tế công tác BVMT ở phạm vi mỗi cơ sở sản xuất, nhà máy và KCN tập trung.
Chúng ta có thể thống kê và đánh giá toàn bộ mức độ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp công nghiệp khác nhau theo ba quy mô : nhỏ, vừa và lớn, nhằm phân loại, quy hoạch phát triển và kết nối chúng vào hệ thống các KCN tập trung, tạo nên hệ thống các KCN dân doanh, quốc doanh và tư nhân…, vừa dễ dàng quản lý các mức độ thực hiện thực tế công tác BVMT, vừa tạo nên hệ thống các KCN tập trung ngày càng hoàn chỉnh theo hướng sinh thái công nghiệp, là nền tảng sản xuất công nghiệp tri thức hiện đại theo hướng phát triển bền vững tương lai.
Chúng ta có thể dễ dàng định ra các chiến lược BVMT cụ thể, áp dụng cho từng đối tượng KCN tập trung nhằm thực hiện đầy đủ các yêu cầu BVMT của Nhà nước theo hướng sinh thái công nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược BVMT từng bước và tổng thể của doanh nghiệp mình.
Tiêu chuẩn thân thiện môi trường có thể là chiến lược quản lý môi trường phù hợp nhất với thực tiễn công nghiệp hoá đất nước hiện nay và định hướng tương lai theo quá trình hiện đại hóa đất nước nhằm hoàn thành giai đoạn CNH – HĐH cơ bản đến năm 2020.
Nhìn chung, với điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay ở nước ta , tiềm năng để ứng dụng thực tiển các giải pháp công nghệ, cũng như các mô hình áp dụng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm từ phạm vi cơ sở sản xuất , nhà máy công nghiệp cho đến cả KCN tập trung đều được đánh giá rất cao . Trong đó, các giải pháp SXSH được chú trọng đặt biệt, và bước đầu đã đem lại nhiều lợi ích, thể hiện rõ tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế xã hộicủa xu hướng phát triển bền vững công nghiệp- bền vững xã hội.
Về cơ bản, song song với quá trình phát triển công nghiệp, việc ứng dụng các mô hình KCN tập trung “thân thiện môi trường” vào thực tiển hiện nay là hết sức cần thiết và có phần cấp bách. Trước hết, cần tiến hành giải quyết triệt để những vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý, quy hoạch phát triển KCN, cần mạnh dạn loại bỏ những lợi ích không thực sự cần thiết cho tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sau đó, từng bước thực hiện xu hướng phát triển bền vững công nghiệp, từng bước hội nhập vào tiến độ phát triển chung của thế giới, đưa nền công nghiệp nước nhà đi vào “ quĩ đạo bền”, không phát thải, không ô nhiễm môi trường, thực thi thành công mục tiêu KCN thân thiện với môi trường.
Hình 4.7:Hình ảnh thực tế về Khu Cơng Nghiệp Hiệp Phước-Nhà Bè
Như vậy, mô hình KCN thân thiện môi trường thích hợp áp dụng để xây dựng hay chuyển đổi cho các KCN tập trung trong giai đoạn quá độ công nghiệp hóa hiện đại hóa.Tại đây, chúng ta sẽ tham khảo một số mô hình KCN sinh thái điển hình đang hoạt động ở các nước công nghiệp phát triển, nhằm rút ra những bài học hữu ích qua các kinh nghiệm xây dựng ,tổ chức KCN tập trung theo hướng thân thiện môi trường, trước khi “Xây dựng và quản lý KCN Hiệp Phước Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hướng phát triển bền vững”
Hình 4.8: Mơ hình về KCN Hiệp Phước xanh – sạch – đẹp
Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MT CHO KCN HIỆP PHƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
5.1. Các biện pháp quản lý MT cho KCN: 5.1.1. Các cơng cụ pháp lý: