Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiễn các mơ hình kiểm số tơ nhiễm MT trong KCN:

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè, thành phố Hồ Chính Minh theo hướng phát triển bền vững (Trang 51 - 57)

- NT4: nước thải tại cửa xả Trạm XLNT lúc triều lên; NT5: nước thải tại cửa xả Trạm XLNT lúc triều kiệt.

9 Chất thải động thực vật 2,7 tấn Thuỷ hải DVCI Nhà Bè, Cty Thảo Thuận

4.3.7. Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiễn các mơ hình kiểm số tơ nhiễm MT trong KCN:

nhiễm MT trong KCN:

Khi áp dụng các mô hình, xây dựng KCN tập trung, chúng ta cần căn cứ vào các điều kiện công nghiệp hoá thực tế, nhằm có chiến lược phát triển nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn hiệu quả và tổ chức bảo vệ môi trường bền vững, phù hợp. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải có sự giải phóng tư duy tư tưởng và tầm nhìn chiến lược nhằm vừa “ đi đúng cái chung “ , vừa “ phát huy cao độ bản sắc cái riêng “ cho sự phát triển đa dạng, mạnh mẽ, nhanh chóng, đón đầu giai đoạn .

Như trên đã trình bày, ngành công nghiệp nước ta vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm thế giới về tổ chức chuyển đổi và xây dựng KCN sinh thái, do đó, tiềm năng ứng dụng mô hình KCN thân thi mới

chỉ bước đầu được đánh giá trên góc độ lý luận, có khá nhiều sự thiếu hụt trong công tác nghiên cứu và ứng dụng mô hình này. Do vậy, tại đây, chúng ta sẽ tiến hành đánh giá tiềm năng ứng dụng các mô hình áp dụng công tác kiểm soát ô nhiểm môi trường KCN trong điều kiện thực tế ở Việt nam theo các nội dung như sau :

Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiển mô hình tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp trong điều kiện thực tế CNH nước ta:

Nhìn vào thực tế trình độ phát triển nền công nghiệp hiện tại ở nước ta, mô hình KCN thân thiện với môi trường sẽ chỉ được áp dụng cho những KCN hiện thời có thể chuyển đổi thành KCN thân thiện môi trường(với những điều kiện thích hợp) hoặc tổ chức xây dựng các KCN thân thiện với môi trường mới trên cơ sở quy hoạch và đầu tư xây dựng ban đầu. Đối với những KCN không thể chuyển đổi sang mô hình KCN thân thiện với môi trường, một giải pháp mềm dẽo được áp dụng, là sẽ chuyển đổi sang mô hình tiêu chuẩn xanh -sạch – đẹp (có thể tạm gọi là KCN xanh – sạch – đẹp hệ cổ điển), nhằm thỏa mãn các yêu cầu về BVMT và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Đây là ý kiến cá nhân, rút ra từ những nhận định nằm trong nội dung “Tiêu chuẩn phân loại KCN thân thiện môi trường “

Bảng 4.7: Mô hình chuyển đổi chính

Các giải pháp quản lý môi trường toàn diện ở mỗi CSXS, nhàmáy

KCN tập trung cổ điển chuyển hoá chất một chiều (tập hợp các CSSX, nhà máy một chiều riênglẻ, độc

KCN tập trung cổ điển chuyển hoá chất một chiều (tập hợp các CSSX, nhà máy một chiều

Trong đó : các giải pháp quản lý môi trường và các giải pháp công nghệ SXSH, kiểm soát ô nhiễm đầu ra toàn diện sẽ được áp dụng và duy trì liên tục ở phạm vi cơ sở sản xuất và nhà máy riêng lẻ, hoạt động độc lập, cho phép đạt tới tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp .Tại đây, KCN tập trung về cơ bản chỉ có các mối quan hệ cộng sinh công nghiệp về quản lý môi trường và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra .

Mô hình KCN xanh – sạch – đẹp hệ cổ điển này không thể chuyển đổi sang KCN thân thiện với môi trường theo nhiều lý do, như sau :

 Các ngành sản xuất công nghiệp trong KCN không thể trao đổi chất thải với nhau, hoặc chỉ có thể trao đổi ở quy mô nhỏ, buộc phải tham gia trao đổi chất thải giữa các KCN với nhau hoặc theo thị trường trao đổi chất thải chung.

 Các chi phí đầu tư cho chuyển đổi KCN hiện tại thành KCN thân thiện với môi trường quá cao, vượt quá khả năng hay các lợi ích kinh tế, môi trường có thể nhận được.

 Các cơ sở và nhà máy không tạo nên lượng phát thải lớn, không gây nên ô nhiễm môi trường khi áp dụng thỏa mãn các giải pháp SXSH và kiểm soát ô nhiễm đầu ra…

Mô hình KCN xanh – sạch – đẹp hệ cổ điển sẽ gồm ba nội dung chính là : nâng cao chất lượng quản lý môi trường toàn diện, áp dụng các giải pháp SXSH

toàn diện và thiết lập thị trường trao đổi chất thải hoàn chỉnh. Vì vậy, ở đây chúng ta sẽ xem xét, đánh giá tiềm năng tổ chức thực hiện cả ba nội dung này.

(a). Tiềm năng hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp :

Hệ thống quản lý môi trường thông thường là quy luật chung và mẫu số chung cho công tác BVMT ở bất kỳ một quốc gia nào, cho nên, tiềm năng hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp trong điều kiện thực tế ở nước ta được đánh giá rất cao và ngang bằng với các nước khác. Mặt khác, nước ta đang phổ cập hoá việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS) và nỗ lực thực thi các tiêu chuẩn ISO (đã có nhiều doanh nghiệp công nghiệp trong nước được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9000, 14000) nhằm từng bước hội nhập kinh tế toàn cầu, do vậy, các kinh nghiệm thế giới đã đúc kết về hệ thống quản lý môi trường được trình bày trong phần trên , đều có thể vận dụng hiệu quả trong điều kiện công nghiệp hoá ở nước ta. và điều đó khẳng định xu hướng cũng như tiềm năng phát triển công nghiệp của Việt nam .

(b). Tiềm năng ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm thực hiện tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp :

Mặc dù, đại bộ phận các cơ sở sản xuất và nhà máy công nghiệp hiện nay còn nằm trong tình trạng dưới mức “thân thiện môi trường”, song số lượng các doanh nghiệp công nghiệp điển hình về áp dụng các giải pháp SXSH đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây ( vì, một mặt các doanh nghiệp chịu tác động bởi nhu cầu hội nhập thị trường quốc tế, chịu sức ép to lớn của cơ chế thị trường, buộc phải áp dụng các giải pháp SXSH để phát triển sản xuất ổn định, mặt khác, do hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp SXSH là rất thuyết phục, cho nên các doanh nghiệp đều chủ động thích ứng với nhu cầu khá mới mẻ nhưng rất cần thiết này). Theo các tài liệu tham khảo, thì có nhiều doanh nghiệp

đã bị xếp vào “ Danh sách đen “ về mức độ ô nhiễm môi trường, nhưng nhờ áp dụng tích cực các giải pháp SXSH đã trở thành các doanh nghiệp điển hình về BVMT, cải thiện triệt để hình ảnh doanh nghiệp trong con mắt xã hội, đồng thời tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển ổn định. Những ví dụ như vậy là những bằng chứng khẳng định tính thuyết phục, cũng như tiềm năng và hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp SXSH trong điều kiện thực tế ở nước ta.

Theo Báo cáo hoạt động trong các năm 2000 – 2002 của Trung tâm sản xuất sạch Việt nam (VNCPC), chúng ta có thể nhận thấy rõ tiềm năng áp dụng các giải pháp SXSH thông qua các số liệu thống kê về đánh giá áp dụng SXSH như sau :

 Chương trình SXSH năm 2000 : có 15 Công ty tham gia cho các ngành công nghiệp dệt, thực phẩm, giấy và kim loại, trong đó có 13 Công ty đạt kết quả xuất sắc như sau :

 Tiết kiệm mong đợi trung bình/công ty/ngành bao gồm :

 Dệt : 2.800 – 73.000 USD/năm; Giấy : 91.000 – 159.000 USD/năm; Thực phẩm : 6.700 – 24.600 USD/năm và Kim loại : 9.900 – 261.000 USD/năm.

 Trong đó, tổng tiết kiệm hàng năm của 13 công ty là 770.000 USD/năm so với tổng đầu tư là 140.600 USD và thời gian thu hồi vốn là 2.5 tháng.

 Các lợi ích môi trường : giảm 20 – 42% khí thải do tiết kiệm nhiên liệu; giảm 20 % tổng lượng nước thải và 20 – 30% tổng lượng chất hữu cơ; giảm 5 – 30% chất thải rắn; giảm tiêu thụ nguyên vật liệu thô, than, dầu và nước.

 Chương trình SXSH năm 2001 : có 25 Công ty thuộc các ngành khác nhau tham gia, với các kết quả như sau :

 Dệt : Tiết kiệm 115.000 USD/năm; giảm 14% khí thải; 14% khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG); 20%sử dụng hoá chất; 14% tiêu thụ điện và 14% dầu FO.

 Thực phẩm và Bia : tiết kiệm 55.000 USD/năm; giảm 13% khí thải; 78% khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG); 34% chất thải rắn; 40% sử dụng hoá chất; 78% tiêu thụ điện và 13% tiêu thụ than.

 Thực phẩm mì : Tiết kiệm 300.000 USD/năm và các lợi ích khác .  Thực phẩm đường : Tiết kiệm 125.000 USD/năm và các lợi ích khác .  Giấy và bột giấy : Tiết kiệm 344.000 USD/năm; giảm 35% khí thải;

15% khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG); 20% chất thải rắn (sợi); 30% nước thải; 24% tiêu thụ điện, 16% tiêu thụ dầu và 20% tiêu thụ than.  Kim loại : Tiết kiệm 357.000 USD/năm; giảm 15% khí thải; 20% chất

thải rắn; 5% tiêu thụ điện, 15% tiêu thụ than.

 Ngành khác : Giầy : Tiết kiệm 33.000 USD/năm; giảm 50% tiêu thụ dầu FO và 19% tiêu thụ điện; Thuốc trừ sâu : giảm 0.1% thành phần hoạt tính (1684 kg/năm) và các lợi ích khác chưa đánh giá; Xi măng : tiết kiệm 249.000 USD/năm; giảm 2% clinker; 14% thạch cao và 7.4% tiêu thụ điện.

 Chương trình SXSH năm 2002 : có 29 Công ty thuộc các ngành khác nhau tham gia, với các kết quả kiểm toán kết thúc cho 12 Công ty như sau :

 Tiết kiệm : 977.500 USD/năm ; Tiết kiệm năng lượng : 116.720 GJ; Tiết kiệm nước : 2.335.805 m3

 Giảm lượng chất thải rắn : 1.178 tấn ; Giảm COD : 120 tấn ; Giảm GHG : 11.315 tấn ; Giảm SO2 : 95 tấn.

Như vậy, có thể khẳng định tiềm năng ứng dụng các giải pháp SXSH toàn diện là rất to lớn và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện hiệu quả mục tiêu xanh

– sạch – đẹp nếu như áp dụng triệt để các giải pháp công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra và các giải pháp SXSH.

(c) . Tiềm năng thiết lập thị trường trao đổi chất thải :

Thiết lập thị trường tái sinh và trao đổi chất thải là một nhu cầu cấp bách, giúp tiết kiệm tài nguyên, gia tăng sản phẩm hữu ích và đạt tới mức độ thân thiện môi trường. Thực tế, chúng ta đã có truyền thống và kinh nghiệm trong việc thiết lập thị trường tuần hoàn quay vòng và trao đổi chất thải giữa các ngành công nghiệp gần gũi từ trước năm 1975, (các cơ sở sản xuất gia công liên quan tổ chức thu mua phế liệu phế phẩm công nghiệp, cũng như các hoạt động thu gom và tận dụng chất thải khác) hiện nay, do nhu cầu thực tế khách quan, thị trường này đã hình thành tự phát và ngày càng mở rộng quy mô ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Vì vậy, vấn đề thiết yếu ở đây là phải tổ chức thiết lập và vận hành hoạt động thị trường này bằng các chính sách cụ thể, đồng thời tổ chức các trung tâm quản lý điều phối chúng. Trong đó, cần chú ý tới việc thiết lập, mở rộng, đa dạng hoá thị trường nhằm bảo đảm hiệu quả quay vòng chất thải cao nhất .

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè, thành phố Hồ Chính Minh theo hướng phát triển bền vững (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w