Đánh giá cơng tác kiểm số tơ nhiễm CTR cơng nghiệp:

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè, thành phố Hồ Chính Minh theo hướng phát triển bền vững (Trang 48 - 50)

- NT4: nước thải tại cửa xả Trạm XLNT lúc triều lên; NT5: nước thải tại cửa xả Trạm XLNT lúc triều kiệt.

4.3.5.Đánh giá cơng tác kiểm số tơ nhiễm CTR cơng nghiệp:

9 Chất thải động thực vật 2,7 tấn Thuỷ hải DVCI Nhà Bè, Cty Thảo Thuận

4.3.5.Đánh giá cơng tác kiểm số tơ nhiễm CTR cơng nghiệp:

Còn là vấn đề khá nan giải trong KCN do KCN chưa có Trạm xử lý chất thải rắn tập trung và cục bộ tại mỗi nhà máy. Hiện tại 100% chất thải rắn của KCN đều do Công ty dịch vụ vệ sinh công cộng chuyển đi và xử lý chôn lấp tại các bãi rác chung của thành phố, trong khi số lượng chất thải nguy hại trong đó chưa được quản lý, phân loại, xử lý và kiểm soát riêng rẽ theo yêu cầu.

 Do vậy, xét theo mối tương quan sinh thái công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN và giữa KCN với môi trường xung quanh, thì chất lượng môi trường

KCN Hiệp Phước chưa thể đảm bảo các yêu cầu của KCN sinh thái theo hướng phát triển bền vững vì những lý do cơ bản sau :

 Do việc xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ và đúng mức, chất lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp xả thải từ KCN không đạt tiêu chuẩn cho phép, vượt quá tải lượng ô nhiễm, vì thế nước thải tại cống xả thải chung của KCN bị ô nhiễm khá nặng như kết quả điều tra khảo sát đưa ra trong bảng 15,16.

 Chất lượng xử lý khí thải cục bộ tại mỗi nhà máy sẽ đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm tiêu chuẩn xả thải của KCN. Với mức độ xử lý khí thải chỉ đạt 25%, có thể cho rằng mức độ ô nhiễm môi trường không khí trong KCN là rất đáng kể, nhất là môi trường lao động của công nhân nhà máy.

 Do KCN đang hình thành Trạm xử lý chất thải rắn tập trung và chưa có quá trình trao đổi, tái sinh chất thải rắn công nghiệp, cho nên việc xử lý chất thải rắn công nghiệp là chưa đạt yêu cầu, gây nên nguy cơ ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại với mức độ cao. Như vậy, qua các kết quả khảo sát, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây :

 Rõ ràng, việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường và các giải pháp kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra chưa thể bảo đảm chất lượng môi trường theo đúng yêu cầu. Bởi vậy, chỉ bằng cách tích cực áp dụng các giải pháp SXSH mới có thể hy vọng cải thiện và bảo đảm chất lượng môi trường công nghiệp. Do đó, mức yêu cầu tối thiểu trong công tác BVMT KCN là bắt buộc phải áp dụng các giải pháp SXSH.

 Chất lượng môi trường tại KCN phụ thuộc rất lớn vào thái độ ứng xử môi trường và công tác tổ chức thực hiện BVMT tại mỗi cơ sở sản

xuất và nhà máy riêng lẽ. Do vậy, muốn giải quyết tốt vấn đề chất lượng môi trường KCN, thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng thực hiện thực tế công tác BVMT KCN.

 Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất ở đây là KCN phải có chiến lược BVMT tích cực và thích hợp của riêng mình, đồng thời phải có nỗ lực duy trì tổ chức thực hiện và không ngừng hoàn thiện chiến lược đó theo quá trình phát triển và mở rộng KCN. Có như vậy mới có thể quản lý môi trường tốt từ quy mô các cơ sở sản xuất đến toàn bộ KCN .

 Vấn đề áp lực của Nhà nước, Công nghiệp và Cộng đồng, cũng như việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường nhà nước cũng là những yếu tố hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tổ chức thành công và hiệu quả công tác BVMT KCN. Từ đây, chúng ta có thể rút ra thêm một số nhận định như sau :

 Phải tổ chức áp dụng hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như các yêu cầu quản lý bắt buộc.

 Phải tổ chức áp dụng các giải pháp công nghệ phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm toàn diện như các yêu cầu quản lý bắt buộc, chứ không thể chỉ dừng lại ở các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra.

 Phải bắt buộc áp dụng các giải pháp SXSH phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường KCN.

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè, thành phố Hồ Chính Minh theo hướng phát triển bền vững (Trang 48 - 50)