Nhu cầu phát triển bền vững cơng nghiệp và thái độ ứng xử của các nhà SXCN trong trách nhiệm BVMT:

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè, thành phố Hồ Chính Minh theo hướng phát triển bền vững (Trang 27 - 29)

SXCN trong trách nhiệm BVMT:

 Nền sản xuất công nghiệp ra đời với quy mô lớn như là một hệ quả tất yếu của sự phát triển nhằm đáp ứng cho các nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cuộc sống. Phát triển công nghiệp làm thay đổi về tư duy con người, cách nhìn nhận về thế giới quan cũng như thay đổi cả các hình thái kinh tế – xã hội, thay đổi cả cơ cấu tổ chức sản xuất kinh tế, làm sản sinh nền văn minh công nghiệp, thể hiện khả năng sáng tạo của con người. Đây được coi là một nhu cầu lịch sử tất yếu.Giá trị của văn minh công nghiệp đã được nhìn nhận bằng sự phát triển kinh tế, gia tăng mức sống của con người… Tuy nhiên, đi kèm theo đó phải là vấn đề về Bảo Vệ Môi Trường.

•Đó là nạn ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bức xạ nhiệt, ô nhiễm hạt nhân…

•Đó là sự tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu, liên tục và ở tốc độ cao, dẫn đến cạn kiệt các nguồn vật chất, tài nguyên gây ra các tác động liên đới trong khai thác, khai khoáng tại các nguồn sản xuất và cung cấp .

•Đó là sự ảnh hưởng của chất thải phát sinh (bãi chôn lấp, lò đốt…), sự ảnh hưởng môi trường của sản phẩm cung ứng trong chuỗi chu kỳ vòng đời sản phẩm (tiêu thụ, xả thải năng lượng trong khi sử dụng và loại bỏ chất thải sau khi sử dụng), sự ảnh hưởng môi trường do quá trình vận chuyển, đi lại, dịch vụ thị trường…(gây nên tiếng ồn, khí thải,

tiêu thụ năng lượng) và các ảnh hưởng sự cố môi trường hoặc tai nạn trong lao động có thể xảy ra (cháy nổ, bệnh nghề nghiệp…).

Trước đây, vào những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà sản xuất công nghiệp luôn thụ động, đối kháng, lảng tránh trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên, về sau, họ buộc phải đối diện với hai mặt thực tế:

•Khó khăn trong việc ổn định nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển nền sản xuất công nghiệp.

•Áp lực từ Nhà nước đến Cộng đồng xã hội về tình trạng ô nhiễm môi trường và các trách nhiệm buộc phải đáp ứng.

 Đây chính là khởi nguồn cho những ý tưởng đầu tiên về nhu cầu phát triển bền vững thế giới, chúng không chỉ tạo nên sự quan tâm về phát triển công nghiệp gắn liền với các nhu cầu bảo vệ môi trường, mà còn thúc đẩy những nổ lực tìm kiếm những con đường phát triển bền vững công nghiệp, xã hội.Và đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chúng ta đã chính thức tuyên bố và lấy mục tiêu phát triển bền vững làm mục tiêu phát triển chính của nhân loại trong thế kỷ XXI, cũng như trong những thế kỷ tiếp theo.

Bảng 3.1 : Những bước phát triển chính về thái độ ứng xử môi trường của Nhà nước – Công nghiệp và Cộng đồng xã hội.

Mốc thời gian Chính phủ Công nghiệp Cộng đồng Thập kỷ 60

Chưa quan tâm đến nhiệm vụ BVMT

Chưa quan tâm đến trách nhiệm BVMT

Nhận thức, tạo áp lực về nhu cầu BVMT Những

năm

Điều tiết, luật lệ, thể chế, mệnh lệnh

Phòng ngự và phục tùng, coi môi trường

Gia tăng áp lực đối với nhà nước và công

sau thập kỷ 70

và kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường

là mối đe dọa bên ngoài nhà máy

nghiệp, tạo nên trung tâm dư luận xã hội

Những năm thập kỷ 90

Đối thoại, thương thuyết với công nghiệp về việc giảm ô nhiễm tự nguyện

Tích cực, chủ động ngăn ngừa ô nhiễm, coi môi trường là trách nhiệm và cơ hội kinh tế của nhà máy

Phong trào lớn mạnh, áp lực đa chiều nhiều tầng lớp xã hội, đối thoại, thương thuyết, làm chủ môi trường Những năm đầu Thế kỷ XXI Rất quan tâm đến nhiệm vụ BVMT

Xem môi trường là trách nhiệm gắn liền với hoạt động của nhà máy

Thân thiện với môi trường

Nguồn: dự thảo về SXSH của Bộ KHCN&MT/Cục môi trường Hà Nội 12-2009

 Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay, là làm thế nào để hiện thực hoá hiệu quả mục tiêu này, sau khi chúng ta đã giải phóng được tư duy và tư tưởng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền sản xuất công nghiệp tri thức hiện đại mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè, thành phố Hồ Chính Minh theo hướng phát triển bền vững (Trang 27 - 29)