Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC: Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc niên độ kế toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 74 - 77)

L/ y: Đối chiếu với Báo cáo của đơn vị 9 tháng đầu năm Ag: Khớp với Bảng cân đối phát sinh và bảng kê.

Công ty AASC

1.2 Bài học kinh nghiệm từ kiểm toán các khoản dự phòng tại AASC: Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc niên độ kế toán

Qua thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc niên độ kế toán ngày 31/12/2002 tại khách hàng của AASC (Công ty ABC) cho thấy: thực tế kiểm toán các khoản dự phòng đợc thực hiện thống nhất theo quy trình kiểm toán chung cũng nh quy trình kiểm toán đợc AASC xây dựng, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu kết thúc kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán luôn đợc vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình kiểm toán. Công ty AASC đã tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng nh các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đợc thừa nhận. Cụ thể nh sau:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu với việc tiếp cận khách hàng, sau đó là lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp cận khách hàng là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán. Nhận thức đợc tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng là tìm kiếm thêm những khách hàng mới và giữ vững uy tín đối với khách hàng cũ, ngay từ đầu Công ty AASC đã thực hiện tốt công tác này. Bắt đầu là việc gửi th chào hàng tới các khách hàng kiểm toán, th chào hàng đơn giản, xúc tích nhng nêu bật lên đợc sức thu hút đối với các khách hàng. Việc tiếp cận khách hàng không dập khuôn, máy móc mà linh hoạt tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Thờng là Ban lãnh đạo Công ty đảm nhận trách nhiệm này. Thực tế cho thấy việc tiếp cận khách hàng đợc tiến hành nhanh, gọn, nhanh chóng đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty cũng đã tuân thủ theo luật định hiện hành, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 “Hợp đồng kiểm toán”.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, tính thận trọng nghề nghiệp buộc kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các bớc từ thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của

khách hàng, về cơ sở pháp lý của khách hàng cho tới việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro trọng yếu. Đối với các khách hàng thờng niên, kiểm toán viên thờng cập nhật từ hồ sơ kiểm toán chung, các vấn đề thay đổi đều đợc kiểm toán viên ghi lại (Công ty ABC). Còn đối với các khách hàng mới, kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, quan sát hoạt động của khách hàng, hoặc nhờ chuyên gia khi cần thiết Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ…

đợc tiến hành khá đầy đủ. Các thông tin mới về sự thay đổi HTKSNB đều đợc kiểm toán viên thu thập và ghi lại.

Mô hình đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty đợc đánh giá hợp lý. Tuy mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu nhng nhìn chung thực sự hiệu quả trong việc giúp kiểm toán viên định hớng các công việc kiểm toán cũng nh việc đa ra các bút toán điều chỉnh dựa vào mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục.

Nh vậy, các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong khâu lập kế hoạch đã tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời phân công công việc cho các kiểm toán viên và lên lịch kiểm toán các khách hàng, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết một cách toàn diện các khoản mục trên Báo cáo tài chính theo quy trình kiểm toán chung đã đợc xây dựng. Kiểm toán các khoản dự phòng cũng đợc thiết kế một cách chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Trong quá trình kiểm toán, trởng nhóm kiểm toán luôn bám sát tiến trình thực hiện công việc của các trợ lý để kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lợng công việc. Các vấn đề phát hiện luôn đợc đa ra thảo luận để tìm ra hớng giải quyết. Kiểm toán viên cũng đã sử dụng kết hợp nhiều phơng pháp khác nhau để kiểm toán nh quy trình phân tích trên Báo cáo tài chính,

Thực tế khi tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty ABC cho thấy công việc kiểm toán chi tiết thực hiện cha thực sự đầy đủ. Kiểm toán viên chủ yếu kiểm tra chi tiết tính hợp lý, chính xác của các con số ghi sổ mà cha thực hiện các thủ tục kiểm tra khác nhằm phát hiện các sai sót nh liệu các khoản dự phòng đ- ợc lập có thực sự thuộc quyền sở hữu của Công ty hay không, Công ty đã trích lập dự phòng một cách đầy đủ không…

Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Giai đoạn này cũng đợc kiểm toán viên tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm toán chung. Để hình thành nên ý kiến của mình về các khoản dự phòng trên Báo cáo kiểm toán, trớc đó kiểm toán viên tiến hành rà soát và đánh giá lại các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, kiểm tra các chênh lệch giữa số liệu kiểm toán với số liệu trên sổ sách kế toán, soát xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, hoàn thiện các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên .Trờng hợp có sự chênh lệch cần phải điều chỉnh, kiểm toán viên đa ra bút toán điều chỉnh đối với khoản mục trên Báo cáo tài chính của Công ty khách hàng. Đối với các bút toán điều chỉnh, sau khi có sự thoả thuận với khách hàng, đồng thời căn cứ vào mức độ trọng yếu của các khoản mục sẽ là căn cứ để kiểm toán viên hình thành ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Trong trờng hợp có sự yêu cầu từ phía khách hàng trong vấn đề t vấn sau kiểm toán, Công ty sẽ phát hành th quản lý tới khách hàng.

Nhìn chung các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đợc kiểm toán viên tiến hành hợp lý, nhanh gọn. Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC đợc trình bày ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 về “ Báo cáo kiểm toán”.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w