TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 2
2.1 Khái quát về Chi cục thuế Quận 2
2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Chi cục thuế Quận 2
Năm 1990, bộ máy quản lý thuế Nhà nước được tổ chức lại theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương trên cơ sở hợp nhất bộ máy và biên chế 3 ngành là Cục thu quốc doanh, Cục thuế cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh và Vụ thuế nông nghiệp thành Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Hệ thống ngành thuế có nhiệm vụ quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước tất cả các loại thuế, phí và lệ phí của ngân sách Nhà nước. Dưới Tổng cục thuế ở cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, và dưới các Cục thuế là các Chi cục thuế.
Theo cơ cấu chung như vậy, Chi cục thuế Quận 2 được thành lập và được đặt trụ sở tại Liên tỉnh Lộ 25B Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. TP.HCM. Đến nay Chi cục thuế Quận 2 đã được xây dựng khang trang, hiện đại. Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại cần thiết cho cơng tác thuế. Chi cục thuế Quận 2 có đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ khá cao, trên 85,21% đạt trình độ Đại học và trên Đại học...
Được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp của các ban, ngành chức năng liên quan, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên ngành thuế Quận 2 và sự cố gắng chấp hành nghĩa vụ thuế của các ĐTNT trên toàn Quận nên ngành thuế Quận 2 nói chung và Cục thuế TP.HCM nói riêng trong những năm qua đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Góp phần vào cơng cuộc phát triển hệ thống ngành thuế và công tác quản lý các sắc thuế.
Một số nét về địa lý dân số:
Quận 2 là một quận nhỏ, trước đây là một quận ven của thành phố, được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở 5 xã của Huyện Thủ Đức với diện tích tự nhiên 5.020ha, bao gồm 11 phường với dân số hiện nay khoảng trên 100.000 người, phần lớn chỉ sống bằng nghề nông nghiệp, dân cư sống không tập trung, cơ sở hạ tầng kém.
Quá trình hình thành phát triển, tình hình kinh tế
Địa giới hành chính Quận 2 : Đơng giáp Quận 9; Tây giáp Quận Bình Thạnh và Quận 1; Nam giáp Quận 7; Bắc giáp Quận Thủ Đức và Quận 9.
Kinh tế trên địa bàn quận 2 những năm đầu mới thành lập phát triển chậm, tình hình sản xuất kinh doanh chưa có được những bước đột biến. Các ngành nghề mới được các nhà đầu tư vào khu công nghiệp đa số là các đơn vị sản xuất may mặc, hàng gia cơng xuất khẩu, chưa có những ngành sản xuất hàng cơng nghiệp, hàng tiêu dùng có cơng nghệ cao. Các hộ kinh doanh chủ yếu tập trung ở các ngành dịch vụ thương mại và xây dựng, đa cố có qui mơ nhỏ.
Trong những năm gần nay, hoạt động kinh tế trên địa bàn có bước phát triển tốt, sản xuất kinh doanh dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao. Các dự án lớn triển khai hàng loạt như Đại lộ Đông Tây, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu Công nghiệp và Cảng Cát Lái, dự án Sân Gôn và nhiều dự án lớn về nhà ở. Thị trường mua bán sang nhượng đất đai tại quận 2 được coi như là một điểm nóng.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế Quận 2
Chi cục thuế Quận 2 được giao cho thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau: Thứ nhất, hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách. Chi cục thuế có
nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác trên địa bàn Quận theo đúng luật, pháp lệnh, các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách được giao.
Thứ hai, tổ chức thu thuế, phí và lệ phí. Chi cục thuế cũng phải tổ chức thu thuế,
phí và lệ phí đối với các đối tượng do Chi cục trực tiếp quản lý. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ xin miễn, giảm thuế, xin hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo đúng quy trình đối với từng sắc thuế, áp dụng cho ĐTNT theo quy định của Cục thuế. Tổ chức tính thuế, lập sổ bộ thuế, ấn định thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác. Đôn đốc các ĐTNT nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào kho bạc Nhà nước. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, kịp thời các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc tính tốn các khoản thuế và thu khác để kiểm tra việc kê khai đăng ký nộp thuế, quyết toán thuế, xin miễn, giảm thuế, hồn thuế, quản lý và sử dụng hố đơn, chứng từ của ĐTNT. Thực hiện thanh toán, quyết toán kết quả thu nộp thuế đến từng ĐTNT. Tổ chức cơng tác kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ thuế, kỷ luật thu nộp thuế đối với các ĐTNT cũng như trong nội bộ ngành thuế ở địa phương trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế tốn, hố đơn, chứng từ... có liên quan đến số thuế phải nộp và xử lý các vi phạm, các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.
Thứ ba, tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê thuế. Chi cục thuế phải tổ chức cơng
tác kế tốn thuế, kế tốn ấn chỉ, kế toán hàng hoá tịch thu, tạm giữ một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức cơng tác thống kê các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thu nộp thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê nói trên phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp và các cơ quan hữu quan. Chi cục thuế trực tiếp quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Cục thuế.
Thứ tư, phối hợp với các cơ quan hữu quan. Chi cục thuế phải tham gia phối hợp
trong việc tổ chức đăng ký nộp thuế, lập danh bạ các cơ sở nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Sở, Ban, Ngành chính trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách của địa phương...
Thứ năm, nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ nhận thức về thuế, phí và lệ phí cho nhân dân cũng như cho cán bộ ngành thuế. Chi cục thuế phải tổ chức bồi dưỡng
chính trị, chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Tổ chức công tác thi đua, tuyên truyền về công tác thuế ở địa phương. Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho các ĐTNT, các ngành, các cấp và toàn dân hiểu để nâng cao hiểu biết về pháp luật thuế cũng như nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Chi cục thuế Quận 2
Nhìn tổng thể trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới đều được tổ chức thành một hệ thống, bao gồm nhiều cấp. Hệ thống thuế có thể được tổ chức theo các mơ hình như: mơ hình tổ chức theo sắc thuế, mơ hình tổ chức theo chức năng hoặc mơ hình tổ chức theo ĐTNT.
Ở Việt Nam, do điều kiện KT-XH chưa phát triển và cơ cấu nền kinh tế còn phức tạp, theo mơ hình hỗn hợp bao gồm cả 3 mơ hình trên cơ sở Quyết định số 729/QĐ- TCT ngày 18 tháng 06 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức. Trên cùng là Tổng cục thuế, ngồi các phịng ban thơng thường như các cơ quan khác (phịng hành chính, phịng tổ chức...), khối phịng ban chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức theo sắc thuế và theo ĐTNT. Tiếp đến là cơ cấu bộ máy Cục thuế được tổ chức theo ĐTNT và theo chức năng. Còn bộ máy của Chi cục thuế được tổ chức theo ĐTNT và được chia thành các Đội thuế. Các cơ quan thuế ở địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của cơ quan cấp trên và của UBND cùng cấp. Nhìn chung, các cơ quan thuế các cấp dù kết hợp nhiều mơ hình nhưng đều chú trọng đến mơ hình tổ chức theo ĐTNT. Tức là mỗi phòng ban đều phải quản lý đồng thời nhiều loại thuế khác nhau của một loại ĐTNT và họ chỉ phải quản lý chủ yếu đối với đối tượng đó.