Xử lý các phát sinh khác.

Một phần của tài liệu Hoạt động định giá, quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HABUBANK (Trang 55 - 58)

II. Quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HBB 1 Quản lý bất động sản thế chấp.

2. Xử lý các phát sinh khác.

- Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp mà không thu hồi được nợ. Trên các văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước về khoanh, xóa nợ, giãn nợ và các tờ trình về việc không thu được nợ của đơn vị, cán bộ thẩm theo dõi, rà soát điều kiện để tập hợp hồ sơ khoanh, xóa nợ và giãn nợ để trình Hội đồng quán trị xem xét quyết định.

Trường hợp được Hội đồng quản trị phê duyệt khoanh, xóa nợ, giãn nợ, cán bộ thẩm định chuyển hồ sơ cho phòng kế toán hạch toán và thông báo cho khách hàng được biết.

Phát mại tài sản bảo đảm

+ Sau 02 tháng chậm trả lãi, phí liên tiếp và/hoặc sau 01 tháng kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng chưa được xử lý theo thỏa thuận của Hợp đồng.

+ Khách hàng phải thực hiện trả nợ trước hạn do vi phạm theo cam kết trong Hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của Pháp luật.

+ Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ thì nghĩa vụ nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để trả nợ thì Ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.

+ Khách hàng là pháp nhân bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ nhận nợ vay thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trước khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi cổ phần hóa.

- Phương thức xử lý:

+Bán tài sản bảo đảm tiền vay (trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách).

+Ngân hàng nhận chính tài sản bả đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

+Ngân hàng nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản của bên thứ ba trong trường hợ bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay.

- Tổ chức thực hiện xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ:

+ Tiến hành thương thảo biện pháp, phương pháp bán tài sản bảo đảm tiền vay theo cam kết trong hợp đồng.

+ Ngân hàng, khách hàng ủy quyền cho tổ chức cá nhân bán đấu giá tài sản.

+ Ngân hàng có quyền xử lý tài sản:  Trực tiếp bán cho người mua.

 Ủy quyền cho tổ chức, cá nhân bán đấu giá.

 Nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế nghĩa vụ trả nợ.

 Nhận tiền hoặc tài sản của bên bảo lãnh trả thay cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động định giá, quản lý và xử lý bất động sản thế chấp tại ngân hàng HABUBANK (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w