Nâng cao vai trò của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 82 - 94)

Đạo đức là giá trị tinh thần được hình thành qua thời gian, được nhiều người thừa nhận và tự nguyện thực hiện. Pháp luật là những quy định của Nhà nước của một giai cấp

thống trị nhằm bắt buộc quần chúng thực hiện để đảm bảo quyền lợi của giai cấp nắm chính quyền.

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau. Trước hết, đạo đức và pháp luật đều là hình thái ý thức xã hội, đều là sản phẩm của một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Để điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của con người theo một trật tự nhất định và vì tính cưỡng chế, bắt buộc của pháp luật mà mọi công dân muốn hay không muốn cũng phải thực hiện. Pháp luật luôn quy định những điều được làm, không được làm, còn đạo đức là những chuẩn mực khuyên con người nên và không nên làm, chỉ có lương tâm là toà án tối cao tự xử những cá nhân vi phạm giá trị đạo đức và sau đó là dư luận xã hội.

Coi trọng và kết hợp chuẩn mực đạo đức với tri thức pháp luật, giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật. Việc trang bị kiến thức pháp luật, hình thành thái độ, hành vi tự giác tuân thủ pháp luật là đòi hỏi bức xúc đối với việc giáo dục đạo đức gia đình hiện nay. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải giáo dục tinh thần công dân. Song, cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải thấy đạo đức là cái gốc, nhất là những giá trị đạo đức nhân bản, có tác dụng điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi cá nhân. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội, bằng truyền thống. Còn hành vi pháp luật được điều tiết bằng cơ chế quản lí và giám sát của các cơ quan chức năng.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một nền kinh tế hoàn toàn mới. Sự vận hành cơ chế kinh tế này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh các quan hệ đạo đức. Do chúng ta mới bắt đầu làm quen với cơ chế thị trường, nên sự thiếu hụt về mặt luật pháp là không thể tránh khỏi. “Luật pháp và đạo đức là những hình thái ý thức xã hội cụ thể, nhưng giữa chúng tác động biện chứng và thống nhất với nhau. Luật pháp nhiều “khe hở” sẽ tạo ra những khe hở đạo đức; ngược lại đạo đức có nhiều “khe hở” thì pháp luật dù kín đến mấy cũng bị chọc thủng” [55, tr.219]. Do vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc giáo dục đạo đức gia đình là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng đạo đức lành mạnh, góp phần khắc phục những hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận dân cư trong xã hội hiện nay.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay muốn thành công cần phải có con người xã hội chủ nghĩa - con người có đức lẫn tài. Từ mặt trái của cơ chế thị trường và những bất cập về chữ Hiếu hiện nay, để khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực đó thì Đảng và Nhà nước ta phải có sự quy định về nghĩa vụ của cha mẹ và con cái thành những văn bản pháp quy cụ thể. Trước hết cha mẹ phải có trách nhiệm cao với gia đình và con cái, phải hiểu giáo dục con chính là nghĩa vụ đối với Tổ quốc, không thể nói yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội khi không giáo dục con cái trở thành những nhân tố góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Người con dưới sự giáo dục đó, tự bản thân sẽ biết vươn lên phát huy trí tuệ và phẩm chất của mình.

Giáo dục con cái phải biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà giúp đỡ họ hàng, bạn bè, làng xóm… việc giáo dục không chỉ trong gia đình mà cả nhà trường và xã hội. Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách phát động phong trào đưa gương sáng trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách đều đặn như: báo, đài, tivi… về những gương hiếu thảo, có khuyến khích khen thưởng cho những con người trở thành tấm gương điển hình về hiếu. Kịp thời xử phạt những người có hành vi bạc đãi với cha mẹ, ông bà.

Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm vạch rõ cho mọi người thấy được bổn phận của mình đối với cha mẹ, không chỉ quan tâm về vật chất mà còn phải quan tâm đến tinh thần của cha mẹ, tránh tình trạng người già cô quạnh, tách biệt khỏi quan hệ tình cảm gia đình như các

nước phương Tây. Ngoài ra, cần vận động phong trào “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở

mọi người nhớ về tổ tiên, nhớ ơn đến những người có công với nước, giúp đỡ gia đình thương bình và các gia đình liệt sĩ, duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên, xây dựng lại các khu di tích lịch sử.

Đảng và nhà nước ta phải quan tâm khuyến khích xây dựng gia đình có nhân nghĩa - mọi người chung sống với nhau, với một tình cảm thân thương chăm sóc lẫn nhau. Ngày nay, xã hội ta đặt lên hàng đầu tình cảm đối với Tổ quốc và nhân dân, những tình cảm ấy cũng trước hết phải được xây dựng và vun trồng từ những tình cảm đầu tiên giữa người với người trong hoàn cảnh gia đình. Chúng ta cũng thừa nhận rằng: Một con người trung với nước, hiếu với dân, những người đó có đạo đức ngoài xã hội, không thể là những

người mất đạo đức trong gia đình, những người tệ bạc với cha mẹ, anh em mình. Vì vậy, muốn đào tạo con người có đạo đức ngoài xã hội trước hết phải giáo dục con người có

Hiếu trong gia đình.

KếT LUậN

Qua nghiên cứu “Tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay”, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

1. Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức, xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (55 - 479TrCN) và được bổ sung, hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử Trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và Tống. Nó đáp ứng được yêu cầu của trật tự xã hội và các tập đoàn phong kiến thống trị, nên đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của bao triều đại phong kiến Trung quốc, cũng như nhiều nước phương Đông trong hàng ngàn năm lịch sử. Hiếu là một trong những phạm trù rất cơ bản của Nho giáo, nội dung của nó có sự thay đổi theo sự vận động của xã hội. Điều này dễ nhận thấy là quan niệm về hiếu thời kỳ Khổng - Mạnh còn mang nhiều giá trị hợp lý nhất định, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo thì đến các triều đại Hán, Tống…về sau, những phần tiêu cực, lạc hậu trong

nội dung phạm trù Hiếu lại được khuếch trương nhằm phục vụ trực tiếp cho chế độ phong

kiến tập quyền đương đại.

2. Nho giáo là một học thuyết chuộng gốc, nhớ nguồn nên rất coi trọng vấn đề gia

đình và giáo dục trong gia đình nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng “Đại đồng”. Từ mục

đích đó, Nho giáo đã nêu cao vai trò của việc đào tạo giáo dục con người tuân theo những chuẩn mực xã hội. Mà gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Phạm trù “Hiếu” của Nho giáo có những yếu tố hợp lý: Nho giáo đã nêu được vai trò tích cực của “Đạo Hiếu” trong gia đình nhằm góp phần ổn định xã hội. Đây cũng là một đặc điểm đặc thù của triết lý phương Đông so với các học thuyết triết học phương Tây.

Tuy nhiên, ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đó, Nho giáo không tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là đề cao thái quá vấn đề đạo đức và tiêu chí hàng đầu để xem xét con người là ở phẩm chất đạo đức mà không quan tâm đến lĩnh vực lao động sản

xuất và các lĩnh vực khác. Do vậy nội dung giáo dục chữ Hiếu của Nho giáo là hạn hẹp

Hiếu với cha mẹ”, nặng về giáo dục nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận mà ít chú ý tới tự do cá nhân, tới phát triển khả năng sáng tạo cũng như tự do cá nhân con người.

3. Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ đầu Công nguyên, suốt hơn hai ngàn năm tồn tại trong đó trên năm trăm năm giữ vai trò là hệ tư tưởng thống trị, Nho giáo đã có đủ thời gian và có điều kiện thấm sâu, bám rễ vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần dân tộc và ảnh hưởng của nó đặc biệt sâu sắc trong gia đình làng- xã Việt Nam. Tuy nhiên, Nho giáo đã được “Việt hoá” cho phù hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam. Nho giáo nói chung, quan niệm về Hiếu nói riêng, một mặt, cũng có những nhân tố tích cực nhất định, góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc như: tình cha con, trong lão, thờ cúng tổ tiên,…nhưng mặt khác, những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của nó cũng gây ra những tác hại xấu đến nhiều mặt của đời sống đạo đức gia đình, mà ngày nay những tàn dư tư tưởng ấy chưa phải đã bị xoá bỏ, nó còn để lại nhiều hậu quả nặng nề, gây trở ngại cho việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đang cản trở công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

4. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam nói chung và gia đình Cà Mau nói riêng đã có nhiều biến đổi hơn so với trước kia. Bên cạnh những mặt tích cực đó là sự tự do, bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lợi ích cá nhân giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời lại là biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là gia đình. Trước thực trạng đó, việc cải tạo, kế thừa tư tưởng Hiếu của Nho giáo nhằm xây dựng đạo đức trong gia đình có một ý nghĩa quan trọng. Chúng ta có thể học tập Chủ Tịch Hồ Chí Minh về việc khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo và loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của nó trong việc xây dựng gia đình văn hoá mới. Theo chúng tôi những giải pháp cơ bản nhằm kế thừa những nhân tố tích cực, hợp lí của tư tưởng Hiếu trong Nho giáo để xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau là:

Một là, kế thừa những nét đẹp của gia đình truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình.

Hai là, xây dựng gia đình văn hoá mới đảm bảo cho các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôi dạy con, cháu; hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

Ba là, cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy mặt tích cực của tư tưởng “Hiếu” trong xây dựng đạo đức gia đình ở Cà Mau.

Bốn là, thông qua sự “nêu gương” của cha mẹ, ông bà để giáo dục lòng hiếu thảo của con cái.

Năm là, nâng cao vai trò của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau (2008), Kế hoạch công tác gia đình - xã hội năm 2008.

2. Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (chủ biên) (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb

TP. Hồ Chí Minh.

3. Doãn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Khai thác các giá trị của truyền thống Nho học phục

vụ phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, (4), tr.28 - 31.

5. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1950), Luận ngữ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hoá, Huế.

6. Đoàn Trung Còn (dịch giả)(1996), Mạnh Tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế.

7. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1996), Đại học, Trung Dung, Tứ thơ, Nxb Thuận hóa, Huế.

8. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998), Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.

10. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 -

1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb TP.

Hồ Chí Minh.

19. Lý Trường Hải (2002), Khổng Tử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam”,

Tạp chí Triết học, (5).

21. Nguyễn Hùng Hậu (2002), "Từ “Cái thiện”truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế

thị trường ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, (8), tr. 29 - 32.

22. Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triết học (3), tr.41 -

43.

23. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa Phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Nguyễn Minh Hòa (2000), Hôn nhân - Gia đình trong xã hội hiện đại, Nxb Trẻ, Hà

Nội.

25. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác -

Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Hồng (dịch) (2001), “Tư tưởng Nho giáo và luân lý gia đình", Thông tin

khoa học xã hội, (12), tr. 29 - 35.

27. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

28. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông, Nxb Đại học quốc

gia, Hà Nội.

29. Vũ Khiêu (chủ biên) (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Vũ Khiêu (1991), Đại học Trung dung Nho giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Vũ Khiêu và Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt

Nam Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. La Quốc Kiệt (chủ biên) (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

35. Nguyễn Thế Kiệt (1999), “Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo", Nghiên cứu lý

luận, (10), tr.46 - 49.

36. Nguyễn Thế Kiệt (2007), Tìm hiểu vai trò của Nho giáo trong đạo đức Việt Nam, "Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Trần Trọng Kim (1990), Nho giáo, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

38. N.KONRAT (Viện sĩ, nhà Phương Đông học) (1997), Phương Đông và Phương Tây,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)