Xây dựng gia đình văn hóa mới đảm bảo cho các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 73 - 77)

đình có quan hệ bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôi dạy con, cháu; hiếu thảo với cha mẹ, ông bà

Khái niệm gia đình văn hóa được Bộ văn hóa kết hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nêu ra ngày 12/5/1975 chỉ ra mô hình gia đình mà chúng ta cố gắng phấn đấu xây dựng, bảo vệ phát triển phù hợp với hoàn cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trên cơ sở truyền thống văn hóa gia đình và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Kể từ ngày đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã được triển khai, thực hiện rộng rãi thu hút sự tham gia tích cực của hầu hết các gia đình cả nước. Khái niệm gia đình văn hóa được chúng ta sử dụng thống nhất từ trước tới nay, nhưng hệ thống tiêu chuẩn của nó luôn được sửa đổi, bổ sung. Điều đó, một mặt thể hiện sự tăng tiến trong nhận thức của các cấp ngành chức năng về vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển của xã hội nói chung, việc xây dựng nhân cách nói riêng đồng thời nó cũng là sự phản ánh những biến đổi thường xuyên, liên tục các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.

Tuy nhiên, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, trước những chuyển biến nhanh chóng của đời sống xã hội, trước những thách thức mà dân tộc, nhân dân ta đang phải đối mặt, hệ thống tiêu chuẩn gia đình văn hóa nước ta dù đã có chuyển đổi khá căn bản nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế đời sống, không định hướng hiệu quả quá trình hình thành, phát triển lối sống, tư cách đạo đức, văn hóa cho các thành viên. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khủng hoảng định hướng giá trị khiến trật tự nền nếp gia đình bị đảo lộn, quan hệ giữa các thành viên trở nên không bền vững, xung đột thế hệ gay gắt, người già cô đơn, trẻ em bị bỏ rơi, lang thang, phạm tội gia tăng; tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, đại dịch HIV/AIDS… trở thành nguy cơ hiện hữu đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực thì sự xuống cấp về đạo đức được đặt ra hết sức bức xúc, làm rạn vỡ truyền thống gia đình. Chính những băng họai đạo đức nêu trên là hồi chuông dài cảnh tỉnh xã hội đang chìm đắm mình trong cơn lốc kinh tế thị trường.

Trước thực trạng đó, vấn đề phát huy mặt tích cực của tư tưởng Hiếu trong Nho giáo

được coi là một tâm điểm đáng chú ý trong việc xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay “bởi gia đình tốt cũng như liều thuốc đề kháng tốt để chống lại những con vi khuẩn gọi là tiêu cực của xã hội hiện nay” [54, tr.17]. Trong việc xây dựng gia đình văn hóa mới hiện

nay, việc kế thừa tư tưởng Hiếu Nho giáo không hoàn toàn giống như trước đây như cha

ông ta kế thừa vì những yêu cầu đặt ra so với con người Việt Nam hiện nay đã khác

những yêu cầu đặt ra so với Việt Nam phong kiến, những chuẩn mực đạo Hiếu của con

người Việt Nam hiện nay cho việc xây dựng gia đình văn hóa cũng có những nét khác so với con người ngày xưa. Đó là “xây dựng con người Việt Nam mới, giàu lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa có tình cảm cao đẹp, có đủ tri thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội” [44, tr.165].

Xây dựng gia đình văn hoá mới lấy tình, nghĩa và lễ làm chuẩn mực. Đó là gia đình thuận hoà trên kính, dưới nhường, lớn bảo nhỏ làm theo, anh em như thể tay chân. Trong họ tộc phải biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Hôn nhân dựa trên tình yêu trong sáng không vụ lợi. Vợ chồng sống đầm ấm thắm thiết lấy sự thuỷ chung làm tiêu chuẩn cao nhất, đó là nét đẹp trong tình yêu của con người Việt Nam. Nuôi con khoẻ, dạy con

ngoan, con cái được học hành đến nơi đến chốn.Người lớn trong gia đình phải là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu tự hào và noi theo. Giáo dục lòng biết ơn cội nguồn tổ tiên bằng việc thờ cúng ông bà cha mẹ một cách thành kính. Con cái trong gia đình phải biết giữ gìn gia giáo, luôn biết bảo vệ thể diện và truyền thống gia đình. Một gia đình văn hoá là gia đình thực hiện được câu trong ấm ngoài êm, làng xóm yên vui hoà thuận.

Nghiên cứu tư tưởng Hiếu trong Nho giáo cho thấy có nhiều giá trị còn phù hợp trong việc xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay. Nhưng giá trị đó rất cần được phát hiện và khuyến khích trên cơ sở cải tạo và sàng lọc lại. Xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay phải bảo đảm cho các thành viên trong gia đình hòa thuận, dân chủ, yêu thương nhau; vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau; con cháu yêu kính, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; cha mẹ, ông bà yêu thương và có trách nhiệm với con cháu; gia đình có trật tự, kỷ cương, nền nếp.

Trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, của các thành viên trong gia đình đối với nhau là một trong những nhân tố tạo nên sự bền vững của tổ chức gia đình, là cơ sở của hạnh phúc gia đình. Đạo đức Nho giáo đề cập đến trách nhiệm làm con là phải hiếu thảo với cha mẹ. Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo viết:

Theo lẽ thường thì cha mẹ, anh em, chị em là những người thân thiết nhất tất cả phải kính yêu, rồi đối với người ngoài phải có lòng trung - thứ, từ ái được. Nếu ở với cha mẹ, anh em mà không kính thuận, chứng tỏ tình cảm của ta quá ư bạc bẽo, mỏng manh, như vậy làm sao thành nhân được [37, tr.388]. Như vậy hiếu thể hiện thái độ biết ơn của con cái đối với công lao to lớn của cha mẹ. Đó là một thứ tình cảm tự nhiên mang nhiều yếu tố tâm linh, bắt nguồn từ mối quan hệ huyết thống thiêng liêng.

Trách nhiệm của con cái cũng thể hiện rõ ràng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, ốm đau, bệnh tật. Điều này có một ý nghĩa xã hội rất to lớn. Việc xây dựng các nhà dưỡng lão rất cần thiết vì còn có nhiều người già cho do những hoàn cảnh khác nhau không nơi nương tựa. Tuy nhiên các nhà dưỡng lão có thể bảo đảm xã hội về kinh tế hay y tế nhưng không thể sánh với gia đình trong việc tạo ra bầu không khí tình cảm sự yên ổn về tâm lý, giúp cho người gia tiếp thu họat động làm

những công việc thích hợp có ích đối với con cháu và xã hội, giúp họ tìm thấy lý do và ý nghĩa để tiếp tục sống.

Lối sống chạy theo đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân cực đoan vị kỷ, đặt cá nhân lên trên xã hội, trên cộng đồng, sản phẩm phụ của xã hội công nghiệp và đô thị đang làm tổn hại đến tính bền vững của thiết chế gia đình, phá vỡ những giá trị nhân bản mà con người đạt được. Trong tình hình như vậy, việc giáo dục lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà chẳng những giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống, ngăn chặn sự sa sút về đạo đức nhân cách, mà còn là cứu cách của xã hội trong việc phát huy vai trò của gia đình trong chức năng bảo đảm, chăm sóc cho người cao tuổi.

Truyền thống của gia đình Việt Nam là các thành viên trong gia đình sống với nhau hòa thuận nhưng có trật tự trên dưới, rõ ràng phân minh, mọi người đối xử với nhau theo đúng lễ nghi. Cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng, không có tình trạng “cá đối bằng đầu”. Cha mẹ rất có ý thức và trách nhiệm trong việc giáo dục con cái sống có trật tự kỷ cương và theo đúng lễ, từ cách xưng hô, thưa gửi, đứng ngồi, thăm hỏi, tang lễ, cúng tế đến việc tuân thủ luật lệ của làng xã và luật pháp của nhà nước. Việc giáo dục lễ đã đạt tới mức sâu sắc, trở thành niềm tin chi phối nhận thức và hành động của con người. Giáo sư Vũ Khiêu đã đúng khi nhận xét rằng:

Sự giáo dục của ông (Khổng Tử) về lễ đạt tới mức sâu sắc ở chỗ nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Ông đã huy động được dư luận của toàn xã hội, trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ. Mức độ sâu sắc còn ở chỗ nó đi vào lương tâm con người, vi phạm lễ là điều sỉ nhục, thậm chí đến mức thà chết không bỏ lễ [30, tr.193]

Chúng ta đang tiến hành xây dựng một nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế giới thì gia đình văn hóa mới càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Mô hình gia đình vợ chồng hòa thuận, cha từ con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau chính là thành trì để ngăn cản sự xâm hại những tư tưởng thực dụng, vị kỷ, lối sống gấp chỉ biết hôm nay mà không cần biết đến ngày mai. Thiết nghĩ, nếu lọai bỏ những tư tưởng bảo thủ, hà khắc thì việc kế thừa những giá trị luân lý tích cực của Nho giáo về gia

đình để xây dựng gia đình mới nhằm đáp ứng được sự phát triển đất nước là điều nên làm. Gia đình văn hóa mới chính là nơi kế thừa những tinh hoa của gia đình cũ kết hợp với những chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới, trước hết là tư tưởng vợ chồng hòa thuận, cha từ tử hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau… của Nho giáo. Nói đúng hơn, mọi người trong gia đình theo Nho giáo phải sống theo cái tình và

Tình phải chuyển thành nghĩa và nghĩa được quy định thành lễ tiết, nghi thức. Lễ tiết, nghi thức đã vừa phải, lại cụ thể, dễ làm theo, lại mang cả dáng dấp của cái đẹp. Tình, nghĩa, lễ theo Nho giáo hay kinh nghiệm của nhân dân ta đều nhằm đưa lại trật tự, nền nếp và sự hòa thuận trong gia đình [27, tr.353 - 354]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 73 - 77)