Ảnh hưởng tích cực của tư tưởng “Hiếu”

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 48 - 57)

Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường tuy mạnh mẽ nhưng trong xã hội hiện

nay “những hạt nhân tinh tuý” của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo vẫn được tỏa sáng.

Thứ nhất,việc đề cao chữ hiếu của Nho giáo trong giáo dục cho con cái thái độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng dưỡng đối với cha mẹ hiện nay vẫn còn là một nội dung giáo dục đạo đức quan trọng trong gia đình.

Bảng 2.1: Trách nhiệm phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ

Nhận định ý kiến

Thành thị Nông thôn Cán bộ,

công chức Người dân

Cán bộ,

công chức Người dân

Con cái chăm ngoan và hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

32% 26% 62% 52%

Ông bà, cha mẹ già

được chăm sóc tốt. 22% 12% 20% 10%

mình khi cha mẹ quá

già.

Hiếu thảo với ông bà

cha mẹ 50% 62% 40% 66%

54,5% số người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy nhu cầu cần phải truyền dạy cho con cái lòng hiếu thảo ở các gia đình thành thị cao hơn gia đình ở nông thôn;56% ở các gia đình thành thị,54,5% ở các gia đình nông thôn; trong đó 50% ở các gia đình cán bộ công chức thành thị, 40% ở các gia đình cán bộ công chức nông thôn, 62% ở các gia đình người dân thành thị, 66% ở các gia đình người dân nông thôn.69% số người được hỏi cho rằng phải đưa cha mẹ đến ở với mình khi cha mẹ quá già. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy về ý thức con cái cần phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn:71% ở các gia đình thành thị, 67% ở các gia đình nông thôn; trong đó 80% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 74% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 62% ở các gia đình người dân thành thị, 60% ở các gia đình người dân nông thôn. 16% số người được hỏi, cho rằng điều kiện hàng đầu để có gia đình hạnh phúc là ông bà, cha mẹ già được chăm sóc tốt. So sánh tương quan giữa các địa phương, thì nhu cầu được chăm sóc ông bà, cha mẹ tốt ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn:17% ở các gia đình thành thị, 15% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 21% ở các gia đình cán bộ, công chức, 11% ở các gia đình người dân; trong đó 22% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 20% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 12% ở các gia đình người dân thành thị, 10% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó, cho thấy kinh tế thị trường phát triển, đời sống cũng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo ngày càng trở nên cần thiết. Bởi lẽ, mỗi người đều phải nhận thức rằng “vô phụ mẫu tự kỷ sinh” tức là không có cha mẹ tự mình sinh ra sao được. Cũng như dân ta vẫn lưu truyền câu: Một già, một trẻ giống (hoặc bằng) nhau”. Có nghĩa là trẻ thơ dại yếu đuối, cần được theo dõi chăm sóc, thì người già yếu đuối cũng phải được

vào sự chăm sóc của con cái là lẽ đương nhiên. Và phải nhận thức hết nghĩa của câu “bất

hiếu tất tử bất hiếu” (mình không có hiếu với cha mẹ, tất con sẽ không hiếu với mình). Đây không phải là nhân quả duy tâm siêu hình mà là một nét văn hoá truyền thống. Mình đối xử tốt với cha mẹ, là tạo nên môi trường văn hoá tốt đẹp, giáo dục con cái sau này đối xử với mình. Kế thừa, phát triển theo tinh thần Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá xã hội và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Thứ hai, vốn sống truyền thống của người dân Cà Mau là sống có tình nghĩa với mọi người, với ông bà, cha mẹ, người thân, vui mừng trước sự ra đời và trưởng thành của thế hệ trẻ, cảm thương trước người đã chết.

Bảng 2.2: Về vốn sống truyền thống của người dân Cà Mau

Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân

Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và nuôi dạy con tốt.

70% 62% 54% 52%

Con cái được học hành

đến nơi đến chốn. 64% 56% 50% 32%

Thành kính nhớ tới cha mẹ nhưng không làm gì nhiều.

86% 54% 56% 52%

59,5% số người được hỏi cho rằng mẫu người được kính trọng hiện nay là hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và nuôi dạy con tốt. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy vốn sống có tình nghĩa với mọi người, với ông bà, cha mẹ, người thân ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn:66% các gia đình thành thị, 53% ở các gia đình nông thôn; trong đó 70% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 56% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 62% ở các gia đình người dân thành thị, 52% ở các gia đình người dân nông thôn. Như vậy, rõ ràng tình cảm sống giữa các thành viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong gia đình hiện nay vẫn còn có giữ vị trí đặc biệt trong mỗi con người ở Cà Mau, nhận thức về vấn đề này ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân, sự hiểu biết càng cao thì càng phải xem trọng tình cảm gia đình, theo khảo sát thì 44% ở các gia đình cán bộ, công chức, 40% ở

các gia đình người dân cho rằng những gia đình “tam, tứ đại đồng đường” là những gia

đình giàu tình cảm.

50,5% số người được hỏi rằng điều kiện hàng đầu để có gia đình hạnh phúc là con cái được học hành đến nơi đến chốn. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy nhu cầu nâng cao trình độ và tạo cho con có một nghề nghiệp ổn định ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 60% ở các gia đình thành thị, 41% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 57% ở các gia đình cán bộ, công chức, 44% ở các gia đình người dân,trong đó 64% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 50% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 56% ở các gia đình người dân thành thị, 32% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó cho thấy trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế càng cao thì nhu cầu cho con cái học tập đến nơi đến chốn càng nhiều, đa số các gia đình hiện nay đều mong mỏi cho con cái trưởng thành, đó là điều hạnh phúc nhất của họ.

62% số người được hỏi cho rằng để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ mất cần thành kính nhớ tới cha mẹ nhưng không làm gì nhiều. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy nhận thức về cái “tâm”, tấm lòng của con cái đối với cha mẹ khi mất ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 70% ở các gia đình thành thị, 62% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 72% ở các gia đình cán bộ, công chức, 53% ở các gia đình người dân; trong đó 86% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 56% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 54% ở các gia đình người dân thành thị, 52% ở các gia đình người dân nông thôn. Như vậy, việc hiếu với cha mẹ khi đã chết, ngày nay vẫn là điều cần thiết, nó mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, nó thể hiện nghi thức tang lễ và thờ cúng tổ tiên đã thành một tín ngưỡng.

Thứ ba, những quan niệm về chữ “Hiếu” một cách mù quáng như xưa đã không còn,

cũng không còn phép tắc “người quân tử không hay gần con” trái ngược với yêu cầu xây

dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Bảng 2.3: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân Có thứ bậc, trật tự nhưng dân chủ, bình đẳng hơn. 82% 72% 40% 28% Trách nhiệm giáo dục con cái trong gia đình là của những người lớn trong gia đình.

68% 42% 58% 40%

Chọn nghề là do con tự chọn lựa nhưng có sự tham khảo ý kiến của cha mẹ.

80% 36% 58% 28%

Khi về già sẽ sống với con để vừa được chăm sóc, nuôi dưỡng, vừa giúp được con cái.

54% 50% 18% 26%

Cha mẹ tìm hiểu con để có biện pháp chăm sóc giáo dục tốt.

60% 26% 52% 12%

50,5% số người được hỏi cho rằng việc chọn nghề cho con là do con tự chọn lựa nhưng có sự tham khảo ý kiến của cha mẹ. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy sự bình đẳng dân chủ giữa các thành viên trong gia đình ở các gia đình

thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 58% ở các gia đình thành thị, 43% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 69% ở các gia đình cán, bộ công chức, 32% ở các gia đình người dân;trong đó 80% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 58% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 36% ở các gia đình người dân thành thị, 28% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó cho thấy khi trình độ hiểu biết và mức sống càng cao, nhu cầu vật chất và tinh thần được đáp ứng càng nhiều thì sự bình đẳng, dân chủ, hoà đồng giữa các thành viên trong gia đình càng được mở rộng. Nếu trước đây, theo tư tưởng Nho giáo con cái “ngồi theo sự sắp

đặt” nhưng ngày nay điều khẳng định của việc khảo sát về vai trò của cha mẹ đối với cái

việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái là do có sự chia sẻ, nhường lại quyền quyết định cho con, cha mẹ trở thành cố vấn, hỗ trợ con cái mình trong lựa chọn nghề nghiệp. Trong quan hệ giữa các thành viên là có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng dân chủ hơn (số liệu khảo sát ở trên). Việc giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của những người lớn trong gia đình (số liệu khảo sát ở trên).

37,5% số người được hỏi cho rằng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là không phải xa rời con mà cần gần gũi tìm hiểu con về tâm tư, nhu cầu và sở thích, cá tính của từng thành viên để có biện pháp chăm sóc, giáo dục đúng. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, giáo dục con cái ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 43% ở các gia đình thành thị, 32% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 56% ở các gia đình cán bộ, công chức, 19% ở các gia đình nông thôn; trong đó 60% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 26% ở các gia đình người dân thành thị, 12% ở các gia đình người dân nông thôn. Như vậy, khi sống trong điều kiện kinh tế phát triển, điều kiện vật chất phục vụ cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình ngày càng hiện đại thì sự hiểu biết, đồng cảm giữa cha mẹ với con cái càng nhiều, trình độ nhận thức càng cao thì sự quan tâm chăm sóc, giáo dục càng chặt chẽ hơn. Điều đó cho thấy nhu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy giữa các thành viên trong gia đình là một nhu cầu cấp thiết trong xã hội ta hiện nay nhằm

tạo ra bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên có điều kiện sống lạc quan, tích cực.

Thứ tư, con cái không chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ mà còn phải biết kính trọng, không làm nhục đến cha mẹ, đồng thời cũng phải biết hoà vui cùng cha mẹ.

Bảng 2.4: Thái độ của con cái đối với cha mẹ

Nhận định ý kiến Thành thị Nông thôn Cán bộ, công chức Người dân Cán bộ, công chức Người dân

Vui vẻ nghe lời cha mẹ đúng và

buồn khi cha mẹ sai. 52% 14% 22% 12%

Phấn đấu sống tốt theo khả năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và lo lắng cho cha mẹ khi cần. 86% 42% 68% 38%

58,5% số người được hỏi cho rằng, để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ còn sống cần phấn đấu sống tốt theo khả năng và lo lắng cho cha mẹ khi cần. So sánh tương quan giữa các địa phương về thái độ và hành vi cư xử của con cái đối với cha mẹ ở các gia đình thành thị cao hơn ở các gia đình nông thôn: 64% ở các gia đình thành thị, 53% ở các gia đình nông thôn; ở các gia đình cán bộ, công chức cao hơn ở các gia đình người dân: 77% ở các gia đình cán bộ, công chức, 40% ở các gia đình người dân; trong đó 86% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 68% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 42% ở các gia đình người dân thành thị, 38% ở các gia đình người dân nông thôn. Qua khảo sát chúng ta thấy, để thể hiện chữ hiếu đối với cha mẹ, không giống như Nho giáo là phải luôn ở bên cạnh cha mẹ để chăm sóc nuôi dưỡng mà là phải đáp lại sự mong mỏi của cha mẹ là “mong sao con khôn lớn thành người”. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi người đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết và phẩm chất đạo đức tốt để không làm tổn hại đến uy tín, danh dự của cha mẹ, đáp ứng yêu cầu của thời đại hiện nay. Điều đó cho thấy, chữ Hiếu hiện nay đã có sự thay đổi, con cái thể hiện chữ hiếu của mình không chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc mà còn phải học tập thành tài để làm vinh hiển

cho cha mẹ là điều cần thiết hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đang hàng ngày hàng giờ làm băng hoại đến đạo đức con người, cho nên mỗi người phải làm sao cố gắng giữ gìn đạo đức phẩm chất, không bị cám dỗ trước những hiện tượng tiêu cực, sai trái, góp phần phấn đấu trở thành con người xã hội chủ nghĩa và làm cho cha mẹ không buồn lòng, tổn hại đến tình cảm của cha mẹ là việc làm cần thiết.

25% số người được hỏi cho rằng, thái độ của con cái đối với cha mẹ phải vui vẻ nghe lời khi cha mẹ đúng và buồn khi cha mẹ sai. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy nhận thức thái độ của con cái đối với cha mẹ ở các gia đình thành thị khác so với gia đình nông thôn: 33% ở các gia đình thành thị, 17% ở các gia đình nông thôn; ở các gia dình cán bộ, công chức khác so với các gia đình người dân: 37% ở các gia đình cán bộ, công chức, 13% ở các gia đình người dân; trong đó 52% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 22% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 14% ở các gia đình người dân thành thị, 12% ở các gia đình người dân nông thôn. Qua số liệu trên chúng ta thấy, đa số ở các gia đình đều cho rằng con cái phải có thái độ vui vẻ trước mặt cha mẹ, nhưng ở những gia đình có trình độ nhận thức cao thì chữ hiếu không còn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 48 - 57)