Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “Hiếu”

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 57 - 63)

Thứ nhất, Lễ giáo của đạo Nho ăn sâu vào đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau, những tập tục ma chay, cưới xin, giỗ tết nhiều lúc biến thành những lễ nghi phiền toái, hao tiền tốn của. Chính do ảnh hưởng lâu dài và dai dẳng của quan niệm coi trọng sự tống táng phù hoa loè loẹt, coi đó là việc quan trọng hơn cả phụng dưỡng cha mẹ lúc còn sống. Cho nên đến ngày nay những tập tục ấy vẫn còn tồn tại và lại có nguy cơ tái diễn, để lại nhiều hậu quả nặng nề, gây tác hại không nhỏ trong đời sống nhân dân, có nhiều hiện tượng khi cha mẹ già yếu thì con cái chẳng quan tâm chăm sóc nhưng khi cha mẹ mất đi thì tống táng ma chay linh đình và cứ tưởng như vậy là hiếu thảo.

Bảng 2.6: Hành vi thể hiện chữ "Hiếu" khi cha mẹ mất

Nhận định ý kiến

Thành thị Nông thôn Cán bộ,

công chức Người dân

Cán bộ,

Xây lăng mộ to đẹp và qua

đó thể hiện uy danh. 8% 10% 8% 12%

Làm mâm cỗ cao sang và qua đó chiêu đãi nhiều người.

4% 8% 16% 60%

9,5% số người được hỏi cho rằng, để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ mất cần xây lăng mộ to đẹp và qua đó thể hiện uy danh của gia đình. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy những tập tục ma chay, sự tống táng phù hoa loè loẹt thường rơi vào khía cạnh trình độ học vấn thấp, đặc biệt là ở nông thôn nhiều hơn là thành thị: 10% ở các gia đình nông thôn, 9% ở các gia đình thành thị; ở các gia đình người dân nhiều hơn ở các gia đình cán bộ, công chức: 11% ở các gia đình người dân, 8% ở các gia đình cán bộ, công chức. Chúng ta thấy, vẫn còn tồn tại những gia đình khi cha mẹ già yếu thì chẳng quan tâm chăm sóc nhưng khi mất đi thì xây lăng mộ to đẹp và cứ nghĩ như vậy là hiếu. Điều đó cho thấy, xã hội càng phát triển thì việc cải tạo lại những hủ tục, lễ nghi phiền toái, hao tốn tiền của gây cản trở cho sự phát triển của xã hội càng trở nên cần thiết. 22% số người được hỏi cho rằng, để thể hiện chữ hiếu khi cha mẹ mất cần làm nhiều mâm cổ cao sang và qua đó chiêu đãi nhiều người. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy những nghi thức thờ cúng tổ tiên lắm lúc trở nên một hủ tục quá nặng nề và thường rơi vào các gia đình có trình độ học vấn thấp, tồn tại ở các gia đình nông thôn nhiều hơn là thành thị: 38% ở các gia đình nông thôn, 6% ở các gia đình thành thị; ở các gia đình người dân nhiều hơn là các gia đình cán bộ, công chức:34% ở các gia đình người dân, 10% ở các gia đình cán bộ, công chức. Qua khảo sát chúng ta thấy vẫn còn những hiện tượng trên trong xã hội là điều đáng phê phán. Dân gian vẫn thường mỉa mai bằng câu ca truyền miệng:

“Khi sống thì chẳng thấy đâu Lúc chết làm cỗ giết trâu tế ruồi”

Thứ hai, do ảnh hưởng bởi tư tưởng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ một cách vô điều kiện nên còn không ít trường hợp cha mẹ quen lối gia trưởng, bắt ép con cái làm theo ý mình.

Bảng 2.7: Quyền quyết định của cha mẹ đối với con cái

Nhận định ý kiến

Thành thị Nông thôn Cán bộ,

công chức Người dân

Cán bộ,

công chức Người dân

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có trật tự, thứ bậc trên dưới rõ ràng

4% 10% 14% 26%

Vui vẻ nghe lời dù cha mẹ

đúng hay sai. 6% 36% 40% 50%

Con cái chọn nghề là do

cha mẹ quyết định. 10% 26% 30% 46%

Chữ “Hiếu” vẫn còn

nguyên vẹn như trước đây 6% 8% 32% 44%

13,5% số người được hỏi cho rằng, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình phải có trật tự, thứ bậc trên dưới rõ ràng.So sánh tương quan giữa các địa phương , chúng ta thấy, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không có dân chủ mà ông bà, cha mẹ luôn có quyền uy tuyệt đối, hiện tượng này thường xảy ra ở các gia đình nhiều hơn ở các gia đình thành thị:20% ở các gia đình nông thôn, 7% ở các gia đình thành thị; ở các gia đình người dân nhiều hơn ở các gia đình cán bộ, công chức: 18% ở các gia đình người dân, 9% ở các gia đình cán bộ, công chức; trong đó 4% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị,14% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 10% ở các gia đình người dân thành thị, 26% ở các gia đình người dân nông thôn.Qua khảo sát, chúng ta thấy tính gia trưởng vẫn còn tồn tại ở Cà Mau hiện nay, tình trạng đối xử không bình đẳng, thiếu dân chủ giữa cha mẹ và con cái thường rơi vào khía cạnh trình độ học vấn và văn hoá thấp, đặc biệt là ở nông thôn

23% số người được hỏi cho rằng việc chọn nghề cho con là do cha mẹ quyết định. So sánh tương quan giữa các địa phương chúng ta thấy tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “ áo mặc không qua khỏi đầu” vẫn còn tồn tại nhiều ở các gia đình nông thôn hơn là các gia đình thành thị: 38% ở các gia đình nông thôn, 18% ở các gia đình thành thị; ở các gia đình người dân nhiều hơn ở các gia đình cán bộ, công chức: 36% ở các gia đình người dân, 20% ở các gia đình cán bộ, công chức; trong đó 10% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 30% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 26% ở các gia đình người dân thành thị, 46% ở các gia đình người dân nông thôn. Điều đó cho thấy, ở những địa phương có điều kiện kinh tế kém phát triển và ở các gia đình trình độ học vấn càng thấp thì tư tưởng gia trưởng tồn tại càng nhiều, con cái phải phục tùng cha mẹ, không có quyền quyết định cho mình, không chỉ trong việc lựa chọn nghề nghiệp mà còn cả trong hôn nhân. Cũng chính vì thế, con cái không có quyền cãi lại cha mẹ, dù cha mẹ đúng hay sai cũng phải vui vẻ chấp nhận (66%). ở xã hội ta thời phong kiến, cha đối với con cũng có một nguồn lực và một sự uy nghiêm tuyệt đối. Nếu là cha tất nói gì cũng được, còn con thì phải tuyệt đối phục tùng. Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, gia đình Việt Nam tiếp tục chuyển biến trên một trạng thái mới, cái mới và cái cũ vừa đan xen, vừa đấu tranh với nhau. Bệnh gia trưởng trong gia đình với sự độc tôn, với quyền uy độc đoán đã giảm nhiều, song ở chỗ này, chỗ kia, trong lúc này lúc khác, những tàn dư ấy vẫn còn tồn đọng và tác hại của nó chưa phải là hết. Trong nhiều gia đình còn không ít trường hợp cha mẹ quen lối gia trưởng, bắt ép con cái làm theo ý của mình. Đã thế họ còn ngược đãi, hành hạ,đánh đập vợ con, nhục mạ con cái một cách dã man sau những cơn rượu chè say xỉn. Đó là những ảnh hưởng xấu của thói gia trưởng còn rơi rớt lại, nó cần phải được loại trừ trong xã hội hiện nay.

Thứ ba, do ảnh hưởng bởi tư tưởng người quân tử không gần con nên ở Cà Mau còn không ít người làm cha thiếu quan tâm đến việc gần gũi, dạy dỗ con cái, phó thác cho người vợ và nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8: Trách nhiệm giáo dục con cái

ý kiến

Cán bộ,

công chức Người dân

Cán bộ, công chức

Người dân

Giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của những người phụ nữ (bà, mẹ, chị) 4% 8% 6% 20% Trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ là của nhà trường và các tổ chức xã hội 6% 10% 4% 14%

9,5% số người được hỏi cho rằng việc giáo dục con cái là trách nhiệm của những người phụ nữ. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy trong đời sống gia đình ở Cà Mau vẫn còn tồn tại lối gia trưởng, thường xảy ra ở các gia đình nông thôn nhiều hơn ở các gia đình thành thị: 13% ở các gia đình nông thôn, 6% ở các gia đình thành thị; tồn tại ở các gia đình người dân nhiều hơn gia đình cán bộ, công chức: 14% ở các gia đình người dân, 5% ở các gia đình cán bộ, công chức; trong đó 4% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 6% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 8% ở các gia đình người dân thành thị, 20% ở các gia đình người dân nông thôn. Qua khảo sát chúng ta thấy, tư tưởng gia trưởng thường tồn tại nhiều ở những nơi có trình độ học vấn thấp, bị ăn sâu bởi lói mòn của tư tưởng Nho giáo nên dân gian có “con hư tại mẹ”, “cháu hư tại bà” mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều đổ lên đầu người phụ nữ.

8,5% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm giáo dục trẻ nhỏ là của nhà trường và các tổ chức xã hội. So sánh tương quan giữa các địa phương, chúng ta thấy việc lơ là, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường và các tổ chức xã hội thường xảy ra ở các gia đình nông thôn cao hơn ở các gia đình thành thị:9% ở các gia đình nông thôn, 8% ở các gia đình thành thị; ở các gia đìmh người dân cao hơn ở các gia đình cán bộ, công chức: 12% ở các gia đình người dân, 5% ở các gia đình cán bộ, công chức; trong đó 6% ở các gia đình cán bộ, công chức thành thị, 4% ở các gia đình cán bộ, công chức nông thôn, 10% ở các gia đình người dân thành thị, 14% ở các gia đình người dân nông thôn.Điều đó cho thấy, vẫn còn một số gia đình mất vai trò trong việc giáo dục trẻ nhỏ, thay vào đó là

vai trò của nhà trường, của các tổ chức xã hội, thường rơi vào khía cạnh ở những gia đình có mức sống và trình độ học vấn thấp, không ít bậc cha mẹ do không xác định được nội dung giáo dục gia đình mới, đã đi tới chổ đồng nhất giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Nhiều bậc cha mẹ thành thật tin tưởng rằng giáo dục trẻ em ngày nay là công việc của nhà trường và các tổ chức xã hội. Họ hoàn toàn yên tâm về tương lai của con cái, khi đã gửi được con em mình vào hệ thống giáo dục xã hội.

Tóm lại, có thể nói, xung quanh vấn đề gia đình, Nho giáo cũng đã có những kiến giải sâu sắc và hợp lý, góp phần xây dựng và duy trì những quan hệ bình ổn trong những

điều kiện lịch sử nhất định của xã hội ta. Về đạo hiếu của kẻ làm con đối với cha mẹ đã

được Nho giáo quy định một cách tương đối chi tiết, rõ ràng. Trong quan niệm ấy có nhiều điểm bảo thủ (vô vi, vô cải), nó đưa ra những gương hiếu thảo lập dị và gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội ta. Song, xét về tinh thần thì nó cũng còn những điều hợp lý - giáo dục người làm con phải biết kính trọng, quan tâm chăm sóc tới những người đã mang nặng đẻ đau ra mình, nuôi dưỡng mình khôn lớn trưởng thành; mỗi một con người khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến danh dự của gia đình, không làm cho cha mẹ phải mang nhục, không được phóng túng làm càn… Đó là những điều vẫn cần thiết đối với xã hội ta ngày nay. Đương nhiên, chúng ta không tiếp thu trọn vẹn tất cả những gì Nho giáo đề ra, chúng ta thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, cha mẹ bằng việc chăm sóc khi còn sống, tưởng nhớ lúc qua đời, thờ cúng ngày giỗ tết nhưng không phải là phục hồi lại những hủ tục lễ nghi rườm rà, phung phí. Chúng ta xây dựng tình cảm gắn bó, thương

yêu đùm bọc lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái nhưng không phải quay lại chữ “Hiếu” của

thời phong kiến. Đối với thời nay, đạo “Tam tùng” là lạc hậu, tiêu cực, là sự quy định, trói buộc, khắc khe đối với người phụ nữ cần phải vứt bỏ nhưng tinh thần của “tứ đức” vẫn có ý nghĩa nhất định trong việc giáo dục người phụ nữ trở thành những người mẹ hiền, dâu thảo, những người vợ, người mẹ đảm đang, biết tận tụy chăm lo cho chồng con mà hiện nay chúng ta vẫn bắt gặp nhiều tấm gương thực tế phản ánh tinh thần đó.

Xã hội ta trong giai đoạn hiện nay, gia đình vẫn giữ một vai trò rất quan trọng với tư cách là “tế bào” của xã hội, chúng ta vẫn kế thừa những điều hợp lý của Nho giáo về vấn đề gia đình. Muốn có những công dân tốt, có đức ngoài xã hội, trước hết phải chú trọng

việc giáo dục từ trong mỗi gia đình, xuất phát từ gia đình bởi tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng đầu tiên và sâu sắc của mỗi con người. Những tình cảm ấy không thể là hình thức, nó không thể có từ sự áp đặt bằng quyền lực trong gia đình mà phải được xây dựng, củng cố trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự giác của mỗi thành viên.

Mặc dù gia đình phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đã lùi vào quá khứ, các quan niệm của giai cấp phong kiến về gia đình và xây dựng gia đình đã mất cơ sở tồn tại nhưng những tàn dư của nó vẫn còn rơi rớt lại và còn gây trở ngại cho việc xây dựng con người mới, lối sống mới. Mặt khác, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ nền sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất để xây dựng xã hội mới chưa được bao nhiêu, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện… nên những tàn dư của quan niệm xưa về gia đình vẫn tồn tại ít nhiều. Do đó, ngày nay tiến hành đổi mới đất nước, chúng ta rất cần thực hiện sự đổi mới đời sống gia đình và trong quá trình đó không thể coi thường những ảnh hưởng kể cả tích cực và tiêu cực của Nho giáo hàng nghìn năm qua để giải quyết những vấn đề đang đặt ra một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau ppt (Trang 57 - 63)