tố tích cực và hạn chế biểu hiện tiêu cực của tư tưởng hiếu trong việc
giáo dục đạo đức gia đình ở cà mau hiện nay
Gia đình là thiết chế xã hội mang tính lịch sử một cách đặc thù các mặt của đời sống cộng đồng dân tộc, thời đại. Bởi vậy, để tìm hiểu đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau, trước hết phải phân tích ảnh hưởng của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức gia đình và những tác động của một số điều kiện kinh tế - xã hội chủ yếu lên đời sống gia đình ở Cà Mau. Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo đối với đời sống đạo đức gia đình cũng như của nhân cách con người ở Cà Mau hiện nay. Để có thêm tư liệu thực tế, tôi đã tiến hành điều tra xã hội học với 200 mẫu đối tượng được lựa chọn từ nhiều nhóm ngành nghề, nhiều trình độ ở hai địa phương có mức độ đô thị hoá khác nhau. Đó là các thành viên gia đình thuộc thành phố Cà Mau và xã Lương Thế Trân (Huyện Cái Nước - cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 9km). Vì vậy, kết quả khảo sát mang tính đại diện khá cao. Tuy nhiên, luận văn cũng sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhằm đảm bảo căn cứ lý luận và thực tiễn cho những kết luận được rút ra trong luận văn.
2.1. ảnh hưởng của tư tưởng “Hiếu” trong đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau Mau
Vốn là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến và trải qua hàng nghìn năm duy trì chế độ ấy, Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị đạo đức, luôn đề cao tính thiện của con người. Dù bị biến đổi theo thời gian và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, hệ tư tưởng quan niệm về tính thiện của con người mà Nho giáo đề cập vẫn luôn là giá trị nhân văn quan trọng. Trong đó các giá trị đạo đức thâm nhập vào đời sống gia đình tạo ra những nếp sống phong tục đa dạng, nhằm cố kết con người lại với nhau và cũng nhằm duy trì sự ổn định xã hội.
Với tính cách là tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của xã hội. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hoà thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con, anh em tôn trọng nhau cùng bàn bạc và quyết những vấn đề lớn của gia đình; vợ chồng phải có lòng thủy chung; làm cha mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự yêu thương nhường nhịn…
Những hạt nhân tinh tuý của tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng đến đời sống đạo đức gia đình ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, dù gia đình Cà Mau hiện nay đã phát triển theo một diện mạo mới, bình đẳng, dân chủ hơn nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn.