Mục tiêu, phương hướng cơ bản phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay potx (Trang 55 - 56)

3.1. mục tiêu, phương hướng cơ bản phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Chế độ XHCN mà nhân dân ta xây dựng đã được khái quát thành sáu đặc trưng cơ bản trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua.

Xây dựng CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ.

Từ Đại hội VIII đất nước ta đã chuyển sang chặng đường mới đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN - KTTT định hướng XHCN.

Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH; sử dụng cơ chế thị trường, sử dụng các hình thức và phương pháp quản lý KTTT để kích thích sản xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy CNH, HĐH, lãnh đạo, quản lý nền kinh tế phát triển đúng định hướng đi lên CNXH.

KTTT định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, những sở hữu công cộng (toàn dân và tập thể) dần dần trở thành nền tảng; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

KTTT định hướng XHCN ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước XHCN, nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

KTTT định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay potx (Trang 55 - 56)